17 du khách ở Đà Nẵng ngộ độc do ăn dưa chua chứa E.coli
Kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm tại quán cơm gà nổi tiếng ở Đà Nẵng cho thấy dưa chua chứa E.coli vượt mức cho phép. Trước đó 17 du khách dùng bữa ở quán này đã phải nhập viện vì ngộ độc.
Trưa 17/5, ông Nguyễn Tiên Hồng, Phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, cơ quan chức năng đã tìm ra nguyên nhân khiến 17 thực khách ngộ độc sau khi dùng bữa tại quán cơm gà nổi tiếng trên đường Hồ Nghinh (quận Sơn Trà).
Theo đó, kết quả xét nghiệm 11 mẫu thực phẩm lấy tại quán cơm gà này cho thấy, mẫu dưa chua có chứa E.coli vượt mức cho phép. “Đây là mẫu vi sinh vật gây bệnh và ngộ độc cho khách”, ông Hồng nói.
Lực lượng chức năng phun hóa chất tiêu trùng, khử động tại quán cơm gà khiến 17 khách ngộ độc. Ảnh: N.T.
Theo Chi cục trưởng an toàn vệ sinh thực phẩm Nguyễn Minh Tiến, trong chiều nay, đơn vị sẽ mời chủ quán cơm gà lên làm việc, xử phạt lỗi gây ngộ độc cho thực khách.
Trước đó chiều tối 14/5, nhiều người đến dùng bữa tại quán cơm gà nổi tiếng trên đường Hồ Nghinh. Sau đó, 17 thực khách có các biểu hiện ngộ độc thực phẩm phải vào Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Trong số này có 11 người của đoàn cán bộ TP Vũng tàu ra Đà Nẵng học tập kinh nghiệm.
Ngày 16/5, cơ quan chức năng Đà Nẵng đã đến kiếm tra an toàn thực phẩm ở quán này, phát hiện và lập biên bản việc quán chế biến thức ăn ngay trước khu vực nhà vệ sinh không có vách ngăn.
Video đang HOT
Ngọc Trường
Theo VNE
Quảng Ngãi: Huyện nhận thiếu sót về vụ việc tại Hang Câu
Chiều 11.5, sau 3 ngày đăng kí và chờ đợi, lãnh đạo chính quyền huyện Lý Sơn đã thu xếp và làm việc với PV báo Dân Việt để trả lời các vấn đề liên quan đến Di tích thắng cảnh Hang Câu mà báo đã nêu.
Tại buổi làm việc này, với mong muốn thông cảm vì nguyên nhân khách quan nên không thể thu xếp để làm việc sớm hơn, bà Phạm Thị Hương-Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn thẳng thắn trao đổi, giải thích cụ thể tất cả các vấn đề mà phóng viên hỏi, đặt ra.
Theo lãnh đạo chính quyền Lý Sơn thì do đặc thù là đảo nên việc triển khai xây dựng, chỉnh sửa... các công trình trên đảo nói chung phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết so với đất liền. Và Hang Câu cũng không ngoại lệ.
Việc đổ cát tại một số điểm thuộc khu vực Hang Câu bị dư luận phản ứng khi chưa được cấp thẩm quyền tỉnh cho phép.
Vì vậy khi có cá nhân đến xin phép đầu tư bằng cách dọn vệ sinh, đổ cát bồi thêm nhằm tôn tạo tại một số vị trí ở khu vực Hang Câu cho đẹp hơn, lãnh đạo huyện đã xem xét và bạn bạc. Nhận thấy nhà đầu tư tuy có sự can thiệp, nhưng không tiến hành xây dựng hay có sự tác động gì lớn để có thể gây ảnh hưởng và làm thay đổi cảnh quang thắng cảnh này.
Một góc phía đông của đảo Lý Sơn
Quan trọng hơn là góp phần làm sạch môi trường thắng cảnh Lý Sơn nói chung-vốn là vấn đề mà lâu nay chính quyền địa phương vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm được.
Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm bắt đầu của mùa du lịch hàng năm ở Lý Sơn, nếu cho xử lý sớm môi trường tại thắng cảnh này sẽ tạo cho du khách sự hài lòng, yêu mến hơn khi đến tham quan trên đảo...
Ruộng bậc thang ở đảo Bé (xã An Bình), huyện Lý Sơn
Với những lý do nêu trên, nhận thấy cái được nhiều hơn nên chính quyền huyện mới đồng ý cho nhà đầu tư vừa triển khai thực hiện, vừa hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định.
"Không riêng gì Hang Câu mà tất cả các di tích và thắng cảnh khác của Lý Sơn cũng vậy, lãnh đạo các cấp ngành địa phương luôn ý thức phải làm sao giữ gìn nguyên vẹn bản gốc của nó khi cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào đây. Vì vậy dù có đổ tiền đống nhưng xét thấy sự đầu tư đó gây hại và làm ảnh hưởng, thay đổi đến cảnh quan của di tích, thắng cảnh thì sẽ không bao giờ chấp nhận", bà Hương bày tỏ.
Vẻ hoang sơ của một hang đá ở đảo Bé.
Trở lại vụ việc tại Hang Câu vừa qua, theo lãnh đạo chính quyền Lý Sơn thì do cách triển khai chưa đúng, đặc biệt là chưa có sự tuyên truyền và giải thích cho người dân hiểu rõ, dẫn đến một số bộ phận dư luận đã hiểu nhầm và phản ứng là không nên. Đây cũng là một bài học sâu sắc của các cấp ngành Lý Sơn trong việc triển khai đầu tư các dự án khác trên địa bàn trong thời gian tới.
Du khách đang tắm biển tại đảo Bé.
Qua sự việc này, bà Hương-PCT UBND huyện Lý Sơn cũng kiến nghị: "Trong thời điểm kêu gọi và thu hút đầu tư cho du lịch của huyện đảo không dễ như hiện nay, đối với một số dự án rất mong các cấp ngành của tỉnh xem xét, nghiên cứu để cho phép thực hiện, song song vừa làm, vừa hoàn tất thủ tục nhằm tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư khi đến với đảo".
Riêng đối với mức thu phí tại một số thắng cảnh, theo bà Hương-PCT huyện Lý Sơn, dù mới là chủ trương nhưng trước một số ý kiến không đồng tình như vừa qua, huyện chỉ đạo cho các bộ phận trực thuộc tiến hành tham khảo và lấy ý kiến của dân, du khách... Trên cơ sở đó sẽ chỉnh sửa và đề ra mức phí phù hợp hơn.
Báo Dân Việt xin hoanh nghênh sự tiếp thu, trao đổi thẳng thắn các vấn đề đã phản ánh tại thắng cảnh Hang Câu từ phía lãnh đạo chính quyền Lý Sơn. Tin rằng với nỗ lực và cầu thị như vậy, đồng thời với sự tạo điều kiện từ các cấp ngành của tỉnh, sẽ có nhiều doanh nghiệp, tổ chức... đến đầu tư tại Lý Sơn để đưa du lịch nơi đây phát triển ngày càng mạnh mẽ, bền vững hơn trong tương lai.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Bức xúc mức thu phí vệ sinh tại Hang Câu Không chỉ du khách mà chính người dân ở Quảng Ngãi cũng bức xúc trước đề nghị thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường 20.000 đồng/lượt từ phía chính quyền huyện Lý Sơn đối với du khách khi đến tham quan tại Hang Câu. Mấy ngày qua, người dân vô cùng bức xúc trước sự việc chính quyền huyện đảo Lý Sơn...