17 tuổi nhưng bao quy đầu chưa lột
Khi cương thì chỉ tuột ra một ít. Cho em hỏi là việc ấy có ảnh hưởng gì nghiêm trọng không ạ?
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào em!
Thông thường ở các em nam đến tuổi dậy thì có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, trong đó có phát triển kích thước “cậu nhỏ”. Chính sự phát triển này đã khiến bao da quy đầu tụt lại, để lộ ra quy đầu. Trường hợp của em, nếu bao da quy đầu có thể tụt được khi ở trạng thái “sìu” nhưng lại chỉ tụt ra được một ít ở trạng thái cương thì là bán hẹp bao qui đầu (hẹp không hoàn toàn), nếu bao da quy đầu không thể tụt ở cả trạng thái “sìu” và cương thì là hẹp hoàn toàn bao qui đầu. Ngoài ra, trạng thái bao da quy đầu không thể tụt ra được có thể còn liên quan tới dây phanh hãm bao da quy đầu bất thường.
Hẹp bao quy đầu gặp khá cao ở các XY trẻ tuổi, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ 3 tuổi khoảng 10% và ở trẻ 14 tuổi khoảng 1%. Tuy nhiên, việc hẹp bao da quy đầu không ảnh hưởng tới chất lượng “ tinh binh”, nên không ảnh hưởng tới khả năng có con mà chỉ ảnh hưởng tới đời sống tình dục.
Để xác định chính xác tình trạng hẹp bao quy đầu, cũng như dây phanh hãm bao da quy đầu, em nên sớm đến khám tại cơ sở y tế chuyên về nam khoa hoặc ngoại tiết niệu để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Video đang HOT
Với trình độ kỹ thuật hiện nay, các thủ thuật xử lý hẹp bao da quy đầu, dây phãnh bao da quy đầu khá nhẹ nhàng, nhanh chóng và thường không để lại di chứng, biến chứng. Do vậy, em không nên lo lắng quá mức và yên tâm đến cơ sở y tế để xử lý càng sớm càng tốt.
Chúc em vui khoẻ!
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
ione
Bé 22 tháng có nên nong bao quy đầu
Bé trai nhà em 22 tháng. Lúc mới sinh, bé bị tinh hoàn ẩn, nhưng đến 12 tháng thì tinh hoàn tự xuống, nhưng tới giờ bé vẫn bị hẹp bao quy đầu.
Xin hỏi chuyên gia ở độ tuổi này có nên đưa bé đi nong bao quy đầu không? (Ngoc Bich)
Trả lời:
Chào bạn,
Vấn đề tinh hoàn của bé đã xuống lúc 12 tháng xem như ổn. Vấn đề hẹp bao quy đầu có cần nong không và lúc nào thuận lợi nhất khiến bạn đang băn khoăn.
Thông thường, thấy bao quy đầu của các cháu hẹp hay bị căng phồng trước khi tiểu, đôi khi mỗi lần tiểu lại thấy trẻ khóc thét thường là mối bận tâm của các bậc phụ huynh trong một thời gian dài. Chúng ta cần hiểu rõ, ở các bé trai sơ sinh, lớp trong bao quy đầu hợp nhất với phần quy đầu, dần dần các lớp tách biệt rõ ràng để quy đầu không còn bị dính, lớp biểu mô tách cùng phần nước tiểu đọng có thể hình thành các lớp bựa trắng gọi là "Smegma".
Một vài trường hợp có thể thấy nổi gờ lên hoặc vùng màu trắng dưới vùng khất của quy đầu, đây là quá trình sinh lý bình thường ở trẻ đến 3-4 tuổi. Khi lớn lên theo tuổi, phần da sẽ tự động lật bung ra từ từ tạo điều kiện vệ sinh dễ dàng và tránh sự ứ đọng nước tiểu gây nhiễm trùng. Khi trẻ lớn hơn 5 tuổi mà tình trạng vẫn không đổi, trẻ sẽ dễ bị thương tổn nặng hơn gây khó chịu như:
- Kích ứng tại chỗ và ngứa do chất bựa.
- Đi tiểu khó khăn.
- Khi đi tiểu vùng da bị phồng lên như trái banh nhỏ rồi mới tiểu ra được.
- Nhiễm trùng tại chỗ gây viêm quy đầu và da quy đầu.
- Nhiễm trùng tiểu thường xuyên.
Ảnh minh họa: Babyphotospictures.com.
Khi các trẻ đã xuất hiện triệu chứng trên, tốt nhất các bà mẹ nên cho bé đi khám với bác sĩ chuyên khoa nhi, khoa niệu hoặc nam khoa để được đánh giá mức độ thắt nghẹt, mức độ nhiễm trùng, hướng dẫn cho người thân cách vệ sinh, chăm sóc.
Khi trẻ không có các biểu hiện trên, nhưng người nhà lo lắng liệu có bị hẹp bao quy đầu không để ngừa trước, thời điểm nào nên lật da quy đầu, thời điểm nào nên mổ, thì theo chúng tôi, đối với các trẻ sơ sinh và nhũ nhi, đừng cố gắng tụt da bao quy đầu lên vì thao tác này không có lợi cho các bé. Đến năm 3-4 tuổi có quá trình cương tự nhiên trong lúc ngủ và thỉnh thoảng trong ngày sẽ bắt đầu thúc cho dương vật nong dần phần da bao, để da bao nở dần và tiến tới tụt lên xuống dễ dàng khi tiểu hoặc vệ sinh.
Qua 5 tuổi, nếu thấy da bao còn quá chít hẹp hay gây khó khăn cho các cháu khi tiểu hay vệ sinh, có thể tập cho cháu thói quen mỗi lần tiểu lật nhẹ da quy đầu xuống rồi tiểu để hạn chế nước đọng lại nhiều trong bao quy gây nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu được, có thể rửa nước sau mỗi lần tiểu. Nếu cháu bị đau hay nứt da có thể cho cháu thoa các loại kem phù hợp với trẻ em (theo chỉ định của bác sĩ) để cho cháu đỡ khó chịu. Dần dần, các cháu sẽ thao tác dễ dàng thành một thói quen hằng ngày.
Trường hợp phụ huynh thấy khó khăn hay khó kiểm soát vấn đề nhiễm trùng lặp đi lặp lại, hãy mau chóng cho các cháu gặp bác sĩ chuyên khoa để hỗ trợ tốt nhất.
Trong các trường hợp không đáp ứng với cách thông thường, bác sĩ có thể lên phương án nong hay cắt rộng da quy đầu để tránh nhiễm trùng và tiện việc chăm sóc cho bé. Ở các bé nhỏ chưa đủ hợp tác, nên phẫu thuật hoặc nong dưới gây mê hay tiền mê tại phòng mổ để tránh xảy ra sang chấn tâm lý khi thấy bản thân bị nhiều người tạo áp lực, gây đau đớn.
Chúc bạn và bé luôn vui, khỏe.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Anh Tuấn
Trưởng khoa niệu-nam khoa, Bệnh viện quốc tế Thành Đô
Chớ chủ quan khi trẻ hẹp bao quy đầu Thấy con trai 3 tuổi kêu ngứa và đau vùng kín, chị Lan (Thanh Trì, Hà Nội) để ý thì thấy đầu "cậu nhỏ" của cháu sưng to và có mủ. Đi khám chị ngỡ ngàng khi biết nguyên nhân là bé bị viêm do hẹp bao quy đầu. Những bé trai bị viêm nhiễm bao quy đầu do hẹp cơ quan này...