17 người đăng ký hiến huyết tương điều trị Covid-19
17 người đã đăng ký hiến huyết tương, tính đến sáng 7/8, trong đó 15 người từng là bệnh nhân Covid-19, hai người chưa từng mắc bệnh.
Theo đại diện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hai người chưa từng mắc Covid-19 nên không đạt yêu cầu. Trong 15 người còn lại, có hai nhân viên y tế gồm một bác sĩ khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, và nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai từng là “bệnh nhân 87″. Chín người khác trong danh sách đăng ký đều từng mắc Covid-19, bao gồm ba người ở TP HCM, các bệnh nhân số 59, 169, 185, 264…
Ngày 6/8, hai người, gồm một phụ nữ 39 tuổi và bác sĩ 29 tuổi, đạt yêu cầu sàng lọc, đã được lấy huyết tương.
Bác sĩ đã được lấy huyết tương là Nguyễn Xuân Thành, khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Anh từng mắc Covid-19 trong đợt dịch trước do lây nhiễm trong quá trình điều trị bệnh nhân, được ghi nhận là “bệnh nhân 119″. Hôm 29/7 bác sĩ Thành tham gia Tổ Y tế đi Guinea Xích đạo đưa 219 công dân về nước, hiện anh vẫn còn trong thời gian cách ly.
Bác sĩ Thành chia sẻ: “Hiến huyết tương cũng gần giống với hiến máu, tôi cảm thấy không có gì quá to tát, chỉ nghĩ mình làm được gì để giúp bệnh nhân thì làm thôi”.
Bác sĩ Thành cho biết việc hiến huyết tương đòi hỏi phải tự nguyện, mỗi người cần tự đưa ra quyết định cho bản thân. “Tuy nhiên nếu không thử thì không biết hiệu quả đến đâu”, anh nói.
Anh hy vọng phương pháp sử dụng huyết tương giúp điều trị hiệu quả bệnh nhân Covid-19 trong bối cảnh chưa có thuốc đặc hiệu và vaccine phòng ngừa.
Có tên trong danh sách đăng ký hiến huyết tương, người từng là “bệnh nhân 169″, nữ, 49 tuổi, cho biết: “Trước đây tôi đã gọi điện tới hotline của bệnh viện để đăng ký hiến huyết tương, sau đó dịch ổn định nên bệnh viện dặn tôi chờ. Bây giờ đã có cơ hội, tôi rất vui vì làm điều có ích và đền đáp sự chăm sóc của mọi người khi tôi mắc bệnh”.
Video đang HOT
Tình nguyện viên từng là bệnh nhân Covid-19, hiến huyết tương ngày 6/8. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Ngày 3/8, nghiên cứu Đ iều trị bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương người bệnh đã phục hồi chính thức được Bộ Y tế thông qua. Hướng dẫn tạm thời cho phương pháp này đã được Bộ Y tế ban hành từ ngày 15/5.
Cùng ngày 3/8, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương bắt đầu tuyển chọn người hiến từ nhóm người đã khỏi bệnh và kêu gọi người hiến liên hệ qua fanpage facebook, hotline của bệnh viện.
Tiến sĩ Văn Đình Tráng, phụ trách khoa Vi sinh – Sinh học phân tử, điều phối chính của nghiên cứu, cho biết người được nhận huyết tương là bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng, được xác định nhiễm nCoV bằng xét nghiệm RT-PCR, tuổi từ 18 đến 75. Số huyết tương đầu tiên thu được sẽ ưu tiên dùng cho các bệnh nhân tại Đà Nẵng, nơi diễn biến Covid-19 đang rất căng thẳng.
Người muốn hiến huyết tương phải từng mắc Covid-19, sau xuất viện 14 ngày, mới có kháng thể trong máu. Người hiến phải trong độ tuổi từ 18 đến 65, nặng trên 50 kg với nam và trên 45 kg với nữ, đạt điều kiện sàng lọc khác chuyên sâu hơn. Mỗi người hiến khoảng 600ml huyết tương, trong quá trình hiến được truyền bù dung dịch huyết thanh sinh lý nhằm đảm bảo sức khỏe cơ thể.
Dịch Covid-19 Đà Nẵng phát hiện chủng mới, Bộ Y tế cập nhật phác đồ
Theo chuyên gia của Bộ Y tế, trường hợp nào nghi ngờ mắc Covid-19 sẽ được xét nghiệm ngay, vì "thà làm sai, nhầm một trường hợp còn hơn là bỏ sót thành nguồn lây nhiễm".
Lây lan nhanh, độc lực chưa biến đổi
Bộ Y tế tiếp tục cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, trong đó có nhiều điểm mới. Đây là lần cập nhật sửa đổi thứ 4.
GS. TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết virus SARS-CoV-2 vừa lan truyền vừa tiếp tục biến đổi gen tạo ra nhiều chủng mới (genotype). Riêng tại Việt Nam đã phát hiện 6 chủng, khác hẳn với chủng tại TP Vũ Hán (Trung Quốc). Chủng mới vừa phân lập nằm trong nhóm D614G, gây bệnh chủ yếu ở châu Phi, Bangladesh, xâm nhập từ nguồn nước ngoài vào Việt Nam.
"Điều đáng mừng là chủng này lây lan nhanh nhưng độc lực chưa có gì thay đổi so với chủng ban đầu. Những trường hợp nguy cơ tử vong cao là người già, người bị suy giảm miễn dịch, có bệnh lý nền", TS Kính nói.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế lưu ý ngoài xâm nhập vào đường hô hấp, virus này có thể tấn công vào tất cả cơ quan nội tạng trong cơ thể, trong đó nổi bật là đường hô hấp, nhiều lúc gặp bệnh cảnh như nhiễm trùng huyết nhưng bệnh cảnh nặng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, cơn bão cytokine cũng làm bệnh nặng lên.
Cũng theo TS kính, một điểm cập nhật là nghi ngờ mắc Covid-19 người dân sẽ được xét nghiệm ngay vì "thà làm sai, nhầm một trường hợp còn hơn là bỏ sót thành nguồn lây nhiễm".
Cụ thể, những trường hợp có sốt, ho và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính (không lý giải được bằng các nguyên nhân khác, kể cả những trường hợp đã xác định được tác nhân thông thường khác, không cần yếu tố dịch tễ - đi từ vùng có dịch, tiếp xúc với ca bệnh hoặc ca nghi ngờ) sẽ đều được lấy mẫu xét nghiệm.
Tiêu chuẩn xuất viện mới
Hướng dẫn mới cũng thay đổi cách phân loại các thể lâm sàng. Theo đó, thay vì phân thành viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ, viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng...; lần này bệnh được phân theo 5 cấp độ: Thể không triệu chứng; Mức độ nhẹ- viêm đường hô hấp trên cấp tính; Mức độ vừa- viêm phổi; Mức độ nặng- viêm phổi nặng; Mức độ nguy kịch.
Test nhanh SARS-CoV-2 cho người dân Hà Nội trở về từ Đà Nẵng. Hình chụp tại điểm xét nghiệm của Quận Hai Bà Trưng.
Về tiêu chuẩn xuất viện, TS Kính cũng lưu ý các cơ sở y tế nên xét nghiệm lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ, sau đó cho bệnh nhân về nhà theo dõi tiếp tại cộng đồng 14 ngày, tự cách ly tại nhà, khi có bất cứ dấu hiệu gì thì đến cơ sở y tế gần nhất.
"Thực tế, chúng tôi gặp tình huống xét nghiệm 2 lần cách nhau 24 ngày, sau đó giữ lại bệnh viện cách ly chuẩn bị cho ra viện thì bệnh nhân tái dương tính. Chúng tôi nuôi cấy phân lập những trường hợp này thì thấy virus không phát triển, xét nghiệm những trường hợp F1 thì không có ai bị nhiễm. Xét nghiệm của chúng ta rất nhạy nhưng dù thế vẫn nên làm 3 lần cho chắc chắn", TS Kính nói.
Tiêu chuẩn xuất viện gồm: hết sốt tối thiểu 3 ngày, hết các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm lại 3 lần cách nhau một ngày cho kết quả âm tính, theo dõi tiếp tại nhà 14 ngày.
Đa phần các ca mắc Covid-19 không có triệu chứng. Những trường hợp sốt nhẹ, rát họng, ho ít, X-quang có hình ảnh viêm phổi kẽ được xếp vào thể nhẹ. Thể điển hình gồm sốt, ho, hắt hơi, chảy mũi, đau họng, khó thở nhanh, X-quang có hình ảnh viêm phổi. Thể nặng gồm hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, phù phổi cấp, suy đa tạng, tử vong...
TPHCM: Một số ca bệnh COVID-19 không sốt, không ho, không khó thở Tất cả những bệnh nhân đang điều trị COVID-19 tại TPHCM hiện có tình trạng sức khỏe ổn định. Một số ca bệnh không sốt, không ho, không khó thở. Cơ quan chức năng phong tỏa 1 Block thuộc Chung cư Thái An 2, đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 - nơi bệnh nhân 567 cư ngụ. Ảnh: Hữu...