16,7 tỉ USD kiều hối về Việt Nam năm 2019, TP.HCM chiếm 1/3, cao nhất cả nước
Theo công bố từ Ngân hàng thế giới, liên tiếp trong 3 năm gần đây, Việt Nam đều nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất.
Theo thống kê từ Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) hoảng 7% đến 8% hộ gia đình ở Việt Nam có nhận kiều hối từ nước ngoài.
Ông Lương Thanh Nghị, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định, trong những năm gần đây, nhờ các chính sách ngày càng cởi mở của Đảng và Nhà nước đối với kiều bào nên nguồn lực từ kiều bào đã được phát huy mạnh mẽ.
Năm 2019, lượng kiều hối về Việt Nam ước đạt 16,7 tỉ USD, tăng 800 triệu USD so với năm 2018. Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đang hoạt động đầu tư trên cả nước với tổng số vốn góp và đăng ký lên tới 4 tỷ USD.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada,Australia, Nga, Pháp… chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, thương mại, du lịch, xây dựng, bất động sản, công nghệ phần mềm, chăn nuôi thủy hải sản…
Ngày nay, ngày càng có nhiều Việt Kiều trở về nước làm việc, sinh sống và nghỉ hưu – ước tính hơn nửa triệu người mỗi năm. Ngoài ra kiều hối còn có tính mùa vụ rất lớn (ví dụ người đi lao động nước ngoài thường gửi tiền về dịp Tết).
Lượng kiều hối chuyển gia tăng được cho là vì số lượng người Việt Nam ở nước ngoài tăng lên, đặc biệt là lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Vài năm trở lại đây, dòng kiều hối từ kiều bào trẻ về nước đầu tư, khởi nghiệp đã tạo thành một làn sóng mới. Theo ông Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia lĩnh vực tài chính ngân hàng, người Việt làm việc ở nước ngoài ngày càng “tin vào sự ổn định của nền kinh tế và nhìn thấy những cơ hội đầu tư tốt hơn ở thị trường trong nước”.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phân tích: dù thị trường tài chính tiền tệ có nhiều điều bất lợi như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, phá giá đồng tiền của nhiều nước nhưng kiều hối về Việt Nam, đặc biệt về TP.HCM là rất ổn định. Kiều hối giúp ích rất nhiều cho các hoạt động tại địa bàn như sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn của người dân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế thành phố phát triển.
Ngoài ra, theo Ngân hàng Thế giới, kiều hối về Việt Nam cũng thường được sử dụng để chi trả cho y tế chăm sóc sức khỏe, nhà ở và giáo dục và để hỗ trợ các hoạt động từ thiện, nhân đạo và tôn giáo, hoặc được sử dụng cho đầu tư kinh doanh và để đạt được các kỹ năng liên quan đến mục tiêu di cư ra nước ngoài.
Việc thu hút nguồn vốn và tri thức của kiều bào đang là một trong những trọng tâm trong chính sách trọng dụng nhân tài là người Việt Nam, từ nước ngoài về nước để cống hiến và phát triển đất nước.
Năm 2019, TP HCM là thành phố nhận lượng kiều hối đổ về cao nhất cả nước, ước đạt 5,6 tỉ USD. Năm 2018, lượng kiều hối đổ về TP HCM đạt 5 tỷ USD, trước đó năm 2017 là 5,2 tỷ USD. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho hay, 70% kiều hối của TP HCM đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoàng An
Theo Trí thức trẻ
Việt Nam duy trì trong top 10 nước nhận nguồn kiều hối lớn nhất
Dữ liệu kiều hối thường niên mới cập nhật của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và đứng thứ 3 ở châu Á.
Ảnh minh họa.
Thực tế sử dụng kiều hối trong nhiều năm qua cho thấy, ngoại tệ gửi về đã hỗ trợ cho nhiều hoạt động tại địa phương như: sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn cho đời sống người thân, giải quyết việc làm, qua đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
Là địa bàn thường chiếm đến một nửa lượng kiều hối của cả nước, ngoại tệ chuyển về TP.HCM tăng khoảng 10 - 15 %/năm. Từ đầu năm đến nay, lượng kiều hốivề đây đã vượt 4,3 tỷ USD và đang tiếp tục tăng nhanh trong những ngày tới đây. Trước mùa kiều hối cuối năm, các tổ chức tín dụng đồng loạt nâng cấp những dịch vụ nhận và chuyển tiền từ nước ngoài, đặc biệt gần đây tập trung vào các giao dịch online, giúp giảm tối đa thời gian giao dịch.
Đây là lần thứ 5 Việt Nam lọt vào top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Xét trong bối cảnh năm 2019, con số 16,7 tỷ USD, tương đương 6,4% GDP, có ý nghĩa đặc biệt. Dòng kiều hối về Việt Nam đã tăng khoảng gần 120 lần, từ 0,14 tỷ USD trong năm 1993 lên 16 tỷ USD vào năm 2018. Đây cũng là nguồn lực để cân đối, giúp ổn định tỷ giá.
Theo Linh Thủy - Duy Đông/VTV
Lượng kiều hối về TPHCM ước tăng 9% Tính đến cuối tháng 11 vừa qua, lượng kiều hối chuyển về TPHCM qua hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế, hải quan, bưu điện đạt 4,3 tỷ USD và đang tiếp tục tăng nhanh trong tháng cuối năm. Ảnh minh họa Mặc dù trong năm 2019 diễn biến thị trường tài chính tiền tệ có nhiều điểm hơi bất...