17 triệu người Mỹ thất nghiệp vì Covid-19
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ngày càng có nhiều người Mỹ khai thất nghiệp để đăng ký nhận trợ cấp từ chính phủ.
Theo Washington Post, xu hướng này tiếp tục tăng lên trong tuần qua, khi số liệu cho thấy đã có 6,6 triệu người Mỹ đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp, Bộ Lao động nước này công bố hôm 8/4.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì Covid-19, đã có tổng cộng 17 triệu người Mỹ khai thất nghiệp, tốc độ tăng chưa từng có trong lịch sử đất nước.
Trong tuần cuối cùng của tháng 3 cũng đã có tới 6,8 triệu người Mỹ tuyên bố thất nghiệp.
Một người dân lái xe tới lấy phiếu đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp ở Hialeah, bang Florida, vì trang web để đăng ký tại bang đã quá tải. Ảnh: Getty.
Các quan chức chính phủ và giới chức y tế đã ra lệnh đóng cửa các doanh nghiệp trong nỗ lực nhằm kiểm soát virus cororna để “làm phẳng đường cong” và tránh cho hệ thống y tế bị quá tải.
Tuy nhiên tác dụng phụ của việc này là làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Bà Janet Yellen, cựu chủ tịch FED và là một trong những kinh tế gia hàng đầu thế giới, cho biết tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ hiện nay đã lên tới 13%, con số tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái (1929-1933).
“Có vẻ như tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 15%. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng, nó là cuộc Đại Suy thoái II”, ông Chris Rupkey, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng MUFG, nhận định.
“Số liệu hôm nay tiếp tục phản ánh sự hy sinh mà các coogn nhân Mỹ và gia đình họ đã chọn để làm chậm sự lây lan của virus corona”, Bộ trưởng Lao động Eugene Scalia cho biết trong một tuyên bố.
Thường phải mất từ 2 đến 3 tuần để xử lý yêu cầu trợ cấp thất nghiệp của một người. Từ khi ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào ngày 13/3, các cơ sở hỗ trợ việc làm trên cả nước đã bị quá tải, dẫn đến thời gian chờ lâu hơn.
Hàng trăm ôtô xếp hàng dài cả km chờ nhận thực phẩm ở Mỹ
Nhu cầu hỗ trợ lương thực tại Mỹ gia tăng với mức độ chưa từng có trong đợt bùng phát dịch Covid-19. Các điểm phát đồ ăn miễn phí thiếu hụt nghiêm trọng cả thực phẩm và nhân lực.
Sơn Trần
Đài Mỹ đồng loạt cắt sóng phát biểu của Trump
Hầu hết các kênh truyền hình lớn tại Mỹ, trừ Fox News, hôm 23/3 đồng loạt cắt sóng cuộc họp báo của Trump về Covid-19.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lên kế hoạch tổ chức họp báo về Covid-19 vào 17h30 ngày 23/3, nhưng sự kiện bắt đầu muồn hơn dự kiến 30 phút. Cuộc họp báo có sự tham dự của Phó tổng thống Mike Pence, Bộ trưởng Tư pháp William Barr và tiến sĩ Deborah Birx của nhóm chuyên trách chống Covid-19 của Nhà Trắng.
Bắt đầu cuộc họp báo, ông chủ Nhà Trắng nhanh chóng tuyên bố Mỹ cần sớm nới lỏng các hạn chế để nền kinh tế tiếp tục phát triển, bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia y tế rằng người dân nên ở nhà trong vài tuần để ngăn Covid-19 lan rộng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 23/3. AFP.
Sau khi Trump phát biểu khoảng 20 phút, các kênh truyền hình lớn như ABC, CBS và NBC đều cắt sóng truyền hình trực tiếp cuộc họp báo. Kênh truyền hình cáp như CNN và MSNBC cũng có động thái tương tự sau 19h.
Người phát ngôn của CBS News cho biết họ "có kế hoạch tiếp tục đưa tin về các cuộc họp báo của Trump bất cứ khi nào có thể, nhưng có thể cắt bỏ để phát sóng chương trình tin tức thường lệ, vốn là nguồn cung cấp thông tin khách quan và đầy đủ cho người xem". Người này nói rằng CBS News vẫn tích hợp những thông tin chính của cuộc họp báo vào bản tin buổi tối.
Trong khi đó, MSNBC cho biết họ cắt sóng cuộc họp báo vì "thông tin dường như không còn giá trị với những vấn đề quan trọng đang được thảo luận về sức khỏe cộng đồng". Đại diện của CNN cũng tuyên bố "nếu Nhà Trắng muốn xin thời gian phát sóng, họ nên đưa ra yêu cầu chính thức. Nếu không, chúng tôi sẽ tự đưa ra quyết định biên tập".
Judd Deere, phát ngôn viên của Nhà Trắng, viết trên Twitter rằng quyết định cắt sóng của các nhà đài là "đáng xấu hổ", đồng thời cảm ơn Fox News đã phát trọn vẹn cuộc họp báo.
Margaret Sullivan, chuyên gia truyền thông của Washington Post, hôm 24/3 cho rằng các nhà đài nên ngừng phát sóng trực tiếp các cuộc họp báo về Covid-19 của Trump bởi chúng "nguy hiểm và gây hại".
"Các cuộc họp báo tại Nhà Trắng, vốn có nghĩa vụ cung cấp cho công chúng những thông tin quan trọng và trung thực về cuộc khủng hoảng đáng sợ này, thực tế đang có tác dụng ngược", Sullivan viết trên Twitter.
James Fallows, một nhà báo lâu năm của The Atlantic, cũng đề nghị các kênh truyền hình cáp nên ngừng phát sóng trực tiếp cuộc họp của Trump. Rachel Maddow, người dẫn chương trình của MSNBC, cũng khẳng định không nên phát sóng cuộc họp báo vì nó chứa đựng "thông tin không đúng".
Trong các cuộc họp báo về Covid-19 trước đây, Trump đã nhiều lần khen thuốc chloroquine có khả năng điều trị Covid-19, bất chấp sự phản đối từ các quan chức y tế rằng loại thuốc này chưa được thử nghiệm lâm sàng rộng rãi và chưa được chấp thuận để dùng trong điều trị nCoV. Một người đàn ông ở Arizona gần đây đã tử vong, còn vợ phải nhập viện sau khi sử dụng chloroquine phosphate để "phòng ngừa Covid-19".
Covid-19 đã xuất hiện tại 197 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 422.000 người nhiễm, hơn 18.900 người tử vong. Mỹ đang là vùng dịch lớn thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Italy, với hơn 54.000 ca nhiễm và hơn 780 người chết vì nCoV.
Tình báo Mỹ cảnh báo COVID-19 từ đầu năm nhưng ông Trump coi thường? Tờ Washington Post cho hay các quan chức tình báo Mỹ đã cảnh báo chính quyền Tổng thống Trump từ đầu năm rằng Trung Quốc có thể đang đánh giá thấp sự bùng phát của dịch COVID-19 và Mỹ cần hành động nhanh chóng. Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS Cơ quan tình báo Mỹ đã đưa ra cảnh báo từ...