16 tuổi, kinh nguyệt 2 tháng có một lần liệu có vấn đề gì không?
Bình thường chu kỳ hành kinh hàng tháng của phụ nữ từ 28 đến 32 ngày. Ít hơn 20 ngày là chu kỳ kinh ngắn, dài hơn 45 ngày là chu kỳ kinh dài, một số người có chu kỳ hành kinh 60 ngày vẫn là bình thường.
Câu hỏi: Bác sĩ ơi cho cháu hỏi cháu năm nay sắp 16 tuổi nhưng kinh nguyệt không đều, khoảng tầm 2 tháng mới có. Mỗi lần có là tầm 6-7 ngày mới hết. Mỗi lần có cũng không đúng ngày, trễ tầm 1 tuần. Mong bác sĩ tư vấn tình trạng của cháu như vậy liệu có vấn đề gì không ạ?
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ trả lời:
Bạn năm nay 16 tuổi, đã có hành kinh, không biết bạn bắt đầu có kinh nguyệt từ năm bao nhiêu tuổi? Nếu bạn mới có hành kinh (1-2 năm), lúc này do nội tiết chưa ổn định nên chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều, lúc ngắn, lúc dài, có lúc ‘biến mất’ 2-3 tháng mới quay trở lại, có lúc lượng máu kinh ra nhiều, có lúc lại rất ít… Sau vài năm, lúc này nội tiết điều hòa hơn, cơ thể em cũng phát triển hơn, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định dần và hình thành chu kỳ cố định.
Bình thường chu kỳ hành kinh hàng tháng của phụ nữ từ 28 đến 32 ngày. Ít hơn 20 ngày là chu kỳ kinh ngắn, dài hơn 45 ngày là chu kỳ kinh dài, một số người có chu kỳ hành kinh 60 ngày vẫn là bình thường.
Video đang HOT
Trong trường hợp của em, nếu chu kỳ lần nào cũng vậy, tầm 60 ngày, ổn định thì em là người có chu kỳ kinh dài chút nhưng vẫn là bình thường, mỗi kỳ hành kinh 6-7 ngày cũng không có gì bất thường.
Em cũng là người cẩn thận, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình rất tốt. Năm nay em mới 16 tuổi, cơ thể em còn phát triển 2-3 năm nữa. Chưa cần phải quá lo lắng nhé. Trước mắt cứ theo dõi thêm chu kỳ kinh của em xem có gì thay đổi so với hiện tại không. Nếu 4-5 tháng mới có hành kinh một lần mới cần đi khám sản phụ khoa em nhé.
Em đang ở giai đoạn phát triển nhanh và nhiều, cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển. Tìm hiểu thêm kiến thức về dinh dưỡng để có sức khỏe tốt nhất. Có thời gian biểu hợp lý cho việc học tập, rèn luyện sức khỏe, học thêm kỹ năng sống… để có cơ thể khỏe mạnh, cân đối, tinh thần thoải mái, cuộc sống không quá căng thẳng, giảm stress… cũng là những yếu tố giúp cơ quan sinh dục nói chung, chu kỳ kinh nguyệt ổn định đấy em. Đừng quá lo lắng nhé.
Theo tiin.vn
Đây là 2 thời điểm mẹ bầu tuyệt đối đừng đi bộ nhiều kẻo có ngày MẤT CON!
Nếu người mẹ mang thai muốn sinh con khỏe mạnh, đi bộ có thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe thể chất. Đi bộ thực sự tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng điều đó không có nghĩa đi bộ luôn tốt cho bà bầu.
Nhiều bà mẹ mang thai thường được khuyên rằng, họ nên tập thể dục đúng cách trong thai kỳ. Cách an toàn nhất là đi dạo. Có rất nhiều lợi ích khi đi bộ trong thời gian mang thai, đó là lý do tại sao nhiều bà bầu thường được nhìn thấy đi bộ ở các khu vực công cộng.
Đi bộ nhiều hơn trong thời gian mang bầu có thể thúc đẩy lưu thông máu và tăng cung cấp máu cho nhau thai. Và đi bộ cũng rất tốt trong việc điều chỉnh vị trí của thai nhi. Nếu người mẹ mang thai muốn sinh con khỏe mạnh, đi bộ có thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe thể chất. Đi bộ thực sự tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng điều đó không có nghĩa đi bộ luôn tốt cho bà bầu.
Dưới đây là những thời điểm bạn cần tuyệt đối không đi bộ trong thời gian mang thai:
1. Tránh đi lại quá nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ
Giai đoạn đầu của thai kỳ là giai đoạn không ổn định nhất của thai nhi, bà bầu rất dễ bị sẩy thai nếu như cơ thể không ổn định. Chính vì vậy, nhiều người vì lý do cá nhân chưa muốn mang thai cũng lựa chọn phá thai trong giai đoạn này.
Nhưng nếu bạn coi trọng thai nhi, tốt nhất nên giảm đi bộ trong vòng 1 đến 13 tuần đầu mang thai. Nếu muốn đi dạo, bạn có thể thực hiện sau 16 tuần, vì tình trạng thai nhi đã ổn định vào thời điểm này. Bởi tập thể dục đúng cách có thể có lợi cho cả thai nhi và bà bầu.
2. Đừng đi dạo sau bữa ăn
Đi bộ ngay sau bữa ăn có thể gây đau dạ dày. Những người bình thường, đi bộ ngay sau khi ăn rất dễ khiến dạ dày bị chùng xuống. Đối với phụ nữ mang thai, khi trọng lượng và thể tích của thai nhi tăng lên, ngoài phổi và tim, dạ dày của bà bầu có thể gây lực lên tử cung. Nếu bạn đi dạo sau bữa ăn, dạ dày sẽ chèn ép vào tử cung, khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, thai nhi sẽ bị chèn ép và cảm thấy khó chịu. Do đó, nếu bà bầu muốn đi dạo sau bữa ăn, hãy cố gắng chọn nửa tiếng sau bữa ăn, và đi chậm.
Bà bầu đi bộ nên chọn một không gian yên tĩnh và thoáng đãng. Bạn có thể chọn một công viên xanh hoặc một cánh đồng. Cố gắng tránh môi trường bụi bặm, đông đúc, ồn ào, như chợ, tuyến đường giao thông, v.v ... Nguy cơ nguy hiểm cũng rất lớn. Nếu bạn muốn chọn giữa đi bộ vào buổi sáng hoặc buổi tối, thường thì độ ẩm không khí buổi sáng trong lành sẽ tốt hơn, thời gian này bà bầu sẽ cảm thấy đi bộ tốt hơn. Vào buổi tối, hàm lượng oxy trong không khí tương đối cao, nhưng tại thời điểm này, hàm lượng bụi trong không khí cũng cao hơn, vì vậy tốt hơn là chọn nơi có nhiều cỏ cây, tốti hơn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Bà bầu nên nhớ mặc quần áo rộng khi đi bộ để cơ thể cảm thấy thư giãn, thoải mái, và lợi ích của việc đi bộ đến cơ thể đặt tác dụng tối đa. Lúc này, bạn có thể chọn đi cùng chồng, đó cũng là thời điểm tốt để cải thiện sự giao tiếp giữa vợ và chồng.
Thùy Linh
Theo Sohu
'Độ body' chưa bao giờ quan trọng hơn thế: Một trường ĐH tặng ngay 2 tín chỉ miễn phí cho sinh viên giảm cân thành công Vừa được đẹp hơn lại vừa được nâng cao tri thức miễn phí, đây quả là cơ hội có một không hai vô cùng hấp dẫn đối với các bạn sinh viên Trung Quốc. Theo thống kê của Liên đoàn béo phì Thế giới, tỉ lệ trẻ béo phì của Trung Quốc trong vòng 30 năm qua đã tăng đột biến, đồng thời...