16 tàu TQ trang bị vũ khí tấn công 1 tàu cá Việt Nam
Tàu cá QNg 90917 TS hành trình từ Hoàng Sa về Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc quyết liệt cản đường và suýt bị đâm chìm trên biển.
Vết nứt chạy dọc thân tàu
16 tàu quây 1 tàu
Tối 21/5, tàu cá QNg 90917 TS cùng 15 ngư dân cập bến Sa Cần (Bình Sơn, Quảng Ngãi) với nhiều vết thương trên thân tàu. Chủ tàu là Trần Văn Quang, thuyền trưởng tàu là Trần Văn Trung (ở xã Bình Thạnh, Bình Sơn).
Thuyền trưởng buồn rầu kể lại: “Chiều 20/5, tàu chúng tôi sau chuyến đánh bắt ở Hoàng Sa trở vào đất liền. Tại tọa độ 15 độ 21 phút bắc, 111 độ 28 phút đông, cách vùng biển Quảng Ngãi khoảng 130 hải lý thì gặp đoàn tàu Trung Quốc gồm 16 chiếc đi thành hai tốp. Mỗi chiếc đi cách nhau khoảng 3 hải lý. Đoàn tàu này hướng mũi sang tàu tôi và bắt đầu cản đường”.
Theo anh Trung, chiếc tàu sắt đầu tiên sơn màu trắng, mũi tàu mang số 32001 có in hình mỏ neo trên thân tàu màu trắng bạc và có chữ “China”. Trên tàu có người mặc áo quần giống cảnh sát biển Trung Quốc, mang dây đeo màu đen, không đội mũ. Tàu được trang bị súng ống đầy đủ.
Video đang HOT
Thủy thủ trên tàu ra hiệu cho tàu Quảng Ngãi phải hành trình về phía nam, không được về Quảng Ngãi. Thuyền trưởng Trung hướng tàu đi xiên về phía nam. Tuy nhiên, những chiếc tàu trên vẫn tiếp tục đeo bám.
17h30, trời bắt đầu sập tối. Chiếc tàu sắt sơn màu cam mang số 264 bắt đầu tách ra và đâm thẳng vào đuôi tàu ngư dân Quảng Ngãi. Ngư dân dưới khoang bắt đầu hò hét và kiếm áo phao. Chiếc tàu này tiếp tục tấn công quyết liệt bằng cách lao thẳng vào hông tàu Quảng Ngãi. Những người điều khiển tàu này mặc quần áo dân sự.
Anh Trung bình tĩnh quay bánh lái cho con tàu lắc tròn né những cú đâm hiểm. Con tàu sắt công suất lớn nhanh chóng trở đầu và tiếp tục lao vào hông tàu ngư dân. Chiếc tàu có thành tàu cao ngang tầng thượng tàu cá, nên mỗi cú đâm trượt, lan can tàu này lại quét giàn đèn pha tàu ngư dân vỡ toác.
Chủ tàu Trần Văn Quang và chiếc mỏ neo bị tàu Trung Quốc đâm lút vào mũi tàu
Thoát nạn trong gang tấc
Thấy chưa làm gì được tàu ngư dân, con tàu này quay lại tấn công cú chót bằng cách đâm thẳng vào mũi tàu gỗ. Tất cả ngư dân trên tàu hoảng loạn khi chiếc tàu nghiêng hẳn một bên, nước tràn vào khoang tàu. Biết chúng quyết dìm 15 ngư dân Việt Nam, ông Trung kéo hết ga cho tàu tháo chạy. Các ngư dân dưới khoang tàu bị hất văng ngã lăn qua mạn trái. Trên ca bin, thuyền trưởng vừa lái tàu vừa hò hét vào máy Icom gọi về tổng đài Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Nam để báo cáo tình hình.
Tàu ngư dân bị nứt dài chạy dọc theo be phải con tàu. Một số điểm trên thành tàu lún sâu vào như bị một chiếc búa máy va đập mạnh. Chiếc tàu cá có công suất 340 mã lực, thân tàu dài 19,5 mét nên rất vững chãi. Tuy nhiên, là tàu vỏ gỗ, ngư dân vẫn không thể trụ nổi trước những con tàu vỏ thép cố tình đâm và có chiều dài gần 30 mét.
Dấu vết rõ nét nhất là chiếc neo tàu bị cắm sâu vào thành gỗ. Ông Trần Văn Quang, chủ tàu lý giải: “Chiếc neo này nằm cạnh mũi, khi tàu Trung Quốc đâm thẳng vào tàu chúng tôi thì chiếc neo đã bị đóng mạnh và ghim lút vào mũi tàu. Đây là cú đâm chí tử khiến tàu của chúng tôi gần chìm”.
Tàu của ông Quang là loại tàu hành nghề lưới rút theo công nghệ hiện đại, được trang bị hệ thống thiết bị ánh sáng cao áp, giàn kéo lưới bằng máy, cần cẩu để nhấc giàn chì lưới nặng hàng tấn.
Hệ thống thông tin trên tàu gồm 2 máy Icom tầm xa, một định vị, tầm ngư, máy dò. Trên tàu, ngoài cột cờ cao nhất phía trên mũi, ngư dân còn cắm hàng chục lá Quốc kỳ trên giàn phao nổi. Nhìn từ xa, chiếc tàu cá của ngư dân Bình Sơn như một cụm cờ Tổ quốc trên biển Đông.
Trước sự việc trên, Đồn biên phòng Bình Đông (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã tiến hành lập biên bản kiểm tra dấu vết trên tàu, ghi lời khai của các ngư dân. Theo hồ sơ ban đầu, thiệt hại của tàu ngư dân gồm: be phải tàu bị gãy dài 17m; be phía sau gãy 6,8m; 4 đà ngang bị gãy dài 2,7m; ca bin bị gãy dài 1m. Đây là con tàu vừa hoàn thành chuyến biển dài 20 ngày tại quần đảo Hoàng Sa, thu hoạch được 7 tấn cá, đang trên đường trở về.
Theo xahoi
Trung Quốc tổ chức du lịch trái phép đến Hoàng Sa: Quan nhiều hơn dân
Theo tờ Shanghai Morning Post, chỉ có 100 du khách trên tàu là dân thường. Phần còn lại là các công chức thuộc các cơ quan công quyền ở tỉnh Hải Nam.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp
Đa số những người có mặt trên chuyến tàu du lịch phi pháp từ Trung Quốc đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khởi hành hôm 28.4 không phải là du khách thông thường mà là các quan chức ở tỉnh Hải Nam.
Theo tờ Shanghai Morning Post, chỉ có 100 du khách trên tàu là dân thường. Phần còn lại là các công chức thuộc các cơ quan công quyền ở tỉnh Hải Nam.
Các du khách thông thường phải trả từ 7.000 đến 9.000 nhân dân tệ (hơn 23 triệu đến hơn 30 triệu đồng) cho mỗi suất song phải ở trong các cabin hạng hai hoặc thấp hơn.
Ngược lại, các cán bộ công chức được tự do chọn lựa các cabin sang trọng và trả ít tiền hơn, theo tờ báo.
Theo bảng giá mà tờ Shanghai Morning Post có được, dân thường phải trả cao hơn 3.250 nhân dân tệ (gần 11 triệu đồng) so với các quan chức cho mỗi suất ở cùng cabin tương tự.
Việc Trung Quốc tổ chức du lịch phi pháp đến quần đảo Hoàng Sa là động thái vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Vào ngày 12/4, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối kế hoạch phi pháp nói trên.
Theo xahoi
Giải mã "lá bài" cuối cùng của Trung Quốc trên Biển Đông Bành trướng và cậy mạnh, sử dụng vũ lực là mục đích và phương tiện cho các hành động, hành xử xuyên suốt từ cổ chí kim của giới cầm quyền TQ với các láng giềng. Quân cảng Cam Ranh, con bài chiến lược của Việt Nam, là nơi biểu hiện sự hợp tác quân sự tin cậy, toàn diện Việt-Nga, là nơi...