1.600 tấn vàng dưới đáy hồ Baikal, tại sao không ai dám vớt?
Hồ Baikal, nằm sâu trong lòng nước Nga, không chỉ được biết đến là hồ nước ngọt sâu nhất và lâu đời nhất thế giới mà còn gắn liền với những huyền thoại kỳ bí.
Trong số đó, câu chuyện về kho báu vàng khổng lồ – được cho là lên tới 1.600 tấn – đã thu hút sự tò mò của không ít người.
Truyền thuyết kể rằng, trong quá khứ, một lượng lớn vàng đã bị chôn vùi dưới đáy hồ Baikal để tránh thảm họa chiến tranh. Kho báu này ngoài việc là biểu tượng của sự giàu có, còn được coi như một chứng minh lịch sử cho những biến cố của thời đại.
Tuy nhiên, việc trục vớt kho báu khổng lồ này không hề dễ dàng. Bởi hồ Baikal có địa hình đáy hồ phức tạp, dòng chảy ngầm mạnh, và tầm nhìn dưới nước rất thấp, khiến mọi nỗ lực tiếp cận đều gặp rủi ro lớn. Các chuyên gia nhận định rằng, ngay cả với công nghệ hiện đại, việc lặn xuống đáy hồ sâu gần 2.000 m để tìm kiếm và đưa lượng vàng khổng lồ lên mặt nước gần như là bất khả thi.
Truyền thuyết kể rằng 1.600 tấn vàng – hiện có thể trị giá hàng tỷ USD – đã bị mất khi đoàn tàu của chỉ huy chống Cộng Đô đốc Alexander Kolchak lao xuống hồ Baikal, hồ nước ngọt lâu đời nhất và sâu nhất thế giới
Ngoài những khó khăn về kỹ thuật, kho báu vàng dưới hồ Baikal còn bị ràng buộc bởi các quy định pháp luật nghiêm ngặt của Nga. Theo luật, mọi tài nguyên dưới đáy hồ, bao gồm cả vàng, đều thuộc về tài sản quốc gia. Chính phủ Nga đã ban hành nhiều chính sách bảo vệ hồ Baikal nhằm duy trì sự cân bằng sinh thái và ngăn mọi hành vi xâm phạm.
Bởi hồ Baikal là một di sản thiên nhiên vô giá, chứa đựng đa dạng sinh học phong phú và những loài đặc hữu quý hiếm. Do đó, các hoạt động khai thác, nếu không được kiểm soát, có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái. Từ việc làm xáo trộn cấu trúc đáy hồ, ô nhiễm nước, đến việc ảnh hưởng môi trường sống của các loài sinh vật, những mối nguy tiềm tàng này đều vượt xa giá trị kinh tế của kho báu.
Ngay cả khi vượt qua các rào cản pháp lý, chi phí để trục vớt số vàng được đồn đại cũng là một trở ngại lớn. Việc thực hiện chiến dịch trục vớt đòi hỏi sự đầu tư lớn về nhân lực, công nghệ, và thiết bị. Chưa kể đến nguy cơ phá vỡ hệ sinh thái hồ, làm mất cân bằng môi trường và ảnh hưởng đến các loài sinh vật quý hiếm.
Ví dụ, hồ Baikal là nơi sinh sống của hải cẩu Baikal – loài hải cẩu nước ngọt duy nhất trên thế giới – cùng nhiều loài cá đặc hữu như cá thịt trắng Baikal. Nếu hệ sinh thái bị phá hủy, những loài sinh vật này có nguy cơ tuyệt chủng, kéo theo sự mất mát không thể phục hồi cho thiên nhiên.
Thay vì cố gắng săn tìm một kho báu vàng có thể chỉ tồn tại trong truyền thuyết, việc bảo vệ hồ Baikal và hệ sinh thái độc đáo của nó mới là điều quan trọng hơn cả. Là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, Baikal không chỉ là nguồn cung cấp nước sạch, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị khoa học, lịch sử, và văn hóa đặc biệt.
Hồ Baikal đã chứng kiến hàng triệu năm biến đổi địa chất và là nơi khởi nguồn của nhiều phát hiện khoa học quan trọng. Các nhà ngiên cứu đã tìm thấy tại đây những dấu vết cổ sinh vật học, cũng như những hiểu biết mới về hệ sinh thái dưới nước. Bên cạnh đó, vẻ đẹp tự nhiên của hồ – với làn nước trong vắt như gương và cảnh quan xung quanh tuyệt đẹp – đã thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Video đang HOT
Câu chuyện về kho báu dưới hồ Baikal là lời nhắc nhở mạnh mẽ về trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của con người. Việc bảo tồn hồ không chỉ là bảo vệ một nguồn tài nguyên quý giá mà còn là bảo vệ ngôi nhà chung của hàng ngàn loài sinh vật.
Chính phủ Nga đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ hồ Baikal, từ việc hạn chế phát triển kinh tế xung quanh khu vực hồ, quản lý chất thải công nghiệp, đến việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Những loài hải cẩu quý hiếm và thú vị nhất trên thế giới
Họ Hải cẩu (Phocidae) quy tụ những loài thú sống ở các biển vùng cực và ôn đới mát, thích nghi với cuộc sống dưới nước nhiều hơn các họ hàng là sư tử biển và hải mã. Đặc điểm chung của chúng là có tập tính sống bầy đàn ở trên biển, tứ chi có hình dạng như máng chèo, đuôi ngắn nhỏ, chi sau có khả năng cử động, cổ dài, thân phủ lông.
Hải cẩu mũ (Cystophora cristata) dài 2-2,7 mét, phân bố ở Bắc Cực. Loài hải cẩu sống đơn độc này có cái mũi khác thường, rủ xuống mồm. Khi kết thành đôi, nó thổi phồng cái túi da màu đỏ bên ở mũi. Các con non sống tự lập khi mới 5 ngày tuổ.i.
Hải cẩu Caspi (Pusa caspica) dài 1,5 mét, sống ở vùng biển nội địa Caspi. Hải cẩu Caspi được phân loại là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong danh sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Hải cẩu Weddell (Leptonychotes weddellii) dài 2,5-3,3 mét, là loài thú hoang dã sống gần Nam Cực nhất và là chuyên gia lặn sâu và dài bên dưới các thềm băng Nam Cực.
Hải cẩu xám (Halichoerus grypus) dài 1,7-3,3 mét, sống ở Bắc Đại Tây Dương và sinh sản với số lượng lớn ở Anh.
Hải cẩu sư Hawaii (Monachus schauinslandi) dài 2-2,4 mét, sinh sống ở quẩn đảo Hawaii. Đây là một trong hai loài hải cẩu sư còn sống sót (loài còn lại ở Địa Trung Hải). Chỉ còn lại chưa đến 1.000 cá thể, chúng đang ở trong tình trạng rất nguy cấp.
Hải cẩu Ross (Ommatophoca rossii) dài 1,7-2,5 mét, sống ở vùng biển quanh Nam Cực. Loài hải cẩu bơi nhanh và quý hiếm này sử dụng phần lớn thời gian săn mực dưới các tảng băng.
Hải cẩu da báo (Hydrurga leptonyx) dài 2,5-3,4 mét, phân bố ở Nam Cực. Loài săn mồi đáng gờm này chủ yếu phục kích các loài hải cẩu nhỏ hơn, cá và chim cánh cụt ở rìa các tảng băng. Chúng cũng ăn cả con mồi nhỏ như tôm.
Hải cẩu râu (Erignathus barbatus) dài 2-2,6 mét, phân bố ở Bắc Cực. Loài hải cẩu lớn này ăn cá và động vật không xương sống ở tầng đáy. Nó xác định con mồi một phần bằng những sợ râu cứng và dài có vai trò như cơ quan xúc giác.
Hải cẩu Greenland (Pagophilus groenlandicus) dài 1,7-1,9 mét, phân bố ở Bắc Đại Tây Dương. Loài hải cẩu này tụ tập thành các nhóm ồn ào khi di trú về phía Nam và mùa Đông và phía Bắc vào mùa hè.
Hải cẩu ăn cua (Lobodon carcinophagus) dài 2-2,4 mét, phân bố ở Nam Cực. Khác với tên gọi, loài hải cẩu nhanh nhẹn này chủ yếu ăn tôm lân mà nó lọc từ nước bằng hàm răng chuyên biệt cho việc này.
Hải cẩu voi phương Nam (Mirounga leonina) dài 2-7 mét, phân bố ở Nam Đại Dương. Loài hải cẩu này có cái mũi giống vòi voi. Đây là loài thú ăn thịt lớn nhất, với trọng lượng lên đến 5 tấn.
Hải cẩu voi phương Bắc (Mirounga angustirostris) dài 2-5 mét, sống ở bắc Thái Bình Dương. Giống như họ hàng phương Nam, chúng từng bị săn đến mức gần tuyệt chủng, nhưng đang dần phục hồi.
Hải cẩu đốm (Phoca largha) dài 1,4-1,7 mét, chủ yếu xuất hiện trên các tảng băng trôi ngoài bờ biển phía Bắc Siberia và vùng Yukon, Canada. Các cá thể trưởng thành sống thành từng đôi.
Hải cẩu thường (Phoca vitulina) dài 1,2-2 mét, phân bố ở hầu khắp các vùng biển ôn đới Bắc Bán Cầu. Thường gọi là hải cẩu cảng, chúng thường xuất hiện ở các khu vực có con người sinh sống.
Hải cẩu khoanh tròn (Pusa hispida) dài 1-1,7 mét, cư trú ở các thềm băng Bắc Cực. Con non được sinh ra dưới mặt băng để bảo vệ chúng khỏi các loài động vật săn mồi.
Hải cẩu Baikal (Pusa sibirica) dài 1-1,4 mét, là loài đặc hữu của hồ Baikal, Nga. Vào mùa đông, loài hải cẩu nước ngọt này dùng răng và vuốt để tạo lỗ thở trong băng.
Hải cẩu ruy băng có tên khoa học là Histriophoca fasciata. Chúng là loài động vật chân màng cỡ trung thuộc họ hải cẩu. Hải cẩu có bộ lông vằn cực kỳ quý hiếm trong tự nhiên, nó được phát hiện ở bờ biển bang Washington, Mỹ. Đây là loài hải cẩu độc đáo với những dải sọc vằn tuyệt đẹp trên khắp cơ thể.
Tìm thấy cụm thành phố cổ đại 2.000 năm tuổ.i tại Ecuador Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 11/1, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một cụm các thành phố cổ đại bị chôn vùi bên trong rừng nhiệt đới Amazon tại Ecuador nơi từng là nhà của ít nhất 10.000 người vào khoảng 2.000 năm trước. Bản đồ laser thành phố cổ đại được khám...