17 năm sau vụ tấn công 11/9, chủ nghĩa khủng bố vẫn đe dọa nước Mỹ
17 năm sau giờ phút kinh hoàng của các vụ tấn công khủng bố 11/9 tại Mỹ khiến gần 3.000 người thiệt mạng, nước Mỹ đã đẩy mạnh cuộc chiến ngăn chặn các hành động khủng bố, song giới phân tích cho rằng chủ nghĩa khủng bố vẫn là mối đe dọa đối với cường quốc số 1 thế giới này.
Trung tâm thương mại thế giới bốc cháy trong vụ khủng bố tại New York, Mỹ ngày 11/9/2001. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Wayne White, Cựu Phó Giám đốc Văn phòng tình báo Trung Đông thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng chủ nghĩa khủng bố vẫn đe dọa nước Mỹ và cả người dân Mỹ, bởi lẽ các đối tượng khủng bố vốn là một phần trong xã hội Mỹ đã bị cực đoan hóa do tiếp xúc tư tưởng cực đoan của al-Qeada và “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, hai nhóm khủng bố nguy hiểm nhất hiện nay.
Đồng quan điểm trên, thành viên cấp cao của Viện Brookings, ông Darrell West, nhận định mối lo sợ từ vụ tấn công khủng bố 11/9 ảnh hưởng nhiều đến việc hoạch định chính sách của Mỹ và để ngăn chặn nguy cơ xảy ra vụ tấn công tương tự, Washington đã “rót” hàng tỷ USD trong cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc mối đe dọa khủng bố vẫn hiện hữu.
Những nhận định trên không phải là không có cơ sở. Rõ ràng sau thời điểm 11/9, đã xảy ra nhiều vụ tấn công có liên quan đến phần tử cực đoan, song mức độ không nghiêm trọng.
Video đang HOT
Chắc chắn người dẫn Mỹ chưa quên vụ tấn công bằng bom tự chế tại giải chạy Marathon ở Boston hồi năm 2013 khiến 3 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Hồi năm 2016, Omar Mateen, một đối tượng người Mỹ bị cực đoan hóa, đã xả súng nhằm vào câu lạc bộ dành cho những người đồng tính ở bang Florida, cướp đi sinh mạng của hàng chục người.
Những vụ tấn công kiểu “con sói đơn độc” trở nên phổ biến không chỉ tại Mỹ mà còn nhiều nước châu Âu. Những đối tượng cực đoan chỉ cần công cụ rất đơn giản như một chiếc xe tải hoặc ô tô rồi đâm vào khu vực có nhiều người nhằm gây nhiều thương vong nhất có thể.
Theo ông White, các vụ tấn công quy mô lớn như vụ 11/9 dường như khó xảy ra bởi phần lớn hầu hết những kẻ cực đoan có âm mưu này dễ bị phát hiện.
Ông Dan Mahaffee, Phó Chủ tịch cấp cao, kiêm Giám đốc chính sách của Trung tâm nghiên cứu Quốc hội và Tổng thống (CSCP) có trụ sở tại Mỹ đưa ra đánh giá bao quát hơn khi cho rằng “vụ tấn công 11/9 nhắc nhở chúng ta rằng không chỉ Mỹ, cả thế giới vẫn đang đối mặt với chủ nghĩa khủng bố”.
Trong khi đó, thành viên cấp cao của Quỹ Heritage Robin Simcox nhận định dù mất quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Iraq va Syria, IS vẫn là mối đe dọa tiềm tàng với việc các “chân rết” của nhóm này bám trụ trên khắp Trung Đông và châu Phi. Trong khi đó, al-Qeada đã tăng cường sự hiện diện tại Syria, Yemen, Somalia và vẫn “khao khát” tiến hành vụ tấn công khác nhằm vào Mỹ.
Trong một báo cáo của Ủy ban điều tra vụ 11/9 của Chính phủ Mỹ, chủ nghĩa cực đoan đang gây ra mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng hơn so với 17 năm trước đó bất chấp việc Washington hao tổn nhiều tiền của trong các cuộc chiến chống khủng bố ở nước ngoài. Theo báo cáo này, số đối tượng khủng bố bị tiêu diệt đã tăng kể từ năm 2001 và chủ nghĩa bạo lực khủng bố ngày càng lan rộng.
Một báo cáo khác của Viện hòa bình Mỹ nhận định sự nguy hiểm của chủ nghĩa cực đoan đối với Mỹ giờ đây lan rộng sang các nước khác. Các chuyên gia của viện này cảnh báo nhiều quốc gia ở Trung Đông, Sừng châu Phi và khu vực Sahel, vốn bất ổn, đang phải đối mặt với chủ nghĩa cực đoan bạo lực, và tình trạng này đã làm sói mòn sự ảnh hưởng của Mỹ, tạo điều kiện cho nhiều kẻ cực đoan tiến hành các vụ tấn công và giành quyền kiểm soát lãnh thổ.
TTXVN/Báo Tin tức
Tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố
Ngày 21/8/2018, Ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố được kỷ niệm lần đầu tiên trên thế giới nhằm mục đích tôn vinh và hỗ trợ các nạn nhân và những người sống sót của chủ nghĩa khủng bố, đồng thời thúc đẩy và bảo vệ để họ có thể hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của mình.
Các nhân viên Liên hợp quốc tập hợp tại New York để thể hiện tình đoàn kết sau vụ đánh bom trụ sở Liên hợp quốc tại Baghdad ngày 19/8/2003. (Ảnh: UN)
Theo Liên hợp quốc, các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố phải đấu tranh thường xuyên để khiến cho tiếng nói của họ được lắng nghe, để có được sự hỗ trợ và thực thi các quyền cơ bản. Các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố thường bị lãng quên khi những hậu quả tức thời của một cuộc tấn công khủng bố phai mờ và điều này có thể làm trầm trọng thêm tổn thương của họ.
Thêm nữa, một số quốc gia thành viên của Liên hợp quốc không có đủ nguồn lực và khả năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các nạn nhân trong thời gian trung và dài hạn, mà đôi khi gây khó khăn cho việc phục hồi và tái hòa nhập của họ vào xã hội.
Trong bối cảnh đó, ngày 19/12/2017, theo đề nghị của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Đại hội đồng đã thông qua nghị quyết tuyên bố lấy ngày 21/8 hàng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố. Thông qua nghị quyết này, Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng mong muốn tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức, đồng thời nhấn mạnh rằng tất cả các hành động khủng bố, không có ngoại lệ, đều là tội phạm và vô lý, bất kể động lực, địa điểm, thời gian hoặc thủ phạm gây ra các hành động khủng bố.
Trong thông điệp đưa ra nhân Ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố năm nay (21/8/2018), Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nêu rõ: Khủng bố là một trong những vấn đề khó khăn nhất trong thời đại chúng ta và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Từ Tajikistan đến Vương quốc Anh, từ Baghdad đến Barcelona, những cuộc tấn công ác liệt này đã làm rung chuyển cuộc sống của chúng ta. Không một quốc gia nào có thể tự coi mình là an toàn khỏi những cuộc tấn công khủng bố này, trong khi các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố thuộc hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, sau một cuộc tấn công khủng bố, hiếm khi chúng ta nghe nói về những nạn nhân bị thiệt mạng và bị thương, những người phụ nữ, nam giới, trẻ em gái và trai với cuộc sống của họ sau khi đã bị tổn thất hoặc xáo trộn. "Thật hiếm khi chúng ta nghe về gia đình của họ, bạn bè của họ, những người đã sống sót và bây giờ phải học cách sống với gánh nặng khủng bố trong suốt cuộc đời mình" - ông Antonio Guterres lưu ý.
Chính vì vậy, Ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố là dịp để nhắc nhở chúng ta cần dừng lại để lắng nghe các nạn nhân và những người sống sót sau các hành động khủng bố, để khiến cho tiếng nói của họ được lắng nghe và ghi nhận những tác động của chủ nghĩa khủng bố đối với cuộc sống của chính họ.
Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh hỗ trợ cho các nạn nhân và gia đình của họ là một yêu cầu đạo đức dựa trên việc thúc đẩy, bảo vệ và tôn trọng quyền con người. Chăm sóc cho các nạn nhân và những người sống sót có thể giúp ứng phó với những luận điệu thù địch và chia rẽ mà chủ nghĩa khủng bố dự định lan truyền trong cộng đồng. "Chúng ta phải cung cấp cho các nạn nhân hỗ trợ dài hạn, bao gồm hỗ trợ tài chính, pháp lý, y tế và tâm lý xã hội" - ông Guterres nhấn mạnh. Bằng cách cải thiện điều kiện sống của các nạn nhân và những người sống sót của chủ nghĩa khủng bố, lắng nghe họ, tôn trọng quyền lợi của họ, cung cấp cho họ sự giúp đỡ, chúng ta có thể làm giảm thiệt hại lâu dài mà những kẻ khủng bố đã gây ra cho mọi người dân trên thế giới./.
Theo Khánh Linh Theo cpv.org.vn
Tây Ban Nha phóng thích tên khủng bố bị tuyên án 3.000 năm tù Một trong những tên chiến binh khét tiếng nhất của tổ chức khủng bố Basque ETA, Santi Potros, người trước đó bị tòa án Tây Ban Nha tuyên án gần 3.000 năm tù giam, đã ra khỏi nhà tù sau khi ngồi bóc lịch tổng cộng gần 31 năm. Tổ chức khủng bố Basque ETA. Ảnh: AP Sáng 5/8, Santi Potros (tên thật...