18 năm cuộc đời, thanh niên shock khi phát hiện thân phận thực sự, tất cả do bố mẹ quá mê game
Cho đến khi nộp hồ sơ apply vào trường đại học, thanh niên mới ngỡ ngàng phát hiện ra gốc gác thật sự của gia đình mình.
Quá trình apply vào các trường đại học ở Mỹ chẳng khác nào cuộc chạy đua vũ trang nơi mà học sinh cũng như gia đình phải làm mọi thứ để đánh bóng hồ sơ xin học. Từ tham gia các lớp học nâng cao, hoạt động ngoại khóa, chương trình cộng đồng đến “đi đường tắt” bằng tiền, thậm chí là lợi dụng các yếu tố về sắc tộc để có cơ hội được đặc cách vào các trường thuộc hàng top. Và từ đây một câu chuyện bi hài về con đường tìm ra thân phận thực sự của một thanh niên đã bắt đầu.
Chia sẻ trên Reddit, thanh niên này cho biết, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ cậu đã nói rằng, gia đình họ có gốc gác đến từ một bộ lạc của người Mỹ bản địa có tên là Yuan-Ti. Hiểu đơn giản thì nhóm người này giống như những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, những người thường được chính phủ quan tâm chú ý và nhận được khá nhiều ưu tiên khi xét tuyển vào các trường đại học. Không may, Yuan-Ti thực tế chỉ là một chủng tộc ảo trong game Dungeons & Dragons.
Trước khi biết được sự thật “cay đắng” này, thanh niên này vẫn rất tự hào về nguồn gốc của gia đình mình, thường xuyên khoe rằng họ là một trong 8 bộ lạc người bản địa của Mỹ. Bố mẹ cậu có điện thờ trong nhà, có trưng bày một số lông và da động vật. Nghe có vẻ rợn rợn nhưng cậu cũng không bao giờ thắc mắc vì nghĩ rằng đây là nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của bộ lạc họ. Khi hỏi bố mẹ rằng gia đình mình đến từ bộ lạc nào, họ đều trả lời là Yuan-Ti.
Bất cứ ai đã từng chơi Dungeons & Dragons đều biết rằng Yuan-Ti là một chủng tộc người rắn trong trò chơi. Một số nhân vật được thiết kế thực sự trông giống như những con rắn khổng lồ, một số khác thì giống người lai rắn. Dù sao thì cũng không bao giờ có chuyện Yuan-Ti là bộ lạc người bản địa của Mỹ ngoài đời thực.
Suốt 18 năm, thanh niên này sống trong “lừa dối” cho đến khi cậu nộp đơn apply vào trường đại học và yêu cầu bố mẹ xác nhận gốc gác thật sự của gia đình một lần nữa để có quyền ưu tiên. Và, bùm, cậu đã phải gọi điện cho tất cả các trường mình đã nộp đơn để xin lỗi và giải thích về sự cố này. Theo lời chia sẻ thì bố mẹ cậu dường như đã một mực tin rằng gia đình họ là “hậu duệ của rắn và tôi cũng tin họ.” Quả đúng là một câu chuyện bi hài có 1-0-2!
Theo gamehub
Bỏ đại học về 'ăn bám bố mẹ', thanh niên mê game cuối cùng lại trở thành ông chủ tỷ phú
Nhờ đam mê game, ông chủ của trò chơi đình đám Fortnite đang sở hữu khối tài sản ước tính 7 tỷ USD (tương đương 161.000 tỷ VND).
Video đang HOT
Thoạt nhìn, Tim Sweeney trông rất bình dị, không có gì đặc biệt. Anh thích đi bộ đường dài, tìm hiểu công nghệ, thường xuyên uống Coca và ăn gà rán.
Thế nhưng không phải ai cũng biết Sweeney là CEO của Epic Games, công ty đứng sau "Fortnite" - tựa game nổi tiếng đã thu về hơn 2,5 tỷ USD trong năm 2018. Theo ước tính, hiện tài sản của Sweeney rơi vào khoảng 7 tỷ USD.
Tim Sweeney - CEO của Epic Games.
Khi nói đến các ông trùm làng công nghệ, Sweeney không thực sự quá nổi bật. Năm nay là lần đầu tiên nhà sáng lập Epic Games có tên trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của tạp chí Forbes.
Sweeney chưa lập gia đình và dường như chưa bao giờ bị cuốn hút bởi sự hào nhoáng của "thung lũng Silicon". Chính vì vậy, Epic Games được đặt trụ sở tại Cary, North Carolina.
Anh duy trì công việc của mình suốt từ khi công ty thành lập vào năm 1991, chưa bao giờ có ý định thay đổi. Nhìn chung, Sweeney mô tả cuộc sống của mình là "đơn giản". Nhưng thay đổi hoàn toàn cách hàng triệu người trên thế giới chơi game online lại là bước ngoặt giúp anh thành tỷ phú.
Dưới đây là câu chuyện lập nghiệp của CEO Epic Games:
Tim Sweeney sinh năm 1970 tại Potomac, Maryland. Cha của anh là người vẽ bản đồ cho chính phủ Hoa Kỳ còn mẹ anh làm nội trợ, chăm lo cho ba người con trai. Khi còn là một cậu bé, Sweeney có một chuyến đi thăm anh trai và được dạy cách lập trình từ đó.
Bước sang tuổi 11, Sweeney thường xuyên dành hàng giờ bên chiếc máy tính mà anh trai tặng để lập trình trò chơi điện tử. Trong một cuộc phỏng vấn, ông chủ Epic Games cho biết thời gian lập trình của anh còn nhiều hơn cả thời gian học và ngủ.
Cậu bé Sweeney có niềm đam mê lập trình mãnh liệt.
Ngay từ nhỏ, Sweeney đã bắt đầu chơi thử để biết game nào đang "hot" và tìm hiểu tại sao nó lại thịnh hành. Ngoài ra, anh còn tháo dỡ máy cắt cỏ, đài cát-sét và TV để xem từng thiết bị hoạt động như thế nào.
Sweeney rất thích mày mò máy móc.
Sweeney theo học chuyên ngành kỹ thuật cơ khí tại Đại học Maryland. Trong năm thứ hai đại học, anh tạo ra trò chơi điện tử đầu tiên của mình mang tên "ZZT". Anh cũng thành lập công ty Potomac Computer Systems để phát triển tựa game "ZZT".
Năm 1991, trò chơi này chính thức được phát hành. Năm 20 tuổi, Sweeney bỏ dở đại học và về ở với bố mẹ. Anh sử dụng 4.000 USD tiền tiết kiệm cá nhân để khởi nghiệp ngay trong ga-ra ô tô của gia đình.
Sweeney đã bán được vài nghìn bản "ZZT" và không lâu sau đổi tên công ty thành Epic Games. Với những đơn đặt hàng mới được gửi đến hàng ngày, anh đã có thể rời khỏi nhà bố mẹ năm 1999 và bỏ nghề cắt cỏ để dồn toàn lực vào phát triển game.
Sau đó, Epic Games được chuyển đến Cary, North Carolina. Lúc này, vai trò chính của Sweeney vẫn là lập trình, cho đến khi công ty phát hành "Unreal", một trò chơi bắn súng theo góc nhìn thứ nhất.
Văn phòng hiện tại của Epic Games ở North Carolina.
"Unreal" là một trò chơi trên PC (máy tính cá nhân) cho phép người dùng chơi game cùng nhau tại các máy khác nhau. Công nghệ đồ họa 3D Unreal Engine của trò chơi đã trở thành nền tảng để tạo ra các tựa game như Xbox 360, PlayStation 3...
Năm 2006, "Gears of War" được phát hành. Nó được xây dựng dựa trên Unreal Engine dành cho Microsoft Xbox 360. Tờ New York Times mô tả trò chơi này là một trong những game có đồ họa ấn tượng nhất.
Khi thành công với "Gears of War", Sweeney đã 30 tuổi. Anh sở hữu một chiếc Ferrari và một chiếc Lamborghini. Dòng game "Gears of War" đầu tiên bán được hơn 22 triệu bản trên khắp thế giới, mang lại doanh thu hơn 1 tỷ USD. Epic Games cũng thành công với các trò chơi chiến đấu nhập vai như "Shadow Complex" và "Infinity Blade". Năm 2013, công ty công nghệ Trung Quốc Tencent đã đầu tư 330 triệu USD vào Epic Games.
Tháng 9/2017, Epic Games phát hành tựa game "Fortnite Battle Royale". Trò chơi đã thành công toàn cầu chỉ vài tháng sau khi ra mắt, thu hút hơn 200 triệu người chơi.
Sweeney rất khiêm tốn và nói rằng anh đã không trực tiếp tạo ra "Fortnite" mà mọi công sức đều là nhờ vào nhân viên của mình.
Epic Games nhận lợi nhuận phần lớn từ những hàng hóa ảo trong "Fornite" bởi đây là một trò chơi miễn phí. Trên thực tế, những món đồ này không tạo bất kỳ lợi thế nào trong cạnh tranh giữa người chơi. Trang phục nhân vật và các phụ kiện có thể có giá khoảng 10 USD mỗi bộ. Với hơn 250 triệu người chơi "Fortnite", công ty đã kiếm được hơn 2,5 tỷ USD vào năm 2018 và hơn 4 tỷ USD kể từ khi phát hành.
Thành công của "Fortnite" đã giúp Sweeney lọt vào danh sách tỷ phú với tổng tài sản khoảng 7 tỷ USD. Ngoài Sweeney, nhiều streamer cũng đã kiếm được rất nhiều tiền từ tựa game đình đám này. Điển hình là Tyler "Ninja" Blevins - streamer kiếm được 1 triệu USD/tháng nhờ chơi "Fortnite".
Streamer Tyler "Ninja" Blevins.
Theo GameK
Tròn mắt với mẹo đánh Boss iQ 200 của thanh niên Gun Love "nhiều não", thế này game nó lại dễ hẳn Đúng là Gun Love không chỉ là game hẹn hò mà còn hội tụ hội những người nhiều não chơi theo kiểu iQ cao nó khác hẳn người thường. Như đã nói từ trước cả giai đoạn Open Beta, Gun Love là một game bắn súng hẹn hò nhưng độ khó nó ở cái tầm kinh điển chứ không phải vừa. Đừng nghĩ...