18 người Hong Kong nhập viện sau khi tiêm vaccine Đại lục
Cơ quan y tế Hong Kong thông báo 18 người nhập viện sau khi tiêm vaccine Covid-19 Sinovac của Đại lục, trong đó hai người phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Theo Sở y tế Hong Kong, những người trên được nhập viện tuần qua. Con số này tương đương 0,019% trong 91.800 người đã tiêm vaccine của Trung Quốc đại lục tới nay.
Một phi công tiêm vaccine Sinovac tại trung tâm tiêm chủng Thư viện Trung tâm Hong Kong hôm 23/2. Ảnh: VCG
Video đang HOT
Cuối ngày 7/3, các nhà chức trách Hong Kong cho hay có thêm ba người phải nhập viện sau khi tiêm vaccine hôm trước và đã xuất viện sau khi được điều trị, bao gồm một phụ nữ 53 tuổi chóng mặt do tăng huyết áp sau khi tiêm vaccine và được nhập viện trong tình trạng ổn định tối 6/3. Một người khác 46 tuổi cũng chóng mặt và phát ban sau khi tiêm và cũng nhập viện trong tình trạng ổn định. Một cụ bà 87 tuổi chóng mặt, tim đập nhanh sau khi tiêm và nhập viện điều trị tối 6/3.
Trước đó, Hong Kong nhận lô vaccine thứ hai từ một nhãn hiệu khác là Pfizer, nâng tổng số vaccine dự trữ trong thành phố lên 1,3 triệu. Khoảng 300 người đã được tiêm vaccine Pfizer hôm 6/3.
Hai người nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt có bệnh lý nền và cảm thấy bệnh nặng hơn sau khi tiêm Sinovac. Sở y tế Hong Kong sẽ gửi hồ sơ các trường hợp này tới một ủy ban chuyên gia để đánh giá.
Tổng thư ký hành chính Hong Kong Matthew Cheung Kin-chung khẳng định chính quyền sẽ thường xuyên cập nhật công khai tình hình tiêm vaccine, đồng thời giám sát chặt chẽ chương trình tiêm chủng để giải đáp lo ngại của người dân.
“Tôi hiểu một số người có thể lo lắng trước những sự cố phản ứng với vaccine, nhưng chúng ta phải nhìn vào tính an toàn của vaccine dựa trên bằng chứng khoa học. Chúng tôi tin tưởng ý kiến chuyên gia và hoan nghênh người dân bày tỏ hoài nghi”, Cheung nói, đề cập tới hai người tử vong sau khi tiêm vaccine.
“Vì nguồn cung vaccine toàn cầu đang eo hẹp, chính quyền cam kết cung cấp cho người dân vaccine đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả và chất lượng”.
Hong Kong khởi động chương trình tiêm chủng vào cuối tháng 2 bằng vaccine Sinovac. Khoảng 83.400 người dân Hong Kong đã tiêm mũi đầu tiên từ 22/2 tới 6/3. Thành phố nhận lô vaccine Covid-19 đầu tiên gồm 585.000 liều của Pfizer hôm 27/2. Hong Kong ghi nhận 11.090 ca Covid-19, trong đó 202 ca tử vong.
Hong Kong điều tra ca tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 Trung Quốc có thể sản xuất vaccine cho 40% dân giữa năm nay Vaccine Covid-19 Trung Quốc len lỏi khắp thế giới
Trung Quốc sẵn sàng cung cấp vaccine cho công dân ở nước ngoài
Ngày 7/3, Trung Quốc thông báo nước này có kế hoạch thành lập các địa điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 để tiêm vaccine cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài, và cũng sẵn sàng làm việc với Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) để giúp cung cấp vaccine cho các vận động viên tham dự.
Vaccine phòng COVID-19 được phát triển bởi công ty công nghệ sinh học Sinovac ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nêu rõ: "Chúng tôi đang chuẩn bị thiết lập các địa chỉ tiêm chủng trong khu vực với vaccine do Trung Quốc sản xuất, tại những nước khi điều kiện cho phép, nhằm tiêm chủng cho đồng bào cần tiêm chủng ở những nước láng giềng".
Ông Vương Nghị cũng cho biết Trung Quốc cũng sẽ cung cấp vaccine cho các vận động viên tham gia Olympic. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ tổ chức Olympic mùa đông 2022 trong khi Olympic mùa hè dự kiến diễn ra từ ngày 23/7 - 8/8 tại Nhật Bản.
Trung Quốc đã sản xuất một vài loại vaccine ngừa COVID-19 và tiến hành tiêm chủng với kế hoạch tiêm chủng cho 40% dân số nước này vào tháng 7 tới. Nước này cho biết có kế hoạch cung cấp 10 triệu liều vaccine cho Cơ chế cung cấp vaccine toàn cầu (COVAX) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đứng đầu. Vaccine do các hãng dược phẩm Trung Quốc sản xuất, đã được cung cấp tới một vài nước, trong đó có Brazil, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
'Chen hàng' tiêm vaccine Covid-19 Một tuần sau khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, nhiều y bác sĩ phàn nàn các trợ lý và nhân viên của chính trị gia chen hàng tiêm trước. Bộ trưởng Khoa học Khairy Jamaluddin, người đứng đầu kế hoạch y tế trị giá 985 triệu USD, cho biết ông sẽ điều tra vụ việc, kêu gọi những người tố cáo liên hệ...