17 năm nhìn lại nỗi kinh hoàng về đại dịch SARS
Năm 2003, người dân sống ở Hà Nội người người bịt khẩu trang kín mít, hạn chế tiếp xúc, trò chuyện. Bởi, nơi đó có đại dịch mang tên SARS – bệnh mà cả thế giới đang khiếp sợ.
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, đến ngày 24/1/2020, Trung Quốc đã ghi nhận 634 trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp do virus Corona tại 24 tỉnh/thành phố, trong đó có 26 trường hợp tử vong, 15 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.
Tại Việt Nam đã có 2 ca là 2 cha con người Trung Quốc nhiễm virus này.
Các chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm tại Việt Nam nhận định bản chất của virus Corona vẫn là chủng từng gây ra SARS (năm 2003). Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến nỗi kinh hoàng về đại dịch SARS của 17 năm trước.
Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, nơi từng là ký ức kinh hoàng của các bác sĩ.
Hàng nghìn người trên thế giới chết vì đại dịch kinh hoàng
Theo Bộ Y tế, SARS là hội chứng Hô hấp cấp tính nặng tên khoa học là Severe Acute Respiratory Syndrome (SARS). SARS do một loại vi rút có tên là Coronavirút gây ra.
Nguồn lây của SARS là những người bị bệnh và người tiếp xúc trực tiếp với nhân viên y tế, người nhà chăm sóc người bệnh.
SARS lây qua 3 con đường: Đường tiếp xúc với dịch tiết từ đường hô hấp có chứa vi rút bắn ra và bám dính vào môi trường bề mặt….; Lây qua đường giọt bắn khi người bệnh ho và hắt hơi trong khoảng cách 1m; Lây qua không khí khi người bệnh làm thủ thuật trên đường thở như phun khí dung, hút đàm nhày, thở máy trên những người nhiễm SARS có suy hô hấp.
Ngày 16/11/2002 ngày đầu tiên xuất hiện bệnh nhân SARS, đến ngày 7/8/2003 không xuất hiện bệnh nhân mới, SARS được ghi nhận ở 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 8.422 người mắc, trong đó có 916 người chết (tỷ lệ tử vong là 10,87%).
Tại Trung Quốc, bệnh nhân đầu tiên được phát hiện tại thành phố Foshan, tỉnh Quảng Đông ngày 16/11/2002. Ngày 26/3/2003, Trung Quốc chính thức thông báo có dịch. Tổng cộng Trung Quốc có 5.327 người mắc, trong đó có 349 người chết.
Tại Hồng Kông, ngày 21/3/2003, một bác sỹ Trung Quốc nhiễm bệnh SARS từ Trung Quốc sang Hồng Kông. Ông là nguồn lây bệnh tại Hồng Kông và lan ra nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tổng cộng Hồng Kông có 1.755 người mắc, trong đó có 300 người chết.
Đài Loan có 665 người mắc, trong đó có 180 người chết.
Tại Canada có 251 người mắc, trong đó có 41 người chết.
Video đang HOT
Tại Singapore, tổng cộng Singapore có 238 người mắc, trong đó có 33 người chết.
Các quốc gia đó đều có lãnh thổ và giao thương lớn với Việt Nam về kinh tế, du lịch, dịch vụ đó là một trong những yếu tốt nguy cơ để dịch SARS lây lan vào Việt Nam.
Bác sĩ Carlo Urbani được xác định lây nhiễm SARS, ông mắc virus này trong những ngày chống dịch ở Hà Nội.
Tình hình dịch SARS tại Việt Nam, 17 năm nhìn lại
Ngày 26/2/2003 có thể coi là ngày bệnh SARS chính thức xâm nhập vào Việt Nam với bệnh nhân đầu tiên là ông Johnie Chun Cheng đến Bệnh viện Việt-Pháp của Việt Nam với những triệu chứng sốt cao, ho khan và đau cơ. Trước khi tới Hà Nội, doanh nhân này đã qua Hồng Kông.
Tại Việt Nam, vài ngày sau khi có bệnh nhân SARS đầu tiên, đến ngày 4/3 đã có 6 nhân viên y tế có tiếp xúc với trường hợp bệnh nhân đầu tiên phải nhập viện vì sốt cao.
Nhận thấy đây là một bệnh lạ nguy hiểm, Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế giới giới để kiểm soát dịch bệnh thế nhưng con số bệnh nhân tại Việt Nam vẫn không ngừng lại ở đó, tiếp tục tăng lên với 37 trường hợp mắc là bác sỹ, y tá, nhân viên y tế trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân SARS. Sự tiến triển nhanh của bệnh cùng với đặc tính dễ lây lan đã tạo nên một sự hoang mang lo lắng tột độ của những người dân phải tiếp xúc, sống gần khu vực có người bệnh.
Ngày 26/2/2003, Bác sỹ Carlo Urbani (người Italia), Chuyên gia truyền nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới được mời đến Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội).
Nơi cách ly bệnh nhân SARS năm 2003
Cuối tháng 3 năm 2003, trong khi dự hội nghị khoa học ở Thái Lan, bác sĩ Carlo Urbani được xác định lây nhiễm SARS. Ông mắc virus này trong những ngày chống dịch ở Hà Nội.
Trước khi qua đời, bác sĩ này đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình để lại làm tiêu bản nghiên cứu. Sau khi Carlo mất 2 tuần, virus Corona gây bệnh SARS đã được chỉ mặt vạch tên.
Từ đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết hợp với Viện Y học nhiệt đới tổ chức chống dịch ngay ở các cửa khẩu biên giới, sân bay…
Ngày 12/3/2003, Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân, áp dụng phương pháp điều trị mới, hiệu quả tốt, không có tử vong tại viện.
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà lúc đó là Phó giám đốc bệnh viện đã vào cuộc ở giai đoạn dồn dập nhất của dịch khi 10 bệnh nhân cuối cùng từ Bệnh viện Việt Pháp chuyển sang.
Ngày 15/3/2003, Bộ Y tế thành lập Ban Đặc nhiệm phòng chống dịch khẩn cấp (do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Thưởng làm Trưởng ban) sau kiện toàn thành Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch SARS (do Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến làm Trưởng ban).
Thời điểm ấy, người dân sống ở Hà Nội người người bịt khẩu trang kín mít, hạn chế tiếp xúc, trò chuyện. Bởi, nơi đó có đại dịch mang tên SARS – bệnh mà cả thế giới đang khiếp sợ.
Ngày 8/4/2003, Việt Nam không xuất hiện bệnh nhân SARS mới. Việt Nam có 63 người mắc, trong đó có 5 người chết.
Sau 45 ngày kể từ ca SARS đầu tiên, đến ngày 28/4/2003, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS.
Cuối cùng, đến ngày 5/7/2003, WHO thông báo chuỗi lây truyền SARS cuối cùng ở người sang người đã cắt đứt.
Đến nay, BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương tin rằng, điểm quan trọng trong công tác phòng chống dịch SARS năm 2003 là sự phối hợp tốt của cả cộng đồng, giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Trong khi trên thế giới có những vụ dịch mà đến vài ba thế kỷ sau cũng chưa biết căn nguyên là gì, nhưng đại dịch này ở Việt Nam từ lúc công bố bệnh lạ đến khi tìm ra virus SARS chỉ hơn một tháng.
Theo danviet.vn
Dịch viêm phổi virus corona bùng phát: Hàng triệu người Trung Quốc 'mất Tết'
13 thành phố với hơn 40 triệu người dân bị cách li, nhiều lễ hội chào đón năm mới ở các thành phố lớn bị hủy bỏ, hàng triệu người Trung Quốc "mất tết".
Thứ bảy đánh dấu ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán, còn được người Trung Quốc gọi là Lễ hội Mùa xuân. Đó là khoảng thời gian mà các gia đình sum vầy, mọi người phải đi rất xa để trở về nhà. Tất cả quây quần bên bữa cơm tất niên, trao cho nhau những phong bao lì xì, mặc quần áo màu đỏ may mắn và đốt pháo để xua đuổi những điều không may.
Nhưng năm nay, mùa lễ hội của người Trung Quốc đã trở thành mùa của sự lo lắng, sợ hãi.
Vào thời điểm mà đáng lẽ mọi người được tận hưởng các lễ hội năm mới, Trung Quốc lại đang trải qua một đợt bùng phát virus corona. Trong 6 tuần kể từ khi dịch bệnh được phát hiện ở thành phố Vũ Hán, 26 người đã chết và 830 người nhiễm bệnh ở Trung Quốc đại lục do virus tương tự như hội chứng hô cấp cấp tính nặng (SARS).
Hầu hết mọi người đều phải đeo mặt nạ bảo vệ để đến ga đường sắt Bắc Kinh, ngày 23/1. (Ảnh: Getty)
Vũ Hán và một số thành phố xung quanh đang bị phong tỏa một phần. Các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã hủy bỏ tất cả các lễ đón Tết Nguyên đán quy mô lớn, bao gồm các hội chợ và lễ kỷ niệm truyền thống xung quanh các đền chùa.
Thượng Hải Disneyland đã tạm thời đóng cửa. 7 bộ phim bom tấn dự kiến ra rạp vào cuối tuần này đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại - đây là vấn đề lớn bởi trong thời gian nghỉ lễ, rất nhiều người muốn ra rạp xem phim.
Các lễ kỷ niệm lớn trong năm mới cũng đã bị hủy bỏ tại các đặc khu hành chính Ma Cao và Hong Kong, nơi từng báo cáo 2 trường hợp nhiễm virus corona.
Cảnh sát Trung Quốc cũng phải đeo khẩu trang khi đi tuần tra trong dịp Tết Nguyên đán tại nhà ga đường sắt Bắc Kinh, ngày 23/1. (Ảnh: Getty)
Tết Nguyên đán đối với người Trung Quốc chẳng khác nào khoảng thời gian nghỉ Giáng sinh - Năm mới ở Mỹ, ngoại trừ việc con số 1,4 tỷ dân Trung Quốc lớn gấp 4 lần so với Mỹ.
Đầu tháng này, Trung Quốc đã chuẩn bị cho 3 tỷ chuyến đi cá nhân trong thời gian diễn ra Lễ hội Mùa Xuân - tăng nhẹ so với 2,99 tỷ chuyến đi vào dịp Xuân vận 2019.
Giờ đây, hàng trăm nghìn người ở Trung Quốc đang phải đối mặt với các kế hoạch về quê ăn Tết hoặc đi du lịch bị đổ vỡ. Sáng 23/1, hành khách phải xếp hàng dài tại ga đường sắt cao tốc của Vũ Hán, cố gắng rời đi trước khi tàu dừng chạy.
Tình hình đến ngày 24/1 còn tệ hại hơn. 13 thành phố với khoảng hơn 41 triệu người ở Hồ Bắc bị cách li.
Một người đàn ông Trung Quốc đeo khẩu trang và kính bảo hộ trước khi lên tàu tại ga đường sắt Bắc Kinh, ngày 23/1. (Ảnh: Getty)
Công ty lữ hành trực tuyến lớn nhất Trung Quốc tuyên bố sẽ dỡ bỏ quy định cấm hủy đặt phòng tại Vũ Hán và bồi thường cho du khách nếu khách sạn từ chối hoàn trả phí đặt phòng.
Eva Kwang, 35 tuổi, đã tới ga West Kowloon của Hong Kong vào ngày 24/1 để hủy vé tàu của gia đình cô đến Quảng Châu, ở phía nam tỉnh Quảng Đông. Cô chia sẻ rằng mình buồn vì không thể gặp gia đình, nhưng lo lắng cho 2 đứa con của mình. " Tôi nghĩ rằng sự an toàn của chúng tôi quan trọng hơn bữa tối của tôi với tụi nhỏ. Tôi nghĩ rằng mình sẽ quay về và thăm họ có thể sau một hoặc hai tháng nữa" - Kwang nói với CNN.
Trên các nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc, đã có nhiều phản ứng trái chiều về những gì hứa hẹn sẽ là một kỳ nghỉ lễ an lành hơn.
Một người dùng đã tìm thấy mặt tích cực - thay vì đi từ nhà này sang nhà khác để thăm các thành viên khác trong gia đình như truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán, mọi người có thể gọi điện cho nhau qua điện thoại.
Nhưng một người khác - người tự nhận là ở Vũ Hán - có vẻ khó chịu hơn. Dù cho cha mẹ của người này chỉ ở ngay bên kia sông, nhưng họ vẫn không có cách nào có thể ăn tối cùng nhau. " Các bạn có hiểu nỗi đau của người dân ở Vũ Hán không?" - người này viết.
VĂN ĐỨC (Nguồn: CNN)
Theo vtc.vn
Mỹ khuyến cáo cẩn trọng khi đến Trung Quốc Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo người dân cẩn trọng khi đến Trung Quốc do tình hình dịch viêm phổi lây lan. "Chúng tôi cập nhật Cảnh báo Du lịch đến Trung Quốc để bổ sung thông tin về dịch viêm phổi. Cảnh báo vẫn ở mức 2 - Tăng cường cẩn trọng", Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua ra thông cáo cho...