17 chiến sĩ công an hi sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho biết, dịch Covid-19 đã khiến hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ công an mắc, nghi mắc SARS-CoV-2, 17 người hi sinh, tử vong liên quan đến đại dịch.
Sáng 11/12, Bộ Công an tổ chức Hội nghị Sơ kết phong trào thi đua đặc biệt “Công an Nhân dân – lá chắn thép phòng, chống dịch Covid-19 – thanh bảo kiểm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Tại điểm cầu TPHCM, hội nghị có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Hội nghị tại điểm cầu TPHCM (Ảnh: H.K.).
Phát biểu khai mạc, Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn – Thứ trưởng Bộ Công an – cho biết, đại dịch Covid-19 đã tác động lên mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, sức khỏe, tính mạng người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây ra bất ổn, xung đột xã hội. Bộ Công an đã chỉ đạo công an các địa phương tập trung cao độ cho nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an ninh, trật tự, giữ vững ổn định xã hội.
Thứ trưởng Bộ Công an thông tin, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua, Bộ Công an là cơ quan đầu tiên thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương do một Thứ trưởng là chỉ huy trưởng chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại phía Nam, đồng thời là thành viên tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng tại phía Nam. Bộ Công an đã kiện toàn Ban Chỉ đạo ở công an các địa phương, do Giám đốc Công an tỉnh, thành làm trưởng ban.
Đặc biệt, thời gian qua, Bộ Công an đã xây dựng hơn 150 báo cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước về nội dung liên quan công tác phòng, chống dịch như đánh giá tình hình, kinh nghiệm phòng, chống dịch của thế giới, kinh nghiệm đối với Việt Nam, đánh giá dư luận xã hội đối với các chính sách an ninh, xã hội, tác động của đại dịch đối với kinh tế – xã hội. Các báo cáo của Bộ Công an được lãnh đạo các cấp ghi nhận, đánh giá cao và sử dụng trong chỉ đạo, điều hành.
Video đang HOT
Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu cả nước (Ảnh: H.K.).
Trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19, lực lượng công an đã tăng cường kiểm danh, kiểm diện, quản lý chặt 1.235 đối tượng phản động, chống đối, bắt giữ, xử lý 83 đối tượng; đấu tranh, bóc gỡ 178 đối tượng là cơ sở nội địa, liên quan các tổ chức phản động lưu vong, chống đối trong nước. Ngành công an cũng ngăn chặn, vô hiệu hóa 11 chiến dịch, kế hoạch lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để chống phá Việt Nam.
Bên cạnh việc bảo vệ an ninh quốc gia, lực lượng công an cũng tăng cường các công tác đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh mạng và trật tự an toàn xã hội.
“Từ phong trào thi đua, lực lượng công an ghi nhận hàng trăm điển hình tiên tiến, việc làm tử tế. Các cán bộ không quản khó khăn, sẵn sàng lao vào tâm dịch cùng tham gia truy vết, cùng an hem đồng đội ở tại cơ quan chống dịch 3-4 tháng không về nhà”, Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn thông tin.
Trong quãng thời gian căng thẳng nhất bởi đại dịch Covid-19, các chiến sỹ cũng không quản khó khăn lao mình vào tâm dịch, chấp nhận rủi ro. Những nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng đồng cảm, chia ngọt, sẻ bùi với nhân dân đã thắp lên niềm tin về tinh thần đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn chia sẻ, dịch Covid-19 đã để lại những tổn thất, mất mát to lớn đối với lực lượng công an cả nước. Tính đến ngày 7/12, toàn lực lượng đã có hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ nhiễm và nghi nhiễm SARS-CoV-2, 17 người hi sinh, tử vong do liên quan đến dịch Covid-19.
Hà Nội khuyến cáo tránh trải nghiệm tàu Cát Linh giờ cao điểm
Đơn vị quản lý đường sắt Cát Linh - Hà Đông khuyến cáo người dân tránh trải nghiệm tàu vào giờ cao điểm để phòng dịch, nếu khách quá đông sẽ tạm đóng cửa nhà ga.
Sáng 8/11, tại ga Yên Nghĩa, lượng hành khách tới để trải nghiệm tàu khá đông; chủ yếu là người già và sinh viên. "Hơn 5.000 vé miễn phí đã được phát ra trong thời gian ngắn", một nhân viên phòng vé cho biết.
Để đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19, Metro Hà Nội khuyến cáo những trường hợp sử dụng tàu để đi làm cần đi đúng khung giờ; với người dân chỉ đến để trải nghiệm tàu, "nên cố gắng tránh khung giờ cao điểm để hạn chế tập trung đông người".
Hành khách đứng, ngồ kín các toa tàu sáng 7/11. Ảnh: Phạm Chiểu.
Bà Nguyễn Thị Tùng (67 tuổi, phường Văn Miếu, Đống Đa) cho biết đã rủ hai người bạn trải nghiệm tàu. Bà Tùng xuất phát từ ga Cát Linh tới điểm cuối Yên Nghĩa và quay trở lại. "Tàu chạy nhanh, cảm giác ổn định", bà Tùng đánh giá.
Tương tự, nhà ở huyện Hoài Đức, sáng 8/11, ông Nguyễn Viết Lộng (72 tuổi), bắt xe buýt lên ga Yên Nghĩa để đi tàu. Ông Lộng bị tai biến, phải sử dụng sự hỗ trợ từ xe lăn. "Tôi không gặp trở ngại đáng kể nào khi lên tàu", ông Lộng chia sẻ.
Bà Tùng và ông Lộng là hai trong số cả trăm nghìn lượt người dân đã đi tàu Cát Linh - Hà Đông trong ba ngày đầu dự án vận hành (từ 6 đến 8/11). Trong đó, theo Hà Nội Metro, riêng ngày 7/11, tuyến đường sắt này vận hành 141 lượt tàu, chở trên 54.000 lượt khách, gấp đôi so với ngày đầu tiên.
Mặc dù lượng khách đông, song thống kê cho thấy lượng hành khách trong hai ngày đầu (6 và 7/11) chưa vượt quá 50% công suất đoàn tàu. Số khách trong ngày 8/11 dự kiến bằng 1/3 so với ngày 7/11.
"Khoảng từ 9h30 đến hơn 11h sáng 7/11 có có hiện tượng khách đến sảnh tầng một ga Cát Linh quá đông, ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch bệnh Covid-19" Phó tổng Giám đốc Hanoi Metro Nguyễn Văn Ngọc nói và cho hay đơn vị đã lập tức kích hoạt các biện pháp phòng dịch.
Theo đó, Hà Nội Metro sử dụng các tấm chắn pano để tạo hành lang zíc zắc cho người dân xếp hàng; yêu cầu khai báo y tế, khử khuẩn trước khi lên tầng 2 để đi tàu.
Đơn vị tổ chức phân luồng, khi nào lượng khách ở tầng 3 lên hết tàu thì mới để khách ở tầng 2 tiếp tục di chuyển, tương tự như vậy với khách ở tầng một. Hành khách đi lên và đi xuống theo hai luồng khác nhau để tránh xung đột.
Ông Nguyễn Viết Lộng (72 tuổi) bị tai biến, phải sử dụng sự hỗ trợ từ xe lăn khi đến trải nghiệm tàu Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Phạm Chiểu.
12 nhà ga dọc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đều bố trí các phòng cách ly tạm thời, sẵn sàng cách ly những hành khách có biểu hiện nghi nhiễm Covid-19. "Đến sáng nay (8/11), lượng khách đi tàu vẫn đông nhưng đã giảm so với hai ngày trước. Chúng tôi lên kịch bản, trong trường hợp khách đông quá, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 sẽ tạm thời đóng cửa nhà ga" ông Ngọc nói.
Lý giải thêm về tình huống này, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Đỗ Việt Hải cho biết, đây là phương án trong kế hoạch vận hành tuyến đường sắt.
Khi xảy ra tình huống quá tải hành khách hay nguy cơ dịch bệnh, hệ thống loa dọc nhà ga sẽ thông báo việc tạm thời đóng cửa. Cùng lúc đó, tổ công tác gồm các đơn vị liên quan sẽ kích hoạt việc giải toả hành khách, các xe buýt được điều tiết đến các nhà ga để bổ sung ngoài các tuyến đã có.
Tình huống tạm đóng cửa nhà ga thông thường chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, khoảng 20 đến 30 phút. Sau khi hành khách được giải toả hay nguy cơ dịch được ngăn ngừa, nhà ga trở lại hoạt động bình thường.
Một hành khách quét mã QR tại sảnh tầng 1, ga Cát Linh, sáng 8/11. Ảnh: Phạm Chiểu.
Trước đó, sáng 6/11, Bộ Giao thông Vận tải bàn giao dự án đường sắt Cát Linh cho Hà Nội quản lý. Thành phố đã tổ chức vận hành dự án từ 9h sáng 6/11.
Tuần đầu, tàu điện hoạt động từ 5h30 đến 20h hàng ngày, tần suất 15 phút mỗi chuyến, tuần tiếp theo 10 phút mỗi chuyến. Thiết kế mỗi toa tàu chở được 240 hành khách, một chuyến tàu với 4 toa chở 960 người/lượt vận hành.
Vì sao Nhà Bè và Cần Giờ nguy cơ dịch cao? Khu công nghiệp Hiệp Phước, Long Hậu chưa có khu cách ly tập trung nên công nhân dương tính được chuyển về địa phương khiến nguy cơ tăng cao, theo lãnh đạo Sở Y tế TP HCM. Thông tin được bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM nói tại cuộc họp báo về công tác phòng chống...