16 thông điệp truyền thông phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế
Bộ Y tế cho biết Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh 2023- ngày 27/12 có chủ đề ‘Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh’…
Theo Bộ Y tế, trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa… tạo thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Quán triệt quan điểm phòng bệnh từ sớm, từ xa, chủ động hạn chế dịch bệnh bùng phát, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 10844/VPCP-QHQT ngày 25/12/2020, Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch số 1446/KH-BYT ngày 20/11/2023 triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2023 nhằm nâng cao ý thức của người dân; tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh…
Bộ Y tế cho biết Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh 2023- ngày 27/12 có chủ đề “Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh”…
Theo đó, các thông điệp truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh 2023- ngày 27/12 với chủ đề “Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh”, được Bộ Y tế đã xây dựng bao gồm:
Toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh;
Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác;
Chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa, từ cơ sở;
Phòng, chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng;
Thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân để phòng, chống dịch bệnh;
Video đang HOT
Ăn chín, uống sôi, an toàn thực phẩm để phòng, chống dịch bệnh;
Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nơi ở để ngăn ngừa mầm bệnh phát triển;
Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả để chủ động phòng, chống dịch bệnh;
Quan hệ tình dục an toàn để phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục;
Thực hiện lối sống khoa học, dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng;
Không tiếp xúc động vật ốm, chết và không sử dụng thực phẩm không an toàn;
Phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân: giữ ấm cơ thể; thể dục, thể thao; nâng cao thể trạng;
Khi có dấu hiệu mắc bệnh, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám kịp thời;
Không tự ý mua, sử dụng kháng sinh để phòng và chữa bệnh;
Thực hiện 2K (Khẩu trang-Khử khuẩn) để phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm;
Đeo khẩu trang khi đến cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng, tại các địa điểm tập trung đông người.
Bộ Y tế cho biết, ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam đề xuất.
Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo giao Bộ Y tế chủ động tổ chức và vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh hang năm theo Công văn số 10844/VPCP-QHQT ngày 25/12/2020.
Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh được thông qua trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới; tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả của COVID-19.
Với sự nỗ lực của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, thế giới đã có những bước tiến lớn trong việc tìm hiểu về virus gây bệnh; sản xuất, sử dụng vaccine phòng COVID-19 và thuốc kháng virus điều trị bệnh nhân… đã góp phần làm giảm số mắc bệnh, số tử vong; dịch bệnh COVID-19 đã từng bước được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu.
Ngày 05/5/2023, sau hơn 3 năm xảy ra đại dịch, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế.
Tại Việt Nam, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, phù hợp các giải pháp chống dịch; dịch bệnh đã được ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát hiệu quả; góp phần quan trọng và tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; được Nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Từ ngày 20/10/2023, COVID-19 được chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và ngày 29/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã bãi bỏ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 về việc công bố dịch COVID-19…
Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường của COVID-19
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tình hình dịch COVID-19 ở trong nước vẫn đang được kiểm soát.
Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh cho thấy Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.
Kết quả xét nghiệm COVID-19. (Nguồn: Vietnam )
ZaloFacebookTwitterBản inCopy link
Ngày 13/12, theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tại Việt Nam, tình hình COVID-19 vẫn đang được kiểm soát; số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng; số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp.
Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh cho thấy hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.
Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025 theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong nước và trên Thế giới; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) và cơ quan Đầu mối thực hiện IHR các nước thường xuyên cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh và chủ động cập nhật, cung cấp thông tin báo chí về tình hình dịch và các khuyến cáo phòng bệnh.
Theo Cục Y tế Dự phòng, Việt Nam đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.
Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chiều 4/12 Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:
- Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.
- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở...và khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
COVID-19 gia tăng nhanh, biến thể phụ XBB.1.9.1 xuất hiện tại Hà Nội Kết quả giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm COVID-19 tại Hà Nội phát hiện có sự lưu hành của biến thể phụ XBB.1.9.1 của Omicron Theo thông tin tại hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch bệnh do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều 17-4, từ ngày 1-4 đến nay, số ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn Hà Nội tăng dần....