17 tuổi được cấp bằng sáng chế phương tiện tấn công không người lái dưới nước
Phương tiện do thám và tấn công không người lái dưới nước ( URAV) được trang bị nhiều loại cảm biến, radar và ngư lôi tự hành, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt nước và dưới nước.
Cậu bé Arjun Menon, 17 tuổi đến từ Mumbai, Ấn Độ đã thiết kế và được cấp bằng sáng chế cho một loại phương tiện tấn công không người lái dưới nước đặc biệt dành cho hải quân.
URAV được thiết kế để tìm kiếm, định vị và tiêu diệt phương tiện tàu chiến và các mục tiêu khác dưới nước của đối phương trong khuôn khổ Chiến tranh dưới đáy biển (USW).
Phương tiện do thám và tấn công không người lái dưới nước (URAV) do Arjun Menon thiết kế. Ảnh: defencexp.
URAV được trang bị nhiều loại cảm biến để trinh sát như cảm biến hình ảnh hồng ngoại, các loại radar khác nhau, chụp ảnh cộng hưởng từ và công nghệ LIDAR mới nhất, sử dụng tia laser, máy quét và bộ thu GPS để thu được thông tin ba chiều đặc biệt chính xác về một khu vực.
Video đang HOT
URAV dưới các góc nhìn khác nhau. Ảnh: defencexp
Ngoài vai trò trinh sát, URAV còn được thiết kế để trở thành vũ khí sát thương tự động (LAW) với khả năng hủy diệt. Nó được trang bị ngư lôi tự hành cũng như thủy lôi nổi dưới nước.
Nó sẽ sử dụng các cảm biến khác nhau như sóng siêu âm, ảnh nhiệt, dẫn đường bằng laser và hệ thống phát hiện dị thường từ trường (MAD) để phát hiện và tiêu diệt tàu địch.
Arjun Menon và bằng sáng chế phương tiện URAV. Ảnh: IADN.
Bản thiết kế ý tưởng cho biết URAV được trang bị hệ thống động cơ đẩy cánh quạt để bảo đảm tính cơ động với khả năng tự lặn/nổi.
Dự án URAV đã được thiết kế bằng cách sử dụng các phần mềm thiết kế tiên tiến như Autodesk Revit, Autodesk 3DS Max và Autodesk Inventor, cũng như trải qua các thuật toán nâng cao và mô phỏng vật lí để đảm bảo khả năng tồn tại của phương tiện.
Xiaomi sáng chế sạc smartphone bằng âm thanh
Bằng sáng chế mới của Xiaomi cho thấy công nghệ có thể biến rung động trong âm thanh thành nguồn điện dùng để sạc cho các thiết bị điện tử.
Ngày 18/6, Xiaomi công bố bằng sáng chế mới cho "thiết bị sạc âm thanh, thiết bị lưu trữ năng lượng và thiết bị điện tử".
Bản tóm tắt bằng sáng chế cho thấy thiết bị sạc không dây bao gồm thiết bị thu âm thanh, các bộ chuyển đổi năng lượng. Theo đó, âm thanh trong môi trường bình thường được chuyển đổi thành rung động cơ học. Sau đó, rung động này được chuyển thành dòng điện xoay chiều. Cuối cùng, dòng điện được chuyển thành nguồn điện một chiều để sạc cho các thiết bị điện tử.
Xiaomi đang phát triển Mi Air Charge - sạc không dây công suất lớn dựa trên nhiều công nghệ mới.
Theo phương án này, âm thanh của môi trường xung quanh có thể sạc thiết bị điện tử mà không cần ổ cắm điện, giúp người dùng dễ dàng sạc pin mọi lúc, mọi nơi, hạn chế rủi ro về cháy nổ.
Xiaomi đang là một trong những hãng công nghệ tiên phong trong lĩnh vực sạc di động. Hãng vừa giới thiệu mẫu sạc không dây công suất tối đa 120W và sạc có dây công suất lên đến 200W. Công nghệ Mi Air Charge mà hãng giới thiệu hồi tháng một cho phép sạc không dây đường dài mà không cần cắm điện hoặc chân đế như truyền thống.
Trong video giới thiệu, công nghệ sạc 200W của Xiaomi có thể sạc Mi 11 Pro từ 0 lên 10% chỉ sau 44 giây, từ 0% đến 50% trong ba phút và nạp đầy sau 7 phút 59 giây. Đối với sạc không dây, việc nạp pin từ 0% lên 50% chỉ sau 7 phút sạc và đầy 100% sau 15 phút. Theo Xiaomi, trong một số điều kiện, thời gian sạc thậm chí còn thấp hơn.
Xiaomi chưa công bố thông tin về bản phát hành thương mại cũng như thiết bị hỗ trợ công nghệ sạc nhanh mới. Năm ngoái, hãng cũng giới thiệu sạc nhanh không dây 80W, nhưng đến nay chưa có thiết bị nào hỗ trợ tối đa công suất này.
LG tìm nguồn thu từ kho bản quyền khổng lồ Sau khi rút khỏi thị trường di động, LG Electronics đang tìm kiếm nguồn thu mới từ kho bằng sáng chế liên quan tới viễn thông khổng lồ. Korea Times dẫn lời một quan chức LG Electronics cho biết, họ đang nghiên cứu những cách tận dụng bằng sáng chế không dây. Đây sẽ là tài sản đóng góp cả về doanh thu...