17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua

Theo dõi VGT trên

45 ngày, Bệnh viện Việt Pháp chứng kiến sự ra đi của 6 y bác sĩ và y tá, nỗi đau vẫn còn in dấu, đúng hơn là ám ảnh tâm trí những người ở lại.

17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua - Hình 1

Hàng tháng, bác sĩ Võ Hoàng Thu – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Việt-Pháp vẫn đều đặn đến thắp hương tại khu miếu nhỏ nằm bên trái cổng vào bệnh viện, dưới gốc cây đa lớn. Ở đó là đồng nghiệp của chị – những người hy sinh trong cuộc chiến chống dịch SARS 2003 – căn bệnh khiến cả thế giới kinh hoàng cách đây 17 năm – xảy ra trong thời bình.

17 năm trước, bác sĩ Thu hơn 30 tuổi, làm việc tại khoa Khám bệnh, trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm SARS. Thời đó, SARS với chị hay bất cứ ai đều là khái niệm rất mơ hồ. Không ai biết SARS là gì, cho đến khi nhiều người bệnh trong đó có cả nhân viên y tế qua đời thì họ mới mường tượng ra sự nguy hiểm của căn bệnh có thể cướp đi mạng sống của bất cứ ai và bất cứ khi nào.

Chị vẫn nhớ những khuôn mặt lo lắng, sợ hãi của bệnh nhân và người nhà. Họ hoảng loạn bởi căn bệnh chưa có thuốc chữa, chưa có vaccine phòng bệnh. Đứng trước cửa phòng bệnh, chị đưa tấm phim lên theo dõi rồi cố gắng nói to, đủ để bệnh nhân nghe thấy: “Hôm nay tốt rồi, đỡ hơn rồi nhé, không phải lo, sắp khỏi rồi“. Thật ra đó là lời nói dối để trấn an bệnh nhân và người nhà của chị.

Thi thoảng chị Thu cũng phải thực hiện xét nghiệm và chụp chiếu liên tục. Đêm nào nằm cũng sờ tay lên trán xem mình có bị sốt không. Sau khoảng từ 5 đến 7 ngày, nếu không có dấu hiệu gì thì mới dám thở phào vì mình vẫn “còn sống”.

Đó cũng là quãng thời gian chị triền miên không ngủ. Muốn ngủ, chị phải sử dụng thuốc. Mỗi ngày chị nhận được không biết bao nhiêu cuộc gọi hỏi về tình hình bệnh. Có lúc, ngoảnh trước quay sau, điện thoại có tới vài chục cuộc gọi nhỡ. Cả Hà Nội dường như chỉ có sự quan tâm duy nhất – đại dịch SASR. Đường phố vắng vẻ hơn, nhưng hễ cứ gặp nhau là họ lại nói về chủ đề SARS.

Một hôm khi ngang qua phòng mổ, bác sĩ Thu bắt gặp dáng vẻ vội vã của một cô y tá trẻ. Chị tiến lại gần, đặt tay lên vai hỏi: “Em không sợ à?”. Cô bé đáp lại hồn nhiên: “Không. Em không sợ. Nếu em có chết thì cũng phải chết cùng các chị”.

Câu nói của cô gái mới ngoài 20 tuổi ám ảnh chị đến bây giờ. Nó như tiếp thêm nghị lực chị chống chọi lại căn bệnh quái ác. “Em không được nhiễm SARS”, bác sĩ Thu dặn dò cô gái.

Thời điểm đó, các đồng nghiệp của chị tiếp xúc với bệnh nhân cứ ốm dần, có người không may qua đời. Do vậy, khi nói một người bị nhiễm SARS, thì hầu như ai cũng nghĩ người đó bị “án tử” lơ lửng trên đầu.

17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua - Hình 2

Các y bác sĩ của bệnh viện bị lây SARS từ một “vị khách không mời mà tới”. Đó là chiều 26/2/2003, Bệnh viện Việt Pháp tiếp nhận bệnh nhân tên Johnny Cheng (SN 1954, quốc tịch Mỹ) đến từ Hong Kong với biểu hiện, sốt cao, mệt nhiều. Sau này khi bệnh tình của bệnh nhân nặng, gia đình đưa ông về nước.

Lúc này tại Trung Quốc, Hong Kong và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang truyền thông nhiều về dịch bệnh nguy hiểm lây lan với tốc độ chóng mặt – SARS. Nghi ngờ đây cũng là trường hợp như vậy, các y bác sĩ thông báo ngay cho Tổ chức Y tế thế giới và Đại sứ quán Mỹ.

WHO cử bác sĩ Carlo Urbani đến làm việc tại Bệnh viện Việt Pháp. Không mất nhiều thời gian, ông Carlo nhận ra bệnh viện là một nơi tiềm ẩn của dịch bệnh lây nhiễm nguy hiểm – viêm phổi cấp. Bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.

Bệnh viện Việt Pháp liên tục tổ chức những cuộc họp khẩn cấp, hội chẩn liên khoa, liên viện, để đưa ra những nhiệm vụ phòng chống bệnh.

Bác sĩ Carlo Urbani đề nghị Bệnh viện Việt Pháp thông báo cho Bộ Y tế Việt Nam để đưa ra các phương án phòng bệnh. Sau khoảng 5 ngày, bệnh viện nhanh chóng tổ chức cuộc họp khẩn cấp gồm nhiều chuyên gia quốc tế, Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai. Hội đồng nhận định đây là bệnh dịch đường hô hấp lây truyền rất nhanh, có thể có ca bệnh nặng và người thiệt mạng.

Bộ Y tế thành lập Ủy ban Chống dịch Quốc gia, giao nhiệm vụ cho tất cả các bệnh viện tập trung toàn lực phòng chống lại virus, tránh sự lây lan, hạn chế tối đa thiệt hại về người.

17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua - Hình 3

Một ngày cuối tháng 2/2003, y tá Lượng bị nhiễm SARS có chung biểu hiện bệnh như bệnh nhân Cheng. Sau khi xem xét, hội chẩn, hội đồng đều đưa ra kết luận, chị và 17 bệnh nhân khác đều có biểu hiện khác so với cúm, cảm và những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường.

Chị Lượng và những người bệnh khác đều sốt rất cao, mệt nhiều, đau nhức cơ thể, khó thở, suy hô hấp, tổn thương phổi và lây lan. Chị qua đời vì SARS ngày 15/3, cũng là bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam thiệt mạng vì căn bệnh này. Sau đó lần lượt nhiều bệnh nhân khác cũng qua đời. Có cô gái trẻ trên Phương chỉ vài ngày nhiễm virus bắt đầu thấy khó thở, sốt cao, dù đi khám nhiều nơi nhưng không tìm ra kết quả.

Cuối cùng, tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương (trước là Bệnh viện Bạch Mai), kết quả phim chụp cho thấy cô có tổn thương phổi, suy hô hấp. Sau Phương, dần dần nhiều nhóm bệnh nhân từ nhẹ tới nặng lần lượt đến khám đều có kết quả nhiễm bệnh. Ngày nào cũng có vài ba bệnh nhân được đưa tới viện.

Ngày 4/3, 6 nhân viên y tế có tiếp xúc với trường hợp bệnh nhân đầu tiên phải nhập viện vì sốt cao. Sau đó số người nhiễm tiếp tục tăng lên và trường hợp mắc là bác sĩ, y tá và nhân viên bệnh viện đang trực tiếp điều trị chăm sóc bệnh nhân.

Bác sĩ Võ Hoàng Thu cho biết, thời gian đầu khi phát hiện bệnh, phương pháp chữa trị hầu hết là điều trị triệu chứng. Sốt thì dùng hạ sốt, truyền dịch, thiếu oxy cho thở oxy, sốt cao có biến đổi thì dùng kháng sinh. Về sau, Tổ chức Y tế thế giới có gửi cho bệnh viện thuốc Tamiflu. Khi đó các bệnh nhân được sử dụng thuốc này, còn các nhân viên y tế thì dùng liều dự phòng.

Khi phát hiện ra bệnh SARS, phương án phòng bệnh trước mắt là cách ly các bệnh nhân đang bị nhiễm bệnh, chuyển người mới mắc sang một số bệnh viện khác, trong đó có Bệnh viện Bạch Mai để nhờ sự trợ giúp. Các bệnh nhân được phân khu, bệnh nhân nặng một khu, bệnh nhân nhẹ một khu, các bệnh nhân chưa mắc ở một khu.

“Chúng tôi, cả y bác sĩ và những bệnh nhân đều phải ở trong bệnh viện, cách ly hoàn toàn, không được ra ngoài. Bệnh viện cũng ngừng tiếp nhận bệnh nhân. Bên trong, bên ngoài như hai thế giới khác biệt”, bác sĩ Thu nói.

17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua - Hình 4

Ngày 12/3, Tổ chức Y tế Thế giới ra báo động toàn cầu về đại dịch SARS. Bộ Y tế Việt Nam sau đó yêu cầu bệnh viện ngừng tiếp nhận bệnh nhân bên ngoài đến khám. Ngày 10/4, Bệnh viện Việt Pháp ra thông báo đóng cửa, cách ly với bên ngoài để phục vụ công tác chữa bệnh và nghiên cứu về virus lạ.

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương như “căn cứ thứ hai” tham gia cuộc chiến chống SARS. Bệnh viện được giao nhiệm vụ thành lập các khu cách ly, tiếp nhận bệnh nhân nặng từ Việt – Pháp sang để hồi sức cấp cứu.

Nhớ lại thời điểm đó, ThS.BS Nguyễn Hồng Hà – nguyên Phó Giám đốc Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (nay là Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cho biết, sau khi tiếp nhận những bệnh nhân đầu tiên, công tác phòng chống dịch bệnh được đẩy lên đỉnh điểm. Cán bộ, nhân viên của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương được chia làm 3 kíp trực. Mỗi kíp ngoài bác sĩ Hà sẽ có thêm 2 bác sĩ, 5 điều dưỡng và 2 hộ lý trực liên tục.

“Lúc đó, do lo sợ nên nhiều người nhà bệnh nhân không ai dám đến bệnh viện để chăm sóc. Chính chúng tôi cho bệnh nhân ăn và tắm gội”, BS Hà nói.

17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua - Hình 5

Liên tiếp trong hai ngày 2/3 và 3/3/2003, một số nhân viên của Bệnh viện Việt Pháp có triệu chứng bệnh tương tự như với ông Cheng.

Y tá Nguyễn Thị Mến – người bị nhiễm SARS – không thể nào quên những tháng vượt qua ‘cửa tử’ ấy.

Thời điểm chăm sóc bệnh nhân Johnny Cheng, mọi người vẫn nghĩ đó là cúm bình thường, nên không ai phòng hộ. Người chăm sóc trực tiếp cho ông Cheng là y tá Nguyễn Thị Lượng và Phạm Thị Uyên.

Chị Mến nhớ đêm 1/3/2003, đêm bệnh nhân có dấu hiệu bệnh nặng nhất – vừa ho vừa nôn ra đờm lẫn máu. Y tá Uyên bảo mở cửa đầu hồi cho thoáng.

Khoa Sản của Bệnh viện Việt Pháp lúc đó chung hành lang với khu bệnh nhân nằm điều trị. Nên có lẽ chị vô tình hít phải virus SARS và nhiễm bệnh.

Ngày 8/3, chị lịm dần, lúc tỉnh lúc mê, lờ mờ nhìn thấy có bác sĩ Pháp sang hỗ trợ – qua “mũi cao của người Tây”. Y tá Lượng, y tá Sinh nằm viện với triệu chứng tương tự. Y tá Uyên cũng mệt mỏi, sau sốt lên 40 độ C.

Chị Mến chỉ nghĩ chỉ bị cúm. Mà cúm thì vài tuần là khỏi, không ai nghĩ chúng tôi sẽ chết. Thế rồi, chị sốt cao và đau đớn, rồi lịm dần không biết gì.

Chồng chị Mến khi ấy kể lại, từ sau ngày 9/3 anh không còn biết tin gì về chị. Có người còn bảo chị đã chết nên nhiều cuộc thoại gọi chia buồn với gia đình.

Cán bộ phòng dịch tới nhà phun khử trùng, cả hàng xóm cách ly, sơ tán gia đình chị. Con chị không được đến trường, hàng xóm sơ tán, bạn bè xa lánh. “Người ta sợ gia đình tôi như một thứ dịch bệnh đáng sợ”.

Lúc ra viện, chị Mến ngồi xe lăn. Nghe các con kể về những tháng ngày mẹ nằm viện. Chị ứa nước mắt thương con và có quyết tâm phải đi được.

17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua - Hình 6

Ban giám đốc bệnh viện Việt Pháp tặng hoa, chúc mừng những nhân viên y tế.

Để chữa được bệnh, chị Mến tìm bác sĩ tai mũi họng, rồi bác sĩ chữa chân. Tất cả đều không tiết lộ nếu không chính bác sĩ điều trị cho chị cũng bị xa lánh. Sau thời gian bấm huyệt, tiêm thuốc chân chị vẫn đau, các bác sĩ bệnh viện liên hệ với một giáo sư Pháp điều trị chân cho chị Mến.

Ba tháng sau các ngón chân động đậy được, nhưng khả năng phục hồi không được như xưa. Chị Mến bắt đầu đi làm trở lại khi bệnh viện vừa gây dựng lại. Hiện bàn chân của chị Mến mất cảm giác. Chị đành sống chung với nó.

17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua - Hình 7

Nhưng ít ra chị Mến còn “được sống”, bởi rất nhiều đồng nghiệp của chị đã hy sinh khi chưa được gặp gia đình. Trong một lần đến thăm những người đã mất, chị Mến gặp con gái của y tá Uyên, đó là người con duy nhất của chị Uyên. Khi bị bệnh, chị Uyên bị cách ly, chẳng được gặp chồng con. Cuộc gọi cuối cùng chị gọi cho con gái vào 8/3/2003 để bảo con mua hoa tặng cô giáo.

Hay như nam bác sĩ Phương – người khiến bác sĩ Võ Hoàng Thu không thể nào cầm được nước mắt khi nhắc đến. Phương là bác sản phụ khoa còn rất trẻ, từ Hải Phòng lên Hà Nội học cao học, làm thêm tại bệnh viện.

Cũng như nhiều y tá khác, Phương hoàn toàn không tiếp xúc với bệnh nhân nội khoa, hay hô hấp. Nhưng không may trong giai đoạn bệnh nhân Cheng nặng nhất, do mệt, khó thở nên yêu cầu mở cửa phòng. Vì thế virus lúc đó bị phát tán hết ra ngoài hành lang. Đó là đêm 1/3, rạng sáng 2/3.

Không chỉ bác sĩ Phương, gần như tất cả mọi người bao gồm các nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân – từng đi ngang qua hành lang buồng bệnh của bệnh nhân người Hồng Kông – đều bị nhiễm bệnh.

Tình trạng bác sĩ Phương tiến triển nặng thêm, anh bị hôn mê, phải thở bằng máy và không còn nhận thức được nữa. Anh ra đi trong sự tiếc thương cùng nỗi ám ảnh của bạn bè, đồng nghiệp khi tuổi đời còn quá trẻ.

Video: Bác sĩ Thu xúc động khi nhớ lại đại dịch SARS cách đây 17 năm

17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua - Hình 8

Sau này, khi dịch bệnh bắt đầu có chiều hướng lây lan nhanh, chứng kiến nhiều đồng nghiệp qua đời, một số nhân viên của Bệnh viện Việt Pháp bỏ việc. Đó cũng là tâm lý dễ hiểu khi mọi thứ lúc đó đều trở nên hoảng loạn.

Còn với những người trực tiếp chiến đấu với bệnh tật như bác sĩ Thu, thì bỏ lúc này đồng nghĩa với việc bỏ mặc đồng nghiệp, bỏ mặc các bệnh nhân. “Những người đồng nghiệp của tôi có người đã ngã xuống và có người đang chiến đấu. Tại sao tôi lại bỏ cuộc, bỏ lại những người đồng đội của tôi”, bác sĩ Thu nói.

17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua - Hình 9

Thời gian đó, bác sĩ Thu bị cách ly không được về nhà, chị tâm niệm “là bác sĩ trách nhiệm lớn nhất là chữa trị cho người bệnh, càng vào cuộc chiến càng phải chiến đấu”.

Có lần gia đình có việc đột xuất. Thay vì về nhà, chị phải hẹn con ra một nơi khác. Hai mẹ con đeo khẩu trang, áo phòng hộ và găng tay. Dù gặp nhưng cả hai đều không thể nhìn mặt nhau.

17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua - Hình 10

Tại Việt Nam, Bệnh viện Việt Pháp là nơi đầu tiên phát hiện ca bệnh SARS và có cảnh báo sớm cho WHO về tình hình dịch bệnh lớn nguy cơ lây lan trên toàn cầu.

Thời điểm đó, nhờ phát hiện bệnh sớm, kịp thời cách ly và đưa ra những phương án phòng bệnh nên bệnh viện phần nào thành công trong việc chống lại bệnh tật và Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên được công nhận là khống chế thành công dịch SARS.

Cả đợt dịch, Việt Nam có 60 người mắc phải, còn các nước khác dịch lây lan nhanh chóng.

Tương tự như Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thời điểm đó cũng tiếp nhận hơn 30 ca bệnh nhiễm SARS và may mắn không có ai thiệt mạng.

17 năm sau đại dịch SARS: Nỗi kinh hãi vẫn như hôm qua - Hình 11

“Chúng ta có cách làm với SARS rất khác so với nhiều nước trên thế giới”, bác sĩ Hà nói. Lúc đó, các nước đều khuyến cáo đóng kín cửa, không để virus phát tán. Nhưng sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, bác sĩ Việt Nam làm ngược lại. Họ mở hết cửa toàn bộ tầng 2,3 của tòa nhà 6 tầng ra cho thoáng mát. Có lẽ, vì vậy mà Việt Nam khống chế được dịch bệnh.

SARS cũng giống nhiều bệnh khác, nguy cơ nhiễm bệnh phụ thuộc vào thể trạng cũng như lượng virus người đó bị lây nhiễm. Nếu mở cửa rộng, virus từ đó sẽ giảm bớt được số lượng, nên không thể gây bệnh.

Tổng giám đốc WHO đánh giá về thành công của Việt Nam tại Hội đồng Y tế thế giới lần thứ 56 rằng: “Kinh nghiệm phòng chống SARS ở Việt Nam cho thấy rằng sự cam kết chính trị ngay lập tức ở cấp cao nhất đóng một vai trò quyết định. Việt Nam chứng minh cho thế giới là một nước đang phát triển khi bị dịch bệnh nguy hiểm tấn công, thông tin công khai, minh bạch với sự hỗ trợ đầy đủ từ các tổ chức y tế thế giới….”.

Sáng 25/4/2013, tại buổi mít-tinh kỷ niệm 10 năm Việt Nam phòng chống dịch SARS thành công, bà Nguyễn Thị Doan, khi ấy là Phó Chủ tịch nước cho rằng, việc Việt Nam thành công trong phòng chống dịch SARS là cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của ngành y tế nước ta, khẳng định với bạn bè thế giới rằng Việt Nam là một nước luôn có trách nhiệm cao với cộng đồng quốc tế.

Việt Nam không ngần ngại chia sẻ những thông tin về tình hình dịch bệnh với các quốc gia khác và cũng nhờ đó, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của Tổ chức Y tế Thế giới cùng bạn bè quốc tế…

Dịch SARS hành hoành ở Việt Nam suốt 45 ngày. Hơn một tháng đó, tổng cộng 65 người nhiễm bệnh, trong đó có tới 44 y bác sĩ Bệnh viện Việt Pháp. 44 người, có người may mắn vượt qua được đại dịch, nhưng có người ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ.

Câu chuyện về bác sĩ Phương hay y tá Lượng sẽ còn mãi. 17 năm trôi qua, bác sĩ Thu luôn cảm thấy bản thân may mắn khi sống đến ngày hôm nay. Và với chị Mến, cận kề cái chết chị mới thấy cuộc sống của mình đáng quý thế nào. Ở tuổi 62, chị vẫn đi làm và hàng ngày tự đến bệnh viện bằng xe đạp.

PHẠM QUÝ – THÙY HÀ (Đồ họa: Hà Thành)

Theo vtc.vn

Mẹ chống SARS, con chống nCoV

Thấy con gái xách vali ra khỏi nhà và dặn "Con đi công tác", bà Thục hiểu con sắp bước vào cuộc chiến giống mình 17 năm trước.

Dù đoán được mục đích chuyến đi của con gái, bà Nguyễn Thị Thục - nguyên y tá trưởng Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới (nay là Bệnh viện Nhiệt đới trung ương) vẫn hỏi với theo: "Mới đầu năm có việc gì mà phải công tác hở con?".

"Có người nhiễm nCoV rồi. Con phải ở lại bệnh viện", bác sĩ Trần Hải Ninh (trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, cơ sở Đông Anh) trả lời mẹ và rảo bước khuất sau cánh cổng ngôi nhà trong khu tập thể Phương Mai, chập tối 30/1. Ký ức về những ngày chiến đấu chống dịch SARS của bà năm 2003 lại trỗi dậy.

Là đồng nghiệp của con, bà Thục đã quen với việc nói với hai đứa cháu là "mẹ đi công tác" để chúng không đòi. Nhưng hôm nay bà lo. Một dịch bệnh mới bùng phát ở Trung Quốc từ trước Tết Canh Tý - với khả năng lây lan chóng mặt từ người sang người - đã xuất hiện ở Việt Nam.

Mẹ chống SARS, con chống nCoV - Hình 1

Y tá trưởng Nguyễn Thị Thục, người tham gia chống dịch SARS năm 2003. Ảnh: Phan Dương.

Cùng thời điểm này 17 năm trước, dịch SARS cũng bắt đầu từ Trung Quốc, lây từ người sang người, gây ra những cái chết nhanh chóng. Từ một bệnh nhân gốc Hong Kong nhập viện Việt Pháp ngày 26/2/2003 chỉ ho, sốt như cảm cúm thông thường, nhưng tới đêm, ông này ho liên tục, trong đờm có máu, sau đó hôn mê.

Hai ngày sau, những nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân này cũng xuất hiện triệu chứng ho, sốt, nhức mỏi người. Các bệnh cúm thông thường ít khi tác động tới phổi, nhưng với SARS, chỉ hôm trước còn lờ mờ hôm sau phổi đã trắng xoá.

63 người ở Việt Nam đã nhiễm SARS, trong đó 7 người chết. Họ đều là y, bác sĩ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân người Hong Kong. "Trong 34 năm công tác, tôi chưa bao giờ trải qua trận dịch nào khủng khiếp như SARS", bà Thục nhận định.

Khu vực xung quanh các bệnh viện Việt Pháp, Bạch Mai, Phương Mai, Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới thuộc phường Phương Mai (quận Đống Đa) là một "tử địa" thời đó. Quán xá đó đóng kín, không ai bán đồ ăn cho bệnh viện.

"Đám ma của một y tá ngay đầu ngõ không một ai đến viếng, kể cả bạn bè cùng ngành y", bà Thục nhớ lại trường hợp y tá Nguyễn Thị Lượng, người chăm sóc cho bệnh nhân người Hong Kong, rồi thiệt mạng vì SARS. Hai người vốn cùng làm cùng Bệnh viện Bạch Mai, sau người sang Việt Pháp, người sang Viện nhiệt đới, nhưng vẫn sống trong cùng khu. Ký ức đau buồn vẫn dai dẳng trong bà Thục nhiều năm, lòng thắt lại mỗi lúc nhớ về.

Những bệnh nhân sau đó được chuyển qua Viện nhiệt đới, nơi tuyến đầu điều trị bệnh truyền nhiễm. Y tá trưởng Nguyễn Thị Thục là một trong những người tiên phong chiến đấu với dịch.

Bà kể, trong số 34 bệnh nhân SARS, có khoảng chục người nặng, phải mở khí quản, thở máy. Nhân viên y tế thời đó không có có khẩu trang N95, không có quần áo bảo hộ chuyên dụng. Họ phải đứng kề bên cho bệnh nhân ăn, tắm rửa, gội đầu, thậm chí cả thay băng vệ sinh. Nhưng vất vả nhất là bóp bóng cho bệnh nhân thở vì máy thở không đủ và có nhiều người bệnh không đáp ứng với máy.

"Đánh nhau thì còn biết tiếng súng ở phía nào chứ vi khuẩn, virus chẳng biết ở đâu mà tránh. Nhưng không thể bỏ mặc bệnh nhân được. Họ không thở được, như cá mắc cạn vậy", nữ y tá hồi tưởng.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, trưởng khoa Cấp cứu Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới ra lệnh mở hết cửa cho thông thoáng, trái ngược hoàn toàn với bên Việt Pháp, bệnh nhân nằm phòng điều hoà kín mít. Đây được xem là yếu tố có ý nghĩa quyết định hạn chế virus lây lan, dù đi ngược lại với quan điểm của nhiều chuyên gia y tế thế giới bấy giờ. Y tá Thục còn cùng các đồng nghiệp đốt bồ kết, xông khắp các phòng, dù chẳng biết hiệu quả tới đâu, chỉ để an tâm hơn.

Theo bà, nhờ kinh nghiệm phòng lây chéo tốt và nhiều bác sĩ giỏi nên không chỉ tất cả bệnh nhân được cứu sống mà toàn thể cán bộ, nhân viên y tế của Viện không ai bị lây bệnh. Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới được WHO công nhận là đã khống chế được dịch SARS vào ngày 28/4/2003.

Mẹ chống SARS, con chống nCoV - Hình 2

Y tá Nguyễn Thị Thục (người đầu tiên bên phải) cùng các đồng nghiệp chụp hình lưu niệm với bệnh nhân SARS rất nặng, ông Nguyễn Hữu Hùng (ôm hoa hồng), bênh cạnh là vợ và em gái ông. Một người thân của ông Hùng là bác sĩ Bệnh viện Việt Pháp chết vì SARS. Ông Hùng cùng em gái, tài xế đều bị nhiễm dịch. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Thời nhỏ, bác sĩ Trần Hải Ninh hay nói: "Con ghét nghề bác sĩ của mẹ". Giờ cậu con trai 7 tuổi của chị cũng nói y hệt thế. Đang đêm phải vào viện, đang trong kỳ nghỉ phải bỏ dở chạy về và khi con muốn được ôm hôn sau những ngày trực, người mẹ luôn lùi lại và ngăn cản.

Cô gái Trần Hải Ninh vốn thích ngoại thương, song vì được tuyển thẳng vào đại học nên đã chọn trường khó nhất: Đại học Y, học đa khoa. Năm 2005, Ninh là một trong 8 sinh viên y khoa tốt nghiệp bằng giỏi.

Ban đầu chị thích làm bác sĩ nội trú, chuyên khoa tim mạch. Song khi gặp một vị giáo sư đầu ngành xin lời khuyên, ông nói: "Trong nghề y, để cứu được một người bệnh, chuyên khoa nào cũng quan trọng, nhưng bác sĩ truyền nhiễm nếu làm tốt có thể cứu cả cộng đồng". Vì câu nói đó, cô gái trẻ bỏ qua nhiều các con đường rộng mở, để chọn con đường mang tên... lý tưởng.

"Bác sĩ truyền nhiễm vừa nguy hiểm, vừa nghèo. Nhưng con đã chọn, tôi chỉ biết động viên 'phải giỏi chuyên môn thì mới cứu được người bệnh, an toàn cho mình và an toàn cho người khác'", bà Thục chia sẻ.

Được truyền nhiệt huyết, đam mê qua các bài giảng của PGS Trịnh Thị Minh Liên, GS Nguyễn Văn Kính ở bộ môn Truyền nhiễm - Trường ĐH Y Hà Nội , học được nhạy cảm lâm sàng của BSCKII Nguyễn Hồng Hà và cả những lời khuyên, sự khắt khe trong kỹ năng phòng hộ từ mẹ, Trần Hải Ninh ngày càng say mê chuyên ngành truyền nhiễm.

Mẹ chống SARS, con chống nCoV - Hình 3

Bác sĩ Trần Hải Ninh, trưởng khoa Nội Tổng hợp, đang chiến đấu với dịch Corona một tháng qua. Ảnh: Phan Dương.

15 năm công tác, chị đã trải qua nhiều trận dịch như H5N1 năm 2005, H1N1 2009, dịch sởi và sốt xuất huyết các năm tiếp theo, nhiễm giun sán Bắc Ninh năm 2018, hay vi khuẩn ăn thịt người whitmore năm 2019...

Năm nay, dịch corona khiến bác sĩ Ninh lo lắng bởi đây là chủng virus hoàn toàn mới, từ đường lây nhiễm, nguồn gốc virus như thế nào, tới nay vẫn chưa rõ ràng. Bắt đầu từ buổi giao ban sáng mùng 6 Tết, y bác sĩ Bệnh viện Nhiệt đới đưa ra nhiều kịch bản ứng phó trước tình hình bệnh.

Khoa nội tổng hợp, nơi bác sĩ Ninh là trưởng khoa, có nhiệm vụ điều trị cho các bệnh nhân cách ly, thường xuyên có khoảng 30 bệnh nhân cần theo dõi. "Với dịch corona, cho đến nay, chúng tôi chưa gặp khó khăn về công tác điều trị mà quan trọng là kế hoạch ứng phó", bác sĩ Ninh nói.

Vì chưa biết dịch diễn biến thế nào nên thời gian đầu khoa cắt cử mỗi ngày làm việc có một bác sĩ, hai y tá, nhằm hạn chế tối đa số lượng nhân viên y tế phải tiếp xúc với bệnh nhân, cũng như để tiết kiệm các trang bị phòng hộ. Rất may tại khoa Nội gần một tháng qua, với hàng trăm lượt bệnh nhân nghi nhiễm corona ra vào, nhưng chưa có một ai dương tính.

Bước đầu, 16 bệnh nhân corona tại Việt Nam đều âm tính được xem như một thắng lợi. Song dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... và như tất cả các đồng nghiệp mình, bác sĩ Ninh không rời "vị trí chiến đấu".

Một buổi trưa đang xem bệnh án, chị Ninh chợt nghe thấy tiếng cổ cầm. Tiếng đàn lúc như thấu vào tâm can, khi lại giục giã, một cảm giác trong trẻo, kiên cường lan toả trong lòng. Hoá ra một bệnh nhân trong khu cách ly, vốn là giảng viên thanh nhạc tại Vũ Hán đang chơi khúc Bội Lan, bản nhạc về loài hoa lan mọc trong rừng thẳm không ai hay biết nhưng vẫn toả ngát mùi hương - để cảm ơn các y bác sĩ đã chăm sóc, điều trị cho mình.

"Thật tuyệt với khi giữa tâm dịch, chúng tôi vẫn có giây phút an nhiên nghe tiếng cổ cầm", bác sĩ Ninh rạng rỡ.

Phan Dương

Theo news.zing.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vongCháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong
09:43:21 20/12/2024
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà NộiHiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội
09:04:02 19/12/2024
Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn ĐồngNhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng
06:05:34 19/12/2024
Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lươngVụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương
08:49:23 20/12/2024
Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn TràTìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà
23:02:41 19/12/2024
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí MinhKhẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh
14:51:19 20/12/2024

Tin đang nóng

Cái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộCái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộ
19:51:53 20/12/2024
Phương Lan tiết lộ thông tin sốc căn nhà được gia đình Phan Đạt tặng trong lễ cưới?Phương Lan tiết lộ thông tin sốc căn nhà được gia đình Phan Đạt tặng trong lễ cưới?
22:30:02 20/12/2024
Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"
19:11:17 20/12/2024
Anh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độAnh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độ
19:47:37 20/12/2024
Rủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồngRủ đồng nghiệp mua vé số, không ngờ cả hai trúng độc đắc hơn 17 tỷ đồng
22:09:31 20/12/2024
Nhan sắc thật của Triệu Lệ Dĩnh khiến 60 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Triệu Lệ Dĩnh khiến 60 triệu người sốc nặng
19:28:21 20/12/2024
Nạn nhân mặt ám khói bò lên khe tường 30cm thoát thân khỏi đám cháy: Chậm vài giây chắc tôi mắc kẹtNạn nhân mặt ám khói bò lên khe tường 30cm thoát thân khỏi đám cháy: Chậm vài giây chắc tôi mắc kẹt
19:12:37 20/12/2024
Đàm Vĩnh Hưng đổi luật sư, tiếp tục vụ kiện tỉ phú GerardĐàm Vĩnh Hưng đổi luật sư, tiếp tục vụ kiện tỉ phú Gerard
21:21:29 20/12/2024

Tin mới nhất

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

22:17:28 20/12/2024
Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) cháy lớn, khiến 9 người tử vong, trong đó có 2 nạn nhân là người Việt.
Cháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầu

Cháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầu

22:11:58 20/12/2024
Lúc tôi mở cửa, chỉ thấy một màu khói đen từ dưới bốc lên. Bạn ở phòng kế bên phát hiện cháy cũng chạy ra ngoài, rồi nhảy xuống đất... , nạn nhân vụ cháy nhà khiến 16 người thương vong ở TPHCM kể.
Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

21:47:56 20/12/2024
Tùy mức độ vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh, người đứng đầu và tập thể đơn vị, giáo viên sẽ bị nhắc nhở, phê bình, hạ xếp loại hoặc nặng hơn là không xét thi đua.
Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM

Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM

21:17:05 20/12/2024
Đến trưa 20/12, các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM vẫn đang phối hợp cùng Công an quận Tân Bình tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà trọ làm nhiều người thương vong.
Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"

Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"

19:35:47 20/12/2024
Cậu học trò lớp 6 tại Đắk Lắk tỏ ra hối hận khi nằm trên giường bệnh với bàn tay không còn lành lặn, cơ thể chi chít các vết thương từ vụ nổ do tự chế tạo pháo.
Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

09:37:47 20/12/2024
Mặc dù xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm 2 tháng, nhưng Trung tâm cấp cứu 115 Khánh Hòa vẫn để tài xế điều khiển ô tô đi đón bệnh nhân.
Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

09:23:17 20/12/2024
Người dân phát hiện đám cháy nhanh chóng nhờ mùi khét nồng nặc, tuy nhiên lại khó dập tắt bước đầu do lửa bùng lên nhanh và mạnh, nếu tiếp cận không có đồ bảo hộ sẽ nguy hiểm.
Khởi tố người Hàn Quốc gây tai nạn ở Hòa Bình khiến người đi cùng tử vong

Khởi tố người Hàn Quốc gây tai nạn ở Hòa Bình khiến người đi cùng tử vong

08:41:22 20/12/2024
Điều khiển xe mô tô đi trên đường ở Hòa Bình, ông Hong Soek Joo (quốc tịch Hàn Quốc) không quan sát, không làm chủ tốc độ dẫn đến gây tai nạn khiến người đi cùng tử vong.
Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"

Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"

06:41:10 20/12/2024
Từ đầu năm, bệnh viện chuyên khoa Truyền nhiễm tuyến cuối tại TPHCM đã điều trị hàng chục ca bệnh sốt rét từ nước ngoài về, trong đó đa phần ở châu Phi.
50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

22:12:41 19/12/2024
Tối 18/12, tin từ UBND xã An Bình (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) cho biết, địa bàn xã vừa xảy ra vụ sạt lở đê bao sông Cổ Chiên. Sự cố làm ảnh hưởng 50 hộ dân và 55ha vườn cây ăn trái.
Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

11:52:10 19/12/2024
Theo Công an thị xã Hoài Nhơn, thời gian gần đây, mưa liên tục dẫn đến Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hoài Nhơn xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

14:55:26 18/12/2024
Trần Nam Khánh - học sinh lớp 12A3, Trường THPT Chuyên ngoại ngữ - trúng tuyển vào trường Colby College, Hoa Kỳ, với học bổng hơn 84%.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt đóng phim: Khen ít, tranh cãi nhiều

Hoa hậu Việt đóng phim: Khen ít, tranh cãi nhiều

Hậu trường phim

23:29:59 20/12/2024
Thời gian qua, nhiều nàng hậu nổi tiếng của showbiz Việt chuyển hướng khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh, song không phải ai cũng thành công.
When the Phone Rings tập 7: Tổng tài - tiểu kiều thê hôn nhau ngọt lịm khiến MXH bùng nổ

When the Phone Rings tập 7: Tổng tài - tiểu kiều thê hôn nhau ngọt lịm khiến MXH bùng nổ

Phim châu á

23:23:43 20/12/2024
Cuối cùng hai người trao nhau nụ hôn sâu ngọt ngào, kết thúc chuỗi những ngày dày vò đối phương và cả bản thân bởi những bí mật, hiểu lầm.
Thu Quỳnh là mẹ 2 con vẫn sexy, Quỳnh Nga quấn quýt bên Việt Anh

Thu Quỳnh là mẹ 2 con vẫn sexy, Quỳnh Nga quấn quýt bên Việt Anh

Sao việt

23:13:52 20/12/2024
Diễn viên Thu Quỳnh đăng bộ hình sexy, khoe vóc dáng mẹ 2 con miễn chê. Quỳnh Nga đăng ảnh quấn quýt sánh đôi cùng Việt Anh khi đi sự kiện.
Ông trùm 'Độc đạo' tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim 'Mật lệnh hoa sữa'

Ông trùm 'Độc đạo' tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim 'Mật lệnh hoa sữa'

Phim việt

23:09:41 20/12/2024
Mới đây, NSƯT Hoàng Hải đã tái xuất màn ảnh nhỏ trong bộ phim Mật lệnh hoa sữa nằm trong series Vì tình yêu Hà Nội.
Mẹ cô dâu trẻ đẹp, nụ cười tỏa nắng gây chú ý trong đám hỏi ở Hải Phòng

Mẹ cô dâu trẻ đẹp, nụ cười tỏa nắng gây chú ý trong đám hỏi ở Hải Phòng

Netizen

22:56:54 20/12/2024
Mới đây, video tổng hợp lại những khoảnh khắc dễ thương giữa cô dâu và mẹ ruột tại một đám hỏi ở Hải Phòng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng.
Mùa Giáng sinh này hãy cùng cả nhà khám phá thế giới nhiệm màu của 'Biệt đội Tí hon'

Mùa Giáng sinh này hãy cùng cả nhà khám phá thế giới nhiệm màu của 'Biệt đội Tí hon'

Phim âu mỹ

22:50:02 20/12/2024
Biệt đội Tí hon kể về Út Cưng, một cô nàng không giống với những tí hon khác với tính cách năng động, ham người và ưa giúp đỡ.
Song Joong Ki lần đầu tiết lộ về gia cảnh của vợ

Song Joong Ki lần đầu tiết lộ về gia cảnh của vợ

Sao châu á

22:41:48 20/12/2024
Nam diễn viên Song Joong Ki bất ngờ chia sẻ thẳng thắn về hoàn cảnh gia đình của vợ mình trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Tới lúc Grealish được tháo gỡ xiềng xích

Tới lúc Grealish được tháo gỡ xiềng xích

Sao thể thao

22:40:58 20/12/2024
Để cứu Manchester City, liệu Pep Guardiola có sẵn sàng thay đổi chiến thuật và giải phóng Grealish khỏi sự kìm hãm, để anh có thể tìm lại phong độ đỉnh cao?
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Sức khỏe

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Khởi tố cặp đôi đập tủ kính cướp 3 lượng vàng

Khởi tố cặp đôi đập tủ kính cướp 3 lượng vàng

Pháp luật

22:05:51 20/12/2024
Nhân xông vào tiệm vàng, dùng búa đập bể tủ kính trưng bày và lấy 8 sợi dây chuyền vàng 18K (trọng lượng gần 3 lượng) rồi nhanh chóng bỏ chạy ra xe máy do Khánh chờ sẵn để tẩu thoát.
Tổng thống Putin tiết lộ sự thay đổi của bản thân trong 3 năm

Tổng thống Putin tiết lộ sự thay đổi của bản thân trong 3 năm

Thế giới

22:03:05 20/12/2024
Tổng thống Vladimir Putin đã chia sẻ về sự thay đổi của bản thân kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine cách đây gần 3 năm.