17 giây soi camera thấy mẹ đi lùi trong sân làm 1 việc, con gái toát mồ hôi
Sắp Tết rồi, lên tinh thần thôi!
Chắc hẳn không ít bạn trẻ từng một lần thốt lên: Sao cha mẹ chăm chỉ quá vậy! Có thể do cách biệt tuổi tác và thế hệ, nhiều bậc phụ huynh ở độ tuổi U50, U60 thường rất chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa – điều mà không ít Gen Z phải “thua xa” và cảm thấy vô cùng mỗi khi trở về thăm nhà. Thử tưởng bạn đang ngồi lướt điện thoại, nhưng cha mẹ đang lau dọn nhà thì có ai dám ngằm chơi tiếp được chứ!
Mới đây, một cô gái đã chia sẻ cảnh tượng “áp lực” tương tự trong căn nhà của mình. Cô gái cho biết khi soi camera lúc 18h tối vẫn thấy mẹ mình lúi húi lau sân. “Soi mà thấy áp lực ngang hộ em dâu” – cô con gái hài hước cho hay.
Khung cảnh khiến nhiều Gen Z áp lực ngang.
Cảnh tượng này đã nhận được hơn 500k lượt xem chỉ sau thời gian ngắn đăng tải. Đa phần người trẻ nào cũng đồng cảm với nỗi lòng của chủ nhân video, khi không ít lần cảm thấy “áp lực” trước sự chăm chỉ dọn nhà của bố mẹ.
Một số netizen bỗng… lo giùm cho hội con dâu và con rể của gia đình này trong tương lai. Đứng trước ý kiến này, cô con gái tâm sự thêm: “Bà sạch bao nhiêu thì con gái luộm thuộm bấy nhiêu haha. Con gái đây còn chưa sờ vào cái chổi bao giờ ạ”. Điều này cũng phần nào cho thấy người mẹ không quá khó tính hay cũng ép buộc con cháu trong nhà dọn dẹp theo mình đâu đó.
Bên cạnh đó, một số dân mạng cũng khuyên cô gái nên mua cho mẹ vòi xịt thì sẽ tiết kiệm công sức khi lau dọn hơn. Bởi nếu lâu bằng cây cọ kia thì cũng sạch thôi, nhưng vừa tốn sức lại dễ để lại vết trắng.
Người mẹ lau nhà nhanh thoăn thoắt.
Bên dưới bài đăng, nhiều netizen đã để lại bình luận thích thú:
- “Úi giời, mẹ chồng mình còn hơn thế này. Cọ cả cái sân rồi toilet đều sạch bong. Bát trong nhà rửa mấy lần, tráng thêm nước sôi rồi lại để ngoài nắng phơi ra”.
- “Mẹ chồng mình cũng siêu sạch, mình không sạch như thế được. Chắc có lẽ do khoảng cách thế hệ chứ các mẹ chồng ngày xưa sạch sẽ lắm. Nhưng bà tự lau sạch, chứ không bắt con cái phải học theo đâu”.
- “Điều bất ngờ nhất khi làm con dâu của mẹ chồng mình là Tết không phải dọn nhà, chỉ gỡ rèm cửa cho vào máy giặt xong là 2 mẹ con đèo nhau ra chợ sắm Tết”.
- “Mẹ chồng mình sạch lắm, 2 vợ chồng bị mắng suốt nhưng cứ kệ. Bà mắng chán thôi, kiểu ruột để ngoài da, mắng cho vui nhà vui cửa đó. Nhiều người nói người già kỹ tính, khó tính, nhưng mẹ chồng mình tuy sống sạch nhưng vui vẻ với con cháu lắm”.
- “Bình thường mà, có gì đâu mà áp lực. Mình ngày nào cũng bỏ ra 3-4 tiếng buổi sáng dọn nhà 3 tầng gồm 6 phòng ngủ, 6 phòng vệ sinh, 1 sân phơi đồ, 1 nhà bếp”.
- “Mình thì không chịu được cảnh bừa bộn, chỉ cần 1 dấu chân là thấy khó chịu. Cứ sáng trưa tối lau nhà, mỗi lần là lau 3 lần. Sân thì ngày nào cũng rửa. Nhiều người bảo mình sạch quá nọ kia, nhưng nhà của mình mà. Với lại mình tự lau chứ cũng không ép ai lau phụ”.
Phụ huynh Hà Nội đăng tải bài kiểm tra cùng lời phê giáo viên "thiếu chuẩn mực", ai ngờ hội cha mẹ vào khen nức nở
Hẳn phụ huynh này cũng không ngờ phản ứng của cha mẹ học sinh khác lại như thế.
"Bất ngờ với lời phê bài kiểm tra của giáo viên hiện nay (kèm sticker lạ) thiếu chuẩn mực" - một phụ huynh ở Hà Nội mới đây đăng tải 1 bài kiểm tra cùng lời phê giáo viên có phần khác lạ.
Theo đó, học sinh này được điểm kiểm tra 5.75. Cô giáo nhận xét: "Em đã bóp chết sự hy vọng của cô ở em" cùng hình vẽ minh hoạ hài hước. Theo người này, đây là cách viết lời phê không nên có ở môi trường giáo dục.
Chia sẻ này nhận được hàng trăm lượt thích và bình luận. Tuy nhiên, bất ngờ là hầu hết phụ huynh đều cho rằng, cách cô nhận xét khiến học trò không bị áp lực điểm số, cô đang chọn cách truyền đạt nhẹ nhàng nhất. Ngày xưa đi học, thầy cô nào gần gũi, nói chuyện, dạy dỗ mình như con cháu trong nhà thế này là học sinh rất thích và trân trọng.
"Cô làm được điều hiếm thầy cô dám làm, gần gũi và yêu thương con. Bố mẹ không nên quá khắt khe với chuyện nhỏ này. Cô như vậy mới dễ chia sẻ, đồng cảm với các con, kiểu như những người bạn vậy. Tạo sự tò mò, khiến học sinh thêm thích thú với những bài thi sắp tới", một người nhận xét.
Người khác đồng tình: "Tùy vào suy nghĩ tiêu cực hay tích cực của mỗi người thôi, nhưng cá nhân tôi là 1 phụ huynh thì thấy vui khi những hành động, từ ngữ đó cô dành cho con. Điều ấy chứng minh con cũng được cô yêu thương, gần gũi như người mẹ với con của mình. Các phụ huynh đừng quá khắt khe, vì sau đó các thày cô cũng không dám đồng hành vô tư cùng với con mình như những người bạn đâu. Hãy đặt vị trí của mình vào mà nghĩ".
Một số ý kiến cũng cho rằng, hiện giờ giáo viên là Gen Z trẻ trung năng động và học sinh cũng rất nhiều "ngôn ngữ" mới. Cách làm như vậy là bình thường và phù hợp xu thế. "'Chuẩn mực' bây giờ thay đổi rồi, không thể áp chuẩn mực của những năm 2000 lên 25 năm sau đâu bác. Xã hội thay đổi, con người và suy nghĩ cũng thay đổi, không nhố nhăng, phản giáo dục thì chả có lý do gì để chê trách cái lời phê để giúp con mình cố gắng hơn cả", phụ huynh M.T nêu ý kiến.
Dù vậy, cũng có người cho rằng lời phê của cô có thể hơi nhạy cảm với phụ huynh và học sinh nghiêm túc, nên viết "tem tém" lại một chút. Việc dùng những từ ngữ như "bóp chết" cũng không nên.
Cũng có vài ý kiến nghi ngờ đây là bài viết "câu like" bởi không có giáo viên nào ứng xử với học sinh như vậy.
Theo bạn, lời phê này gần gũi hay thiếu chuẩn mực?
Học sinh làm "1+2+2=5" bị cô giáo gạch đỏ, phụ huynh bức xúc đi kiện thì nhận về câu nói gây sốc: "Sao vô lý vậy được?" Bài toán khiến netizen tranh cãi. Đối với các bậc phụ huynh, việc học tập của con cái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trong quá trình hướng dẫn con học bài, không ít cha mẹ đã có những trải nghiệm đầy thú vị và đôi khi không kém phần "thử thách". Nhiều người thừa nhận từng cảm thấy...