15.000 tỷ đồng làm đường trên cao từ Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP HCM
Tuyến đường trên cao số 1 từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm Sài Gòn dự kiến được khởi công vào năm tới với tổng mức đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng.
Các tuyến đường trên cao được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng giao thông quá tải hiện nay của TP HCM. Ảnh minh họa
Tuyến đường này sẽ bắt đầu từ nút giao Lăng Cha Cả, chạy dọc đường Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Phan Xích Long – Phan Xích Long nối dài – giao với đường Điện Biên Phủ.
Sau đó sẽ có một nhánh xuống nút giao đường Điện Biên Phủ. Nhánh còn lại sẽ đi theo đường Ngô Tất Tố và kết thúc ở cầu Phú An (phường 22, quận Bình Thạnh). Tổng chiều dài của tuyến đường là 9,5 km.
Theo tính toán của chủ đầu tư, dự án có tổng số vốn 15.000-16.000 tỷ đồng, bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng (khoảng 6.000 tỷ đồng) với hình thức đầu tư được đề xuất là BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).
“Nhà đầu tư sẽ huy động vốn thông qua liên danh, liên kết với các công ty có tiềm lực về tài chính; đồng thời, sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và có thể hành phát hành trái phiếu công trình. Công trình dự kiến được khởi công vào năm 2017 và hoàn thành sau 3 năm xây dựng”, đại diện nhà đầu tư cho biết.
Video đang HOT
Theo quy hoạch, TP HCM sẽ xây dựng 5 tuyến đường trên cao với tổng chiều dài hơn 70 km, quy mô 4 làn xe để giải tỏa ùn tắc trong nội đô. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa xây dựng được dự án nào và tuyến đường trên cao số 1 được kỳ vọng sẽ là “phát súng” đầu tiên cho việc đầu tư các tuyến đường trên cao.
5 tuyến đường trên trên cao tại TP HCM theo quy hoạch:
- Tuyến số 1: dài 9,5 km, bắt đầu từ nút giao Cộng Hòa theo đường Cộng Hòa – Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyên – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Phan Xích Long – Phan Xích Long (nối dài) – giao với đường Điện Biên Phủ. Tại đây, tuyến tách 1 nhánh lên xuống tại khu vực nút giao đường Điện Biên Phủ, nhánh còn lại sẽ kéo dài theo đường Ngô Tất Tố – kết thúc trước cầu Phú An.
- Tuyến số 2: dài gần 12 km, giao với đường trên cao số 1 tại nút giao Lăng Cha Cả – Bùi Thị Xuân – vị trí cầu số 5 trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè – hẻm số 656 Cách Mạng Tháng Tám – Bắc Hải – hẻm số 2 Thiên Phước – hẻm số 654 Âu Cơ – dọc theo công viên Đầm Sen – rạch Bàu Trâu – đường Chiến Lược – Hương lộ 2, kết thúc tại điểm giao với quốc lộ 1 (Vành đai 2).
- Tuyến số 3: dài hơn 8 km, giao với tuyến số 2 tại đường Thành Thái – Lý Thái Tổ – Nguyễn Văn Cừ – rạch ông Lớn – Nguyễn Văn Linh.
- Tuyến số 4: dài hơn 7 km, bắt đầu từ quốc lộ 1 (giao với tuyến trên cao số 5) – Vườn Lài – vượt sông Vàm Thuật tại vị trí rạch Lăng và đường sắt Bắc Nam (tại khu vực cầu Đen) – đường Phan Chu Trinh quy hoạch kéo dài qua khu vực chung cư Mỹ Phước rồi nối vào đường Điện Biên Phủ, giao với tuyến số 1.
- Tuyến số 5: dài 34 km, đi trùng đường Vành đai 2 (quốc lộ 1) từ nút giao Trạm 2 đến nút giao An Lạc.
Hữu Công
Theo VNE
Phí BOT nhiều tuyến đường có xu hướng giảm
Không chỉ dừng tăng phí các dự án BOT theo chỉ đạo của Chính phủ, nhiều nhà đầu tư đã đệ trình phương án giảm phí đối với một số phương tiện do tính toán lại chi phí đầu tư.
Công ty BOT Thiên Tân - Thành An mới đề xuất mức giảm 20.000 đồng/lượt đối với xe có trọng tải từ 10 tấn trở lên; xe chở container 20 feet trở lên khi qua trạm thu phí hoàn vốn cho dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Ngãi.
Mức giảm tương tự cũng được Công ty BOT Phú Gia - Phước Tượng đưa ra cho các phương tiện như trên khi qua trạm thu phí hoàn vốn cho dự án hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng.
Vào tháng 4, nhà đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã giảm 35% mức phí xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container loại 40 feet, áp dụng trong năm 2016. Theo đại diện chủ đầu tư, mức phí giảm để thu hút xe tải, xe container đi trên tuyến này, giảm khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải hàng hóa.
Dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1 có nhiều nhà đầu tư BOT tham gia. Ảnh:Đ.Loan.
Tại hội nghị tổng kết hạ tầng giao thông theo hình thức BOT mới đây, Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai cho biết sẽ còn nhiều cơ hội để giảm phí BOT đường bộ bởi hiện tại nhiều dự án BOT triển khai thời gian qua vẫn còn nhiều khoản dư chưa sử dụng so với dự toán ban đầu và đây là cơ sở cho việc tính toán giảm phí hoặc giảm thời gian hoàn vốn.
Các nhà đầu tư sẽ tính toán lại mức phí trên cơ sở khoản dự phòng khối lượng, lãi vay không sử dụng hết do tiết kiệm và rút ngắn được thời gian thi công tại các dự án BOT.
Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, một số dự án BOT không sử dụng đến chi phí dự phòng do một phần nhờ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã ổn định được nền kinh tế vĩ mô như lãi vay giảm, chỉ số CPI ở mức thấp và chỉ số giá vật liệu xây dựng thấp. Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo nhà thầu lựa chọn giải pháp kỹ thuật hợp lý, tiết kiệm... nên tổng chi phí đầu tư thực tế giảm so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.
"Thời gian thu phí hoàn vốn dự án sẽ được điều chỉnh trên cơ sở giá trị quyết toán được Bộ Giao thông Vận tải thỏa thuận theo đúng quy định của Hợp đồng BOT đã ký. Giá trị quyết toán dự án này phải được xác nhận bởi kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước để tránh thất thoát", Thứ trưởng Trường cho biết.
Đoàn Loan
Theo VNE
Đường 2.000 tỷ đồng lún do 'xe quá tải và nắng nóng' Nhiều đoạn quốc lộ 1 qua huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) bị lún sâu, tạo sóng nhấp nhô kéo dài hàng km được chủ đầu tư lý giải "do xe quá tải và nắng nóng". Dự án cải tạo nền, mặt đường quốc lộ 1 đoạn từ Phan Thiết (Bình Thuận) đến huyện Trảng Bom (Đồng Nai) dài hơn 114 km có tổng...