17 tuổi và lần đầu khám nam khoa vì hẹp qui đầu
Có ai ngờ lần đầu tiên tớ đi khám nam khoa lại vì vấn đề… đi tiểu rát và vùng kín bốc mùi chứ !Hix, càng nghĩ càng thấy xấu hổ vô cùng!
Sao bỗng dưng tớ lại cảm thấy cực bất ổn khi vệ sinh cá nhân thế?
Không biết những teen boy khác thì có biết chút ít kiến thức hoặc bệnh tật nào về sức khỏe vùng thằng nhỏ không nhỉ? Còn về phần tớ thì tớ hoàn toàn mù tịt về những thứ này, mãi cho đến khi chính tớ trở thành nạn nhân của nó.
Tớ bắt đầu dậy thì từ năm 14 tuổi và mọi thứ vẫn tiến triển rất bình thường, cơ thể tớ cao lớn hơn, giọng nói thay đổi dần dần. Tất nhiên, khu vực tam giác cũng xuất hiện rừng rậm kèm theo sự phát triển của cậu bé và hai hòn bi.
Mọi chuyện tưởng chừng như bình thường và tớ phát triển khá toàn diện thì đến năm 17 tuổi bỗng dưng tớ lại gặp những triệu chứng hết sức “khó nói” khiến tớ mất ăn mất ngủ.
Số là, chẳng hiểu sao, phần cạnh ngoài bao qui đầu của tớ có một vết sẹo be bé màu trắng, miệng bao qui đầu hẹp khiến tớ gặp những bất ổn trong vấn đề vệ sinh cá nhân. Cụ thể là, hix, khi đi tiểu cậu bé của tớ rất đau rát. Và khi vệ sinh thằng nhỏ thì tớ không thể kéo chúng lên được để mà vệ sinh sạch sẽ khiến cậu nhỏ đôi lúc bốc mùi khó chịu cực luôn.
Tớ lo lắng nhưng ban đầu chỉ nghĩ là do tớ hơi lười tắm (vì trời bắt đầu trở lạnh hơn rùi) nên khiến cho việc vệ sinh đau rát và vùng cậu nhỏ bốc mùi như thế. Tớ chưa có chữ X thứ 3 thì khó lòng dính STDs lắm! Nhưng đến gần 2 tháng trời nay, tớ đã tích cực vệ sinh thằng nhỏ lắm rồi mà các triệu chứng khó chịu này vẫn cứ đeo bám tớ suốt.
Quyết định khó khăn của tớ…
Những tưởng chuyện này đơn giản này sẽ nhanh chóng qua đi, nhưng càng ngày, việc đi tiểu của tớ càng khó khăn và khiến tớ thấy rất rát, đôi khi miệng bao qui đầu còn bị sưng nhẹ lên nữa.
Chính vì những thứ “khó nói” này mà người tớ lúc nào cũng trong trạng thái khó chịu và rất dễ nổi nóng. Việc chia sẻ những triệu chứng này với bố mẹ được tớ liệt vào danh sách những việc không thể làm. Đơn giản là vì tớ quá xấu hổ và chẳng biết bắt đầu như thế nào???
Video đang HOT
Thế là lại lò dò đi đọc báo tìm hiểu này nọ. Sau vài ngày thì tớ lờ mờ nhận thức rằng triệu chứng của tớ là một loại bệnh và cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Nhưng tớ vẫn cứ chần chừ, vì đi viện thì chắc chắn phải nói cho bố mẹ biết rồi. Cuối cùng, thu hết can đảm, một hôm tớ đã trò chuyện với bố.
Ban đầu tớ cứ nói linh tinh chả vào vấn đề làm bố cũng chẳng hiểu gì cả, nhưng khi tớ bắt đầu đề cập tới vấn đề… sức khoẻ thì bố lo lắng hẳn ra. Bố bắt đầu gặng hỏi kĩ hơn thì tớ không giấu nữa mà nói thẳng luôn tình trạng bứt rứt của mình.
Nghe xong bố mắng cho tớ một trận, bảo đã có triệu chứng lạ thường thế mà còn giấu, không khéo lại… vô sinh thì khổ. Không nói thêm gì, bố cầm điện thoại lên gọi cho người bạn là bác sĩ nam khoa đặt lịch khám cho tớ luôn.
17 tuổi và lần đầu đi khám nam khoa…
Có ai ngờ lần đầu tiên tớ đi khám nam khoa lại vì vấn đề… đi tiểu rát chứ. Hix, càng nghĩ càng thấy xấu hổ vô cùng. Vậy mà khi bác sĩ bắt đầu khám cho tớ thì tớ lại thấy đỡ lo hơn. Chú bác sĩ ôn tồn hỏi tớ:
- Cháu bắt đầu thấy buốt, rát và có hiện tượng bốc mùi trên bao lâu rồi?
- Dạ hơn 2 tháng nay ạ.
- Uhm, ở tuổi của cháu thì không tránh khỏi tò mò và thiếu kiểm soát trong 3X đâu, thế cháu có quan hệ tình dục chưa?
- Dạ, chưa ạ. Cháu chỉ… thủ dâm thôi, nhưng như vậy thì có ảnh hưởng gì không ạ?
- Thủ dâm thì không gây ra những triệu chứng như cháu nói đâu. Bác cần phải xem xét “cậu nhỏ” rồi mới biết được.
Thế rồi bác sĩ bắt đầu khám cho tớ, kiểm tra phần bao qui đầu, hai hòn bi xem có bất kì tổn thương hay nổi hạch gì lạ không.
Kết quả thăm khám theo như lời bác sĩ thì khu vực đèn dầu của tớ hoàn toàn bình thường. Chỉ có vấn đề là hẹp bao qui đầu nên nước tiểu khó thoát ra và gây đau rát thôi. Tuy nhiên, tớ vẫn được lấy mẫu máu làm xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng để đảm bảo chính xác.
Thật may là tớ chỉ bị hẹp bao qui đầu bình thường thôi, chú bác sĩ nói với bố tớ là tớ chỉ việc tiến hành phẫu thuật cắt bao qui đầu thì mọi chuyện sẽ ổn. Nếu chậm trễ cắt bao qui đầu thì thậm chí tớ có thể dẫn tới nhiễm trùng rồi ung thư nữa đấy!
Cuối tuần này, tớ đã bị bố mẹ bắt phải nhập viện để làm phẫu thuật cắt bao qui đầu rùi. Nói thực lòng, tớ rất lo lắng và sợ sệt. Bố mẹ và thằng bạn thân của tớ thì vẫn tích cực động viên: Không sao đâu, nó chỉ là một phẫu thuật nhỏ thui và sẽ được về nhà luôn trong ngày!
Nhưng dù thế nào thì tớ vẫn quyết định cắt bao qui đầu vì 2 tháng bị đi tiểu rắt và buốt cùng với mùi không mấy thơm tho từ cậu nhỏ bốc ra đã quá đủ đối với tớ rùi. Với lại cắt bao qui đầu, tớ sẽ cảm thấy “yên tâm toàn tập” hơn với sức khỏe thằng nhỏ sau này.
Theo PLXH
Vẫn yêu nhưng vì sao không thích...?
Tại các phòng khám sản phụ, chị em U 45-50 thường tìm đến chia sẻ với bác sĩ về "chuyện ấy", về chuyện tại sao dù vẫn "yêu" chồng nhưng không còn ham muốn nữa.
Còn anh S. thì lại tâm sự với bạn bè là cậu nhỏ không chịu nghe lời mình, cứ ỉu xìu khi gặp vợ. Không phải là S. không thích mà đã cố gắng hết sức, đã tập trung cao độ mà sao "thằng nhỏ" nhất định không chịu cương cứng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng trở nên "lạnh nhạt"
trong chuyện ấy. Ảnh minh họa .
Xấu hổ, mặc cảm với vợ (chồng) khiến họ tìm mọi lý do lảng tránh mỗi khi đối tác muốn gần gũi là hiện tượng suy giảm tình dục ở tuổi chớm trung niên. "Bệnh" ngày càng phổ biến, nhất là trong thời kỳ xã hội ngày càng đổi mới, hiện đại và tiến bộ như hiện nay.
Nguyên nhân có rất nhiều từ việc phải cạnh tranh trong công việc để kiếm tiền cho tới việc hạn chế về sức khỏe. Ở tuổi trung niên có nhiều biến đổi về sức khỏe, về cơ thể, hai nội tiết là estrogen ở nữ và testosteron ở nam sẽ có những biến đổi. Bên cạnh đó là những bệnh tật của tuổi già như loãng xương, tăng huyết áp, tim mạch, mất ngủ cũng khiến chuyện yêu trở nên lỗi nhịp.
Điều quan trọng mà các nhà tình dục muốn khuyến cáo với các cặp vợ chồng tuổi trung niên là sự điều độ và hòa hợp. Yêu bao nhiêu thì đủ? Yêu như thế nào cho đúng và phù hợp với lứa tuổi... là cả một vấn đề.
Vì thế, thời gian này, bạn hãy luôn luôn lắng nghe và luôn thấu hiểu cả mình và đối tác. Muốn cả hai cùng hòa chung một nhịp điệu yêu, bạn và chồng phải đồng tâm, đồng lòng hỗ trợ nhau, nhất là chuyện "cậu nhỏ" có thể cứng cáp được trở lại hay không phụ thuộc rất nhiều vào chị em.
Thời gian này, bạn cũng không nên cằn nhằn, cau có chuyện cơm áo gạo tiền của chồng, hãy tạo nên những bất ngờ nho nhỏ trong cuộc sống, trong chuyện phòng the để lấy lại được cảm hứng cho chồng. Về phía chồng, khi thấy vợ ngại gần gũi thì cũng không nên ép vợ phải chiều.
Hãy cùng giúp vợ những công việc hằng ngày để hạn chế bớt những bực mình vô cớ xảy ra. "Chuyện ấy" đòi hỏi chúng ta phải có nghệ thuật và văn hóa, nhất là khi bạn đã có con cái lớn.
Không cần phải quan hệ bằng thể xác đơn thuần mới thỏa mãn chuyện tình dục, sự hòa hợp, tôn trọng và hiểu nhau sẽ giúp bạn thăng hoa hơn nhiều. Ngoài ra, các bạn cũng cần phải giữ gìn sức khỏe, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để giữ gìn sức khỏe, hạn chế rượu bia, các chất kích thích, gây nghiện.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Phụ nữ lo lắng điều gì khi làm "chuyện ấy"? Hầu hết phụ nữ đều lo lắng khi làm "chuyện ấy". Ví dụ như họ lo ngực mình quá nhỏ hay đùi quá to hay cơ thể mình có mùi khó chịu không... Anh ấy có nghĩ đùi tôi to không? Đừng lo, thậm chí anh ấy còn không nhìn vào đùi bạn, anh ấy cũng không nghi ngờ liệu da bạn có...