1,7 triệu ứng dụng điện thoại ở Trung Quốc biến mất trong ba năm
Người dùng điện thoại thông minh Trung Quốc đã chứng kiến số lượng ứng dụng giảm tới 1,7 triệu (38,5%) trong ba năm qua.
Biểu tượng ứng dụng WeChat và Weibo trên điện thoại di động. Ảnh: Reuters
Mức giảm mạnh nhất diễn ra trong năm nay trong bối cảnh nước này chấn chỉnh các nền tảng công nghệ lớn và nội dung internet.
Theo SCMP, dữ liệu tổng hợp từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) cho thấy tổng số ứng dụng trong các kho ứng dụng của Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 2,78 triệu vào tháng 10/2021, giảm từ 4,52 triệu vào cuối năm 2018.
Tổng số ứng dụng giảm một phần là dấu hiệu cho thấy thị trường ứng dụng đã đạt ngưỡng phát triển của Trung Quốc. WeChat, mạng xã hội của Tencent Holdings với 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu, đã thống trị mạng xã hội ở Trung Quốc trong nhiều năm qua.
Ông Leon Sun Qiyuan, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu đầu tư EqualOcean, cho biết thị trường dịch vụ trực tuyến 1 tỷ người dùng của Trung Quốc không còn là một mảnh đất màu mỡ để giành giật. Ông nói: “Ngành internet của Trung Quốc đã phát triển trong quá nhiều năm rồi và những ngày phát triển mạnh mẽ đã qua”.
Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng cho thấy môi trường quản lý khó khăn hơn. Mặc dù thị trường ứng dụng đã đạt ngưỡng phát triển trên toàn cầu, nhưng Google Play và App Store của Apple vẫn có số lượng ứng dụng cung cấp trên toàn cầu tăng trong cùng thời kỳ. Google đã gỡ khoảng 1 triệu ứng dụng vào giữa năm 2018 do thay đổi chính sách của công ty, nhưng con số ứng dụng có sẵn đã tăng 7,6% lên gần 2,8 triệu ứng dụng từ tháng 12/2018 đến tháng 9/2021.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, số lượng ứng dụng đã giảm khoảng 850.000 trong suốt năm 2019, khi nước này bắt đầu chiến dịch kéo dài 12 tháng từ tháng 1 nhằm ngăn chặn việc thu thập thông tin cá nhân bất thường. Do MIIT, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC), Bộ Công an và Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường cùng thực hiện, chiến dịch này là đợt rà soát lớn đầu tiên của chính phủ đối với các ứng dụng.
Video đang HOT
Số lượng ứng dụng giảm vào năm 2020 ít hơn: 220.000. Nhưng từ tháng 12/2020 đến tháng 10/2021, thị trường đã mất 670.000 ứng dụng nữa.
Hồi tháng 7, MIIT đã công bố một chiến dịch “dọn dẹp” môi trường internet kéo dài 6 tháng. Tổng cộng 220.000 ứng dụng đã bị gỡ trong tháng 7. Trừ đi các ứng dụng mới xuất hiện thì số lượng ứng dụng giảm là khoảng 110.000, thấp hơn 3,6% so với tháng trước.
Ứng dụng trò chơi điện tử là nhóm ứng dụng lớn nhất ở Trung Quốc. Cứ bốn ứng dụng thì có một ứng dụng là trò chơi điện tử. Khác với các ứng dụng đáp ứng nhu cầu hàng ngày như giao đồ ăn, mua sắm trực tuyến và gọi xe, lĩnh vực trò chơi điện tử vẫn tương đối cạnh tranh khi các ứng dụng mới liên tục ra đời để tranh giành sự chú ý của người chơi.
Tuy nhiên, số lượng ứng dụng trò chơi điện tử cũng đã giảm ở Trung Quốc, chỉ còn 679.000 vào tháng 10/2021 so với con số 909.000 ứng dụng vào tháng 12/2019.
Các nhà quản lý Trung Quốc đã không cấp phép cho bất kỳ trò chơi trực tuyến mới nào được bán tại nước này kể từ tháng 7. Vào tháng 8, Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Quốc gia đã ban hành quy định giới hạn thời gian chơi điện tử cho người chơi dưới 18 tuổi từ 8 giờ tối đến 9 giờ tối chỉ vào các ngày thứ 7, thứ 7 và chủ nhật và ngày nghỉ theo luật. Đây là biện pháp nghiêm ngặt nhất của Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn chưa giải quyết được tình trạng nghiện trò chơi điện tử trong giới trẻ.
Trọng tâm của Trung Quốc trong quản lý các ứng dụng trong năm nay chủ yếu tập trung vào vấn đề thu thập dữ liệu cá nhân mà không có sự đồng ý, yêu cầu cấp quyền quá mức trên thiết bị của người dùng và chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba mà không được phép;
Các nhà quản lý Trung Quốc đang có lập trường ngày càng cứng rắn với các nhà phát triển ứng dụng. MIIT thường xuyên nêu tên và chỉ trích các ứng dụng thu thập dữ liệu bất thường từ người dùng. Tháng trước, MIIT đã yêu cầu tập đoàn Tencent tạm dừng cập nhật và phát hành ứng dụng mà không được phép. Tencent đã được phép nâng cấp 9 ứng dụng vào tuần trước.
Các cơ quan ngang bộ khác ở Trung Quốc cũng có thể cấm cửa các ứng dụng. Chẳng hạn, CAC đã ra lệnh cho các cửa hàng ứng dụng gỡ bỏ hàng chục ứng dụng do Didi Chuxing phát triển hai tuần sau khi công ty này vẫn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở New York, bất chấp cảnh báo từ nhà quản lý.
Tuy vậy, việc Trung Quốc thắt chặt giám sát ứng dụng chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến thị trường. Với các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc đã có vị trí dẫn đầu thị trường, nhiều tập đoàn đã biến các ứng dụng quan trọng thành các nền tảng lưu trữ các ứng dụng nội bộ mà không yêu cầu tải xuống từng ứng dụng.
Ví dụ, WeChat đã lưu trữ 3,8 triệu chương trình mini vào cuối năm 2020. Alipay của tập đoàn Ant Group cũng có hơn 3 triệu chương trình mini vào tháng 5/2021.
EqualOcean’s Sun cho biết: “Các chương trình mini có lợi thế lớn về chi phí vì các chức năng đơn giản hơn, có khả năng tương thích tốt hơn vì chỉ cần một phiên bản… và không cần phát triển phiên bản Android và phiên bản iOS”.
Trung Quốc vẫn đang có thêm hàng loạt ứng dụng mới, nhưng các ứng dụng mới được thêm vào không bù được số lượng đã bị gỡ. Vào tháng 10, các cửa hàng ứng dụng của Trung Quốc đã thêm 110.000 ứng dụng mới, tăng từ 60.000 vào tháng 9 và 30.000 vào tháng 8. Tuy nhiên, 130.000 ứng dụng đã bị xóa vào tháng 10, 140.000 vào tháng 9 và 120.000 vào tháng 8.
Theo các nhà phân tích, số lượng ứng dụng ở Trung Quốc có thể tiếp tục giảm, mặc dù với tốc độ chậm hơn, cho đến khi có cơ hội mới từ các công nghệ như 5G và vũ trụ ảo. Khi đó, ứng dụng sẽ không chỉ giới hạn ở một loại thiết bị như điện thoại di động.
Không chỉ Facebook, các tập đoàn công nghệ lớn Trung Quốc cũng đổ dồn về vũ trụ ảo
Ngoài Facebook, thế giới "metaverse" (vũ trụ ảo) còn thu hút các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba và Tencent.
Một quầy trưng bày về metaverse tại hội nghị công nghệ ở Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Facebook đang thu hút sự chú ý của dư luận khi thông báo về vũ trụ ảo và ý định đổi tên để tập trung vào mảng công nghệ mới mẻ này.
Theo Business Insider, metaverse là thuật ngữ đề cập tới không gian ảo mà mọi người có thể tiếp cận qua sử dụng thiết bị thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường có kết nối internet.
Ngoài Facebook, vũ trụ ảo đã thu hút sự chú ý của nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ, trong đó có Microsoft, và nhiều tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã nghiên cứu khái niệm viễn tưởng này.
Tập đoàn công nghệ trò chơi điện tử Tencent sẽ tăng cường tập trung phát triển không gian vũ trụ ảo với một hãng phát hành trò chơi điện tử mới do chi nhánh TiMi Studios phát triển.
Phát ngôn viên TiMi Studios xác nhận rằng sẽ thành lập một hãng phát triển trò chơi điện tử toàn cầu mới mang tên F1 Studio. Người này cho biết công ty muốn khám phá hình thức tương lai của trò chơi điện tử: một trò chơi thế giới mở, một bộ điều khiển và máy tính đang là ưu tiên chiến lược.
ByteDance, chủ sở hữu TikTok, cũng đang có những động thái bước vào không gian này khi thu mua công ty khởi nghiệp Pico Interactive trong lĩnh vực thực tế ảo. ByteDance cho biết công ty lạc quan về tương lai của thực tế ảo.
Tương tự, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba đã gia nhập cuộc chơi khi đăng ký vài tên thương mại, như Ali Metaverse.
Các công ty công nghệ Trung Quốc khác bắt đầu cuộc chơi trong vũ trụ ảo gồm có Kuaishou - chủ sử hữu ứng dụng video ngắn, công ty dịch vụ truyền phát video iQiyi và tập đoàn sản xuất ô tô điện Li Auto. Đây là cuộc đua mà Bloomberg ước tính có thể trị giá 800 tỷ USD tới năm 2024.
Dù vậy, về mặt chính thức, Trung Quốc có thể không hào hứng về vũ trụ ảo. Tháng trước, tờ Security Times của nước này bình luận thận trọng về các khoản đầu tư vào vũ trụ ảo, cho rằng lĩnh vực này còn quá mới mẻ. Tờ báo cảnh báo: "Đầu tư không phải là trò chơi ảo. Mù quáng đầu tư vào khái niệm ảo và mới mẻ như vũ trụ ảo có thể khiến bạn thâm hụt ví tiền".
Dự án lộ rõ tham vọng thống trị công nghệ toàn cầu của Trung Quốc Trung Quốc muốn tạo ra các khối ảnh hưởng, mỗi khối tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt điều chỉnh các công nghệ quan trọng và mới nổi của thế giới. Trung Quốc đã đạt được những bước tiến về công nghệ trong các thập niên gần đây (Ảnh minh họa: China-briefing). "Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" Theo Diplomat , sự...