17 du khách Italy ở Ấn Độ nhiễm nCoV
Ấn Độ phát hiện 17 người nhiễm nCoV trong nhóm 23 du khách Italy đang bị cách ly, nâng số ca nhiễm ở nước này lên 28.
Bộ Y tế Ấn Độ hôm nay cho biết nước này đến nay ghi nhận 28 trường hợp nhiễm nCoV, trong đó có 17 công dân Italy. Những người này thuộc nhóm 23 du khách Italy đến thăm bang sa mạc phía tây Rajasthan của Ấn Độ tháng trước.
Sau khi hai thành viên trong nhóm được xác nhận nhiễm nCoV, 21 thành viên còn lại được cách ly tại một cơ sở đặc biệt ở New Delhi từ hôm qua để xét nghiệm.
“Trong số 21 du khách này, 15 người dương tính nCoV. Chúng tôi đang chờ kết quả xét nghiệm của những người khác”, một nguồn tin cho biết thêm. Như vậy, 17 người trong nhóm du khách Italy này đã bị nhiễm nCoV.
Du khách Italy điền vào biểu mẫu sau khi được đưa vào cơ sở kiểm dịch ở New Delhi, Ấn Độ hôm 3/3. Ảnh: AFP.
Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng 12/2019 và đã xuất hiện tại 81 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 93.000 người nhiễm bệnh và hơn 3.200 người chết. Italy hiện là ổ dịch lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc, với hơn 2.500 ca nhiễm bệnh và 79 ca tử vong. Nhiều quốc gia đang lo ngại việc lây nhiễm virus từ du khách Italy.
Video đang HOT
Ấn Độ đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa, bao gồm cấm du khách từ Italy, Iran, Hàn Quốc và Nhật Bản, trừ các nhà ngoại giao và quan chức từ cơ quan quốc tế.
“Không cần phải hoảng sợ. Chúng ta cần phối hợp cùng nhau, thực hiện các biện pháp nhỏ nhưng quan trọng để đảm bảo mọi người tự bảo vệ”, Thủ tướng Narendra Modi viết trên Twitter hôm qua.
Theo vnexpress.net
Muốn chống dịch Covid-19 tốt, phải xóa bỏ kỳ thị
Đó là khẳng định của bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, người có rất nhiều kinh nghiệm trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm ở nước ta.
Vĩnh Phúc hiện đang là tỉnh có số người mắc Covid -19 cao nhất cả nước với 11 người đã được xác định dương tính nCoV cùng rất nhiều người thuộc diện nghi nhiễm, tiếp xúc gần phải cách ly.
Những ngày qua, đã có không ít biểu hiện trong cộng đồng thể hiện sự xa lánh, kỳ thị với người dân Vĩnh Phúc: 1 khách sạn ở Hà Nội treo biển "không chào đón khách đến từ Vĩnh Phúc", 1 bệnh viện bị tố không tiếp nhận sản phụ chỉ vì là người Vĩnh Phúc,...
Nhiều người cho rằng đó là hành động để bảo vệ bản thân khỏi bệnh Covid -19 khi tỉnh Vĩnh Phúc đang bị coi là "ổ dịch" của cả nước.
Chốt kiểm tra dịch bệnh Covid-19 tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Khi chúng ta càng kỳ thị, quá trình chống dịch càng kém hiệu quả".
Kinh nghiệm này được bác sĩ Cấp rút ra qua việc tham gia điều trị rất nhiều dịch bệnh khác trước đây như HIV, cúm...
Ông Cấp phân tích, việc chúng ta kỳ thị sẽ khiến một số bệnh nhân nghi có bệnh không dám đi khám vì sợ bị cộng đồng xa lánh, xua đuổi. Thậm chí, một số trường hợp có bệnh sẽ cố tình giấu bệnh khiến dịch càng dễ lan rộng.
"Nếu không giải quyết tâm lý cho bệnh nhân thì việc khoanh vùng chữa trị là vô cùng khó khăn. Bởi vậy để làm tốt chống dịch, chúng ta phải xóa bỏ kì thị", bác sĩ Cấp nhấn mạnh.
Về những quan điểm cho rằng tỉnh Vĩnh Phúc là "ổ dịch", bác sĩ Cấp nhấn mạnh: Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích rất lớn và đông dân. Hiện nay, số thôn xã có bệnh nhân Covid -19 không quá nhiều nên chúng ta không thể "gói" tất cả vào một chữ "Vĩnh Phúc" để kỳ thị.
Bên cạnh đó, với những người ở khu vực có dịch, hiện Bộ Y tế và chính quyền địa phương đều đã phong tỏa chặt chẽ để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Với các bệnh nhân đã được chữa khỏi, âm tính với nCoV, ông Cấp cho biết: về mặt nguyên tắc, khi bệnh nhân hết virus có nghĩa là họ không có nguy cơ phát tán, lây nhiễm bệnh ra cộng đồng. Tuy nhiên, do Covid -19 là một bệnh mới, các bệnh nhân đã xuất viện vẫn được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cũng nhấn mạnh, để đối phó với dịch bệnh, không cách nào tốt hơn là người dân cần tìm hiểu thật kỹ về nó để bình tĩnh đối phó.
Thông tin chính thống về dịch Covid -19 hiện có rất nhiều trên báo chí, các trang thông tin của Bộ Y tế, tờ rơi và được y tế địa phương trực tiếp ban hành tới người dân.
"Tôi nghĩ sự quan tâm lo lắng của cộng đồng là cần thiết. Tuy nhiên, nó phải xuất phát trên cơ sở hiểu biết, không nên hoang mang vì những thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và công tác chống dịch nói chung", bác sĩ Cấp nhấn mạnh.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet
Số ca tử vong do ô nhiễm không khí ở VN có thể tăng 4 lần vào năm 2030 Nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, dự báo số ca tử vong do ô nhiễm không khí từ nhiệt điện than ở Việt Nam sẽ tăng từ gần 5.000 người năm 2011 lên gần 20.000 người vào năm 2030. Năm 2017, các chuyên gia thuộc Đại học Harvard công bố nghiên cứu cho thấy khí thải do đốt than ở Đông Nam...