17 tuổi chưa có kinh nguyệt, cô gái ngỡ ngàng biết mình không có một bộ phận cực quan trọng
Dù thân hình phổng phao, nhưng 17 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt, đi kiểm tra T. vô cùng bàng hoàng khi bác sĩ thông báo cô thiếu một bộ phận cực quan trọng của phụ nữ.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt (Bệnh viện E) đã tiến hành phẫu thuật tạo hình thành công cho bệnh nhân T.T.T. (23 tuổi, ở Lục Ngạn, Bắc Giang) bị dị dạng âm đạo bẩm sinh.
Trước khi được phẫu thuật, T. luôn phải sống trong tâm trạng lo lắng, buồn phiền. Theo chia sẻ của T., từ nhỏ đến khi lớn lên cô hoàn toàn bình thường, hình thể bề ngoài, tuyến vú và cơ quan sinh dục ngoài phát triển giống như những người phụ nữ khác.
Tuy nhiên, năm 17 tuổi, dù đã đến tuổi dậy thì nhưng T. không thấy xuất hiện kinh nguyệt nên gia đình đưa đi khám tại BV Phụ sản Trung ương. Tại đây, các bác sĩ phát hiện T. không có âm đạo, tử cung kích thước rất nhỏ, nhưng buồng trứng vẫn phát triển bình thường.
Các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật tái tạo âm đạo cho bệnh nhân.
Khi đó, T. vô cùng bàng hoàng, do xấu hổ với mọi người xung quanh, T. đã âm thầm chịu đựng căn bệnh quái ác này.
Cách đây vài năm, T. lập gia đình với một người đàn ông, nhưng vì khiếm khuyết cơ quan sinh dục khiến bản thân T. từng trải qua nhiều lần đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Chính vì thế, cuộc sống hôn nhân của T. tan vỡ.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, T. quyết định sẽ đi tìm lại hạnh phúc cho cuộc đời mình. Khi đến Bệnh viện E thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán T. bị dị tật bẩm sinh âm đạo, hay còn gọi là: hội chứng bất sản ống Muller.
Video đang HOT
Sau khi làm các xét nghiệm, chụp chiếu… các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt đã tạo khoang âm đạo mới, nằm giữa trực tràng và bàng quang cho bệnh nhân.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải nong âm đạo trong 3 đến 6 tháng.
Ths.BS Lương Thanh Tú – người tham gia trực tiếp ca phẫu thuật cho biết, khó khăn của ca phẫu thuật này chính là việc bóc tách khoang âm đạo mới. Theo đó, quá trình bóc tách phải rất cẩn thận và tỷ mỷ, để không làm rách trực tràng, bàng quang, cũng như tổn thương các mạch máu…
TS Phạm Việt Hà – Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, người thực hiện nội soi cho bệnh nhân, cho biết ca mổ diễn ra trong khoảng 1 giờ, hiện bệnh nhân đã ổn định. Tuy nhiên, sau khi tạo hình thành công, bệnh nhân sẽ được nong âm đạo trong 3-6 tháng.
Hình ảnh minh họa
Từ trường hợp trên, TS Hà khuyến cáo, mọi sự bất thường ở cơ quan sinh sản cần được khám và điều trị kịp thời. Vì thế, những phụ nữ có các dấu hiệu bất thường như: đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt, không quan hệ vợ chồng được… đều phải thăm khám sớm.
Với sự tiến bộ của y học, TS Hà cho rằng, hầu hết các dị tật “vùng kín” đều có thể phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm, CT scan, chụp X-quang và chụp MRI được áp dụng trong những ca bệnh khó xác định.
“Tính nhân văn của việc tạo hình thành công âm đạo sẽ giúp cải thiện chất lượng sống của những người phụ nữ kém may mắn này, giúp họ có thể tự tin trong đời sống quan hệ , tạo cơ hội có thể thụ tinh nhân tạo và có con nhờ mang thai hộ”, TS Hà chia sẻ.
Theo eva.vn
Đèn đỏ rồi mà vẫn ra nhiều huyết trắng, liệu có sao?
Trước và sau khi đến 'ngày ấy' là lượng huyết trắng ra rất nhiều, em nên làm gì?
Hỏi:
Em học lớp 7. Em đã có kinh nguyệt rồi. Trước khi đến "ngày ấy" lượng huyết trắng ra nhiều và sau khi hết chu kỳ huyết trắng ra nhiều hơn trước. Em không biết điều này có ảnh hưởng gì không?
Trả lời:
Chào bạn,
Tình trạng của bạn kéo dài lâu chưa? Có bất thường gì khác như ngứa, mùi hôi, màu sắc bất thường không?
Khí hư hay còn gọi là huyết trắng, là dịch tiết từ âm đạo và cổ tử cung, bình thường sẽ không có màu, không có mùi, hơi dính giống lòng trắng trứng, số lượng ít, gần như không thấy nếu không chú ý.
Một số trường hợp bình thường có thể ra nhiều khí hư như giữa chu kỳ kinh, ngày mà trứng sắp rụng...
Còn lại khi có bất thường khí hư như ra nhiều, mùi hôi, màu vàng hoặc xanh, trắng đục hay có bọt, kèm theo ngứa... đều là tình trạng viêm nhiễm. Nhưng chỉ dựa vào mùi hôi thì chưa thể nói có bị nhiễm loại vi khuẩn nào, ngoài mùi khí hư thay đổi còn xem màu sắc khí hư, có kèm theo biểu hiện như ngứa vùng kín hay không. Ngoài ra, cũng cần xem vùng tam giác có tổn thương gì không như mụn nước, mụn mủ, mụn cóc...
Trường hợp nhiễm khuẩn hay gặp nhất ở vùng kín là do nhiễm nấm Candia albican. Một số những yếu tố khiến vùng kín dễ nhiễm bệnh như là: thay đổi nội tiết tố, vệ sinh vùng kín không đúng cách và không thường xuyên. Nhưng để biết chính xác nguyên nhân nào bạn cần thăm khám, làm các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán, điều trị kịp thời và hợp lý.
Với trường hợp của bạn, nếu khí hư chỉ ra nhiều thì nên theo dõi 1-2 chu kỳ kinh tới, nếu có bất thường kèm theo thì nên tới bệnh viện có chuyên khoa phụ sản khám sớm.
Việc chăm sóc hàng ngày cũng khá quan trọng, bạn nên giặt sạch quần chip và phơi nắng to hoặc dùng bản ủi, vệ sinh hàng ngày nhưng không được đưa nước quá "sâu" để rửa, không nên dùng hóa chất để vệ sinh "cô bé". Nên chăm sóc đúng, mọi tác động xấu đến cô bé không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn ảnh hưởng cả sức khỏe toàn thân, thậm chí khả năng sinh sản.
Chúc bạn sức khỏe.
Theo ione.vnexpress.net
Tại sao kinh nguyệt lại có màu đen? Nguyên nhân, cách xử lý Kinh nguyệt là một trong những "tấm gương" phản chiếu tình hình sức khỏe phụ khoa của chị em phụ nữ rõ ràng nhất. Một người phụ nữ khỏe mạnh, có vòng kinh đều đặn và không mắc bệnh phụ khoa nào sẽ có kinh nguyệt màu đỏ sậm, loãng, tanh, hơi nhầy dính và đôi khi có lẫn những mảnh mụn niêm...