16 giang hồ sa lưới trong cuộc vây ráp của cảnh sát
Kẻ chỉ huy hàng chục đàn em chuẩn bị súng ống, đao kiếm đi thanh toán băng nhóm khác được xác định là “đại ca” 33 tuổi. Trong cuộc vây ráp của hơn 50 cảnh sát, có 16 tên đã bị bắt giữ.
Chiều 23/9, thượng tá Võ Văn Phúc, Trưởng Công an thị xã Dĩ An, Bình Dương cho biết, sau khi tạm giữ 6 người vào đêm 22/9, mở rộng truy xét cảnh sát đã bắt thêm 10 nghi can liên quan. Ba khẩu súng (không phải 4 như thông tin ban đầu) bị thu giữ cũng đã được đưa đi giám định phục vụ công tác điều tra.
Một số hung khí thu giữ của đại ca Mười “Thu” và đàn em. Ảnh: Nguyệt Triều.
Theo cơ quan điều tra, trong số những người bị bắt đêm 22/9 có Nguyễn Trọng Mười (Mười “Thu”, 33 tuổi, quê Đô Lương, Nghệ An) – đại ca cầm đầu băng nhóm tập kết tại khi nhà trọ, chuẩn bị mã tấu, kiếm, đao và súng để đi đánh nhau thì bị hơn 50 cảnh sát vây ráp.
Nguồn tin cho VnExpress.net cho biết, dưới trướng Mười “Thu” có hàng chục đàn em luôn thủ hung khí và sẵn sàng chém giết khi có lệnh của thủ lĩnh. Cơ quan công an đang tiếp tục mở rộng điều tra các hoạt động bảo kê “ xã hội đen”, đâm thuê chém mướn…. của băng nhóm này.
Hàng chục cảnh sát thức trắng đêm truy xét nhóm giang hồ. Ảnh: Nguyệt Triều.
Sau vụ hiệp sĩ Nguyễn Tăng Tiên bị truy sát xảy ra tại địa bàn phường An Bình, Ban giám đốc Công an tỉnh Bình Dương đã tăng cường trấn áp các hoạt động băng nhóm tội phạm tại địa bàn phường nói riêng và huyện Dĩ An nói chung.
Theo Công an tỉnh Bình Dương, là địa bàn giáp ranh nên phường An Bình trở thành “điểm nóng” về tình hình tội phạm, trên 80% vụ phạm pháp do người ngoài địa bàn gây án. Để thực hiện kế hoạch chuyển hóa địa bàn “nóng” này, công an tỉnh đã phải điều động cả trăm cảnh sát từ các nơi khác về để phục vụ cho kế hoạch trấn áp, phòng ngừa tội phạm.
Video đang HOT
Theo VNExpress
Ly kỳ chuyện đại ca "gác kiếm"... chăn bò
Khi anh vừa đến cửa chuồng bò, nhóm Tuấn Đen cũng vừa tới nơi. Tuấn Đen thét to: "Xử thằng chăn bò cho tao". Mã tấu sáng loáng vung cao và nhằm thẳng vào Sáu Nghĩa mà xả từ phía sau...
Hôm đó, một chiều tháng 8 năm ngoái, Tuấn Đen bày tiệc nhậu để lên gân cho đàn em, chuẩn bị một cuộc trả thù. Khoảng 6 giờ chiều, cả bọn 7 đứa vác theo 2 mã tấu cùng gậy gộc thẳng tiến đến nhà gã chăn bò Sáu Nghĩa (ấp 1, xã Tắc Vân, TP Cà Mau).
Lúc bấy giờ trời mưa lất phất. Sáu Nghĩa mặc áo thun 3 lỗ, đội kết đen, dắt đàn bò từ đồng về như thường lệ. Khi anh vừa đến cửa chuồng bò, nhóm Tuấn Đen cũng vừa tới nơi. Tuấn Đen thét to: "Xử thằng chăn bò cho tao". Mã tấu sáng loáng vung cao và nhằm thẳng vào Sáu Nghĩa mà xả từ phía sau.
Tìm về đường sáng
Giang hồ nhiều năm, Sáu Nghĩa nghe rõ trong tiếng thét vừa rồi có sát khí. Anh cảm nhận ra một sự tấn công chí mạng từ phía sau nên bước hai bước trước khi quay mặt lại đối phó. Nhát chém lấy mạng của đối phương bị hụt, chỉ kịp sớt qua bờ vai Sáu Nghĩa, máu tuôn ra.
Đối phương hung hăng sấn tới chém nhát thứ hai. Sáu Nghĩa tiến một bước, áp sát đối phương, đánh bật cây mã tấu. Lúc này, cây mã tấu thứ hai loáng lên, nhưng chưa kịp vung chém Sáu Nghĩa thì đã bị một khúc gậy đánh phập một phát, bay vào đám cỏ. Là vợ Sáu Nghĩa, chị Út đã ra tay cứu chồng.
Chị Út giúp chồng chăn bò thuê.
Chị Út kể rằng, lúc đó chị đang dọn cơm cho chồng. Nghe tiếng thét, chị biết có chuyện lớn. Chị rút cây gậy phòng thân ở dưới gầm giường, phóng ra sân, tiến đến chuồng bò. Khi một đàn em thứ hai của Tuấn Đen rút từ lưng ra cây mã tấu định tấn công Sáu Nghĩa, chị đã đánh văng nó. Và hai vợ chồng bắt đầu cuộc hỗn chiến với nhóm Tuấn Đen. Họ đánh nhau một chập bằng gậy gộc trước khi người dân và chính quyền địa phương đến can thiệp.
Không bắt được tên nào trong nhóm Tuấn Đen, nhưng đó là những tên quen mặt tại địa phương (xã Tắc Vân, TP Cà Mau), công an địa phương dễ dàng tìm ra. Tuy nhiên, Sáu Nghĩa chỉ yêu cầu họ đền tiền thuốc men, không yêu cầu truy cứu, bởi vết thương của anh không đến nỗi.
Anh nói: "Tụi nhóc đó hận tôi hay làm hỏng chuyện mần ăn của tụi nó, nên trả thù. Đám nhóc con, không hiểu đời, tôi không muốn hơn thua tụi nó". Cái tính nghĩa hiệp trong Sáu Nghĩa vẫn chưa phai lợt dù anh đã "gác kiếm" hơn 10 năm qua. Với anh, bạn bè quan trọng hơn tính mạng; không chấp nhất, hơn thua.
Với tính cách hảo hớn ấy, Sáu Nghĩa được anh em giang hồ trong giới xỉa xu Nam kỳ lục tỉnh thời những năm 80, 90 kính nể. Tuy nhiên, nó lại là tính cách từng làm khổ cho người đàn bà duy nhất của anh, chị Nguyễn Thị Út. Chị tâm sự: "Hồi trước, anh ấy làm đại ca xỉa xu đường dài, tiền nhiều lắm. Anh có thể kiếm được vài ba cây vàng trong một ngày là chuyện bình thường. Nhưng anh chẳng đem về cho tui được mấy đồng, đãi anh em hết. Sống với ảnh gần 30 năm, nhưng tôi phải sống cuộc đời vợ đi thăm tù chồng gần một nửa".
Sau khi anh "rửa tay, gác kiếm", người vợ này tiếp tục đối mặt với những nhọc nhằn mới. Chị không còn cảnh bán vé số, làm thuê, quét rác, dọn vệ sinh lấy tiền đi thăm nuôi chồng, nhưng lại thường xuyên đối đầu với hiểm nguy khi chồng bị trả thù, bị lôi kéo trở lại giang hồ. Đã vài lần anh bị bọn đầu trộm đuôi cướp trả thù, bởi anh hay bắt trộm, cướp, phá hỏng nhiều hoạt động phạm tội của chúng. Lần nào cũng có chị tiếp ứng giải vây.
Tuy nhiên, khi nghe nhắc đến chị Út, người dân địa phương lại nể chị ở một việc làm khác, không phải là chuyện có võ và gan dạ. Người ta nể chị bởi kỳ công thuyết phục, cảm hóa chồng mình hoàn lương. Ông Huỳnh Quốc Việt, Trưởng ấp 1, xã Tắc Vân, kể: "Nhờ chị Út kiên trì thuyết phục nên Sáu Nghĩa mới hoàn lương. Có lần, chị Út đòi chém mấy thằng đến rủ rê Sáu Nghĩa trở lại đường cũ". Sáu Nghĩa cười cười, đùa: "Khi xung trận, bà ấy như con hổ. Nằm đêm với nhau, bà ấy tỉ tê cũng tài tình, tôi bị bả đánh gục".
Chị Út thẹn thùng khi nghe nhắc đến chuyện đòi chém đàn em Sáu Nghĩa. Chị bảo: "Nhớ lại lần đó, thấy mình cũng gan quá!". Đó là lần thứ 4 nhóm Lai Điên đến nhà Sáu Nghĩa rủ rê. Ba lần trước, chị Út làm mồi đãi chúng nhậu và năn nỉ: "Muốn ăn gì chị mầy móc ruột đãi, nhưng đừng rủ anh Sáu bây đi làm nữa, để ổng chăn bò cho tao kiếm tiền". Lần thứ 4, bọn này quyết liệt rủ anh Sáu đi quán nhậu, chị Út biết chúng nó cố tình rủ anh đi "mần" chuyện bậy. Chị quyết liệt không cho đi. Một đàn em tức khí khích anh Sáu rằng: "Anh sợ vợ, anh khác xưa rồi". Chị nổi xung, giật cây phảng rượt chém, khiến bọn chúng khiếp, biến mất luôn.
Sáu Nghĩa năm xưa
Chị Út quê ở U Minh, do nghèo khó nên phải sớm mưu sinh ở bến xe tàu. Trong một lần tức giận vì bon chen chốn thị thành, vất vả nhưng chẳng kiếm được bao nhiêu tiền, chị theo bạn bè đi buôn lậu thuốc tây, bị bắt và phạt tù 6 tháng. Tất nhiên, anh Sáu Nghĩa có "thành tích" dày hơn.
Hồi nhỏ, Sáu Nghĩa vô tình học được vài chiêu xỉa xu, đem về xóm mình biểu diễn. Trong một lần biểu diễn, anh được một tay xỉa xu chuyên nghiệp chú ý. Vậy là anh vào nghề khi chỉ mới vừa bể tiếng dậy thì.
Vài năm sau, với khả năng đóng kịch và tổ chức đóng kịch xỉa xu tuyệt vời, Sáu Nghĩa hình thành một nhóm xỉa xu riêng. Nhóm của Sáu Nghĩa lớn mạnh nhanh chóng và sau đó thâu tóm nhiều nhóm khác vào, hoạt động khắp các tỉnh sông nước ĐBSCL.
Đến những năm 1990, Sáu Nghĩa lừng danh trong làng xỉa xu, lên hàng "đại ca", chỉ đạo và tổ chức. Khi ấy, Sáu Nghĩa chỉ tham gia tổ chức địa bàn, thanh trừ và thâu tóm những nhóm nhỏ lẻ và đánh những vụ lớn mà bọn đàn em không đủ sức. Sáu Nghĩa tâm sự: "Cũng vì tranh giành địa bàn, hay bị dính tội gây thương tích. Đánh lớn, lâu lâu gặp phải thứ dữ, bị bắt tội cướp giật. Thật ra thì chỉ xỉa xu thôi. Nhưng bây giờ nghĩ lại, cũng giống như cướp giật thật. Chỉ là cướp giật bằng cách mà nạn nhân không hô hoán, không la làng được thôi".
"Anh kể một lần đánh lớn ấn tượng của mình nghe chơi?". Sáu Nghĩa cười, bảo: "Nhiều lắm, biết kể vụ nào". Cố nhớ một chút, anh à lên, bảo: "Có vụ này vui. Đánh lớn nhưng bị lỗ nặng. Đó là vụ "cạp" 10 lượng vàng ở trên tàu Minh Hải".
Khi đó, vào năm 1987, Sáu Nghĩa nghe đàn em báo có một "con mồi" rất bở, đeo vàng đầy người, hay đi tuyến đường Cà Mau - Đất Mũi. Bọn đàn em đã làm hết mình, nhưng không "cạp" được cô bé đó. Đích thân Sáu Nghĩa ra tay trận này.
Nhóm Sáu Nghĩa 8 người, xuống tàu Minh Hải rải rác từ Năm Căn dài đến Cái Keo để tránh nghi ngờ. Khi tàu vừa qua khỏi chợ Cái Keo, Sáu Nghĩa bày trò. Anh kể lại: "Biết con mồi này khó "cạp" nên tôi đạp chân với tài công tàu, bảo chạy một chút thì giả vờ chân vịt bị mắc rác, kéo dài thời gian cho tôi. Nó cho tàu mắc rác đến ba lần con mồi mới cắn câu".
Màn đầu của Sáu Nghĩa là thắng mấy tay nông dân ít tiền (toàn đàn em Sáu Nghĩa đóng vai). Màn chót là đụng độ với gã vựa tôm giàu có và ma ranh, kịch tính và kích động. Gã vựa tôm sau khi thua hai ván tỏ ra biết mánh của Sáu Nghĩa và bắt đầu ăn ngược lại, hăng dần và đặt cược ngày một nhiều tiền hơn. Khi số tiền lớn lên, Sáu Nghĩa bảo không đủ tiền, quay ra sau lưng khều cô gái đeo vàng sáng chói rủ hùn hạp. Do được Sáu Nghĩa cố tình hé lộ những mánh khóe của mình, cô gái tin dần và thử một lần. Cô cùng Sáu Nghĩa thắng, tiền được chia sòng phẳng. Cô gái hứng thú và bắt đầu nổi máu tham.
Đến ván cuối cùng, Sáu Nghĩa cố tình làm thủ thuật cho cô gái thấy trong hộp rõ là trái bầu, trong khi gã vựa tôm đang nóng mũi, thải cả cặp tiền 50 triệu, đặt con cua. Sáu Nghĩa nháy mắt cô gái, ngụ ý đã đến lúc vét sạch tiền của gã giàu có tham lam này chia nhau. Cô gái đỏ mặt toan tính và cuối cùng quyết định "chơi". Sáu Nghĩa cười khà khà kể lại: "Tôi năn nỉ cô bé chia cho tôi 10 triệu đồng, cô tham, chỉ chia cho tôi 5 triệu. Cô bé hăng lắm, tự lột hết vàng trên người ra đặt cược để lấy hết cặp tiền của gã chim mồi. Dỡ lên một phát, cô bé khóc như mưa. Là con cua. Cô bé thua sạch 10 lượng".
Thắng lớn, Sáu Nghĩa đãi đàn em ăn nhậu hoành tráng, tốn gần 10 triệu đồng. "Đâu có ngờ, cô bé đó là con út của bà má nuôi ở phường 7. Báo hại phải đi chuộc vàng lại trả, lỗ sặc máu!" - Sáu Nghĩa cười vang.
Đó đã là chuyện của quá khứ xa xưa. Sáu Nghĩa - Huỳnh Văn Nghĩa bây giờ là một gã chăn bò thuê cho người dân trong ấp 1, xã Tắc Vân. Công việc phụ của anh là tham gia vào đội dân phòng của ấp, giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Chị Út, vợ anh phụ chồng chăn bò, bán quán nước tại nhà cho bà con trong xóm.
Vợ chồng anh bây giờ được mọi người quý mến bởi cuộc sống trong sạch, lành mạnh và sẵn sàng xả thân vì sự bình an của xóm làng. Anh Sáu đã bắt được hàng chục tên trộm cướp, thu về cho dân 3 xe gắn máy và nhiều tài sản khác. Chị Út từng được tặng giấy khen về thành tích bắt một vụ trộm xe đạp lớn, thu về 12 xe đạp cho người dân. Chị còn được bầu vào Ban chấp hành Hội phụ nữ ấp.
Theo ANTD
Ba học sinh bị bán làm lao động khổ sai Chiều 24.5, cả ba học sinh ở Khánh Hòa mất tích trước đó là Lê Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Duy và Nguyễn Tấn Long đã được lực lượng Cảnh sát thuộc Bộ Công an giải cứu tại một bãi đào thiếc ở Lâm Đồng. Các em đã được đưa về đến gia đình tại xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa....