1.500 người Hong Kong biểu tình ngày đầu năm mới
Hơn 1.500 người biểu tình kêu gọi lãnh đạo đặc khu từ chức và bày tỏ sự bất bình trước một loạt vấn đề xã hội vào ngày đầu năm mới.
Người biểu tình phản đối các dự án “voi trắng”. Ảnh: Reuters
Cuộc biểu tình thường niên ngày 1/1 nhằm giúp mọi người “giải toả sự phẫn nộ của họ với chính quyền vào ngày nghỉ lễ”, James Hon Lin-shan, phát ngôn viên cuộc biểu tình nói. Tuy nhiên cuộc biểu tình năm nay không phải do Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền tổ chức như thường lệ, mà do 40 tổ chức dân sự thực hiện.
Cuộc tuần hành bắt đầu tại Vịnh Causeway, kết thúc tại trụ sở chính quyền ở Admiralty khoảng hai giờ sau đó. Những chiếc ô vàng, biểu tượng của phong trào dân chủ ở Hong Kong, cũng xuất hiện trong sự kiện lần này. Cảnh sát nói 1.600 người tham gia cuộc biểu tình vào lúc cao điểm, trong khi các nhà tổ chức ước tính đám đông gồm hơn 3.000 người.
Dẫn đầu đoàn biểu tình là một hình nộm voi trắng, với ảnh lãnh đạo Lương Chấn Anh cưỡi bên trên, tượng trưng cho các dự án công đắt đỏ. “Chúng tôi muốn lương hưu phổ thông, ông Lương Chấn Anh từ chức, chúng tôi phản đối dự án voi trắng”, người biểu tình hô to.
Phát ngôn viên Hon nói chính quyền tiêu tốn quá nhiều tiền vào các dự án voi trắng, không đem lại lợi ích thường nhật cho người Hong Kong, trong khi lại bác bỏ đề xuất về lương hưu phổ thông. Đó là lý do các nhóm đề nghị Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh từ chức, ông nói.
“Chúng tôi biết người Hong Kong đang cảm thấy rất mệt mỏi với những cuộc biểu tình, nhưng nếu chúng tôi không tuần hành, việc đó sẽ tạo ra ấn tượng sai với đảng Cộng sản và chính quyền Hong Kong rằng người Hong Kong đã thôi nói lên tiếng nói”, Hon nói.
Video đang HOT
Từng là thuộc địa của Anh, Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc năm 1997 theo một thoả thuận đảm bảo duy trì tự do dân sự và hệ thống tư bản chủ nghĩa trong 50 năm.
Trọng Giáp
Theo VNE
Lạ lùng với biểu tình "giày dép" kiểu Pháp
Khoảng 12.000 đôi giày được xếp ngay ngắn dưới chân quảng trường Republique - Paris thay cho cuộc tuần hành bị hủy
Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) bắt đầu ngày 30-11 quy tụ 195 nguyên thủ quốc gia tại Paris. Do diễn ra ngay sau cuộc khủng bố 13-11 nên mọi hoạt động diễu hành đều bị cấm.
Tuy nhiên, sự cấm đoán này cũng không thể ngăn cản sự sáng tạo bất tận của người dân Pháp. Từ 2 giờ sáng 29-11, khoảng 12.000 đôi giày được xếp ngay ngắn dưới chân quảng trường Republique thay cho cuộc tuần hành bị hủy.
Theo nhà tổ chức dân sự toàn cầu Avaaz, số giày cuộc những người biểu tình để lại ước tính nặng hơn 4 tấn. Một số người còn để lại thông điệp trên giày của họ. "Nếu chúng ta phải lựa chọn chiến đấu thì đó là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu" - một lời nhắn cho thấy.
Hàng ngàn đôi giày được để lại tại Quảng trường Republique. Ảnh: Reuters
Một người khác viết rằng: "Hãy ăn chay và tạo ra hòa bình" đề cập đến mối liên hệ giữa ngành chăn nuôi và khí thải nhà kính cũng như biến đổi khí hậu và cuộc xung đột tại Syria. Trong khi đó tại nơi khác, những người biểu tình chống biến đổi khí hậu đã tập hợp lại tạo thành hàng dài gần 2 km thay vì đi tuần hành. Ông Denis Diderot, giảng viên đại học về hưu cũng tham gia cuộc biểu tình này, cho biết: "Tôi hy vọng hội nghị COP21 lần này sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc".
Nhiều người còn để lại thông điệp trên giày. Ảnh: AP
Dù tham gia cuộc biểu tình, nhưng mọi người vẫn đứng cách khu vực đặt hoa gần nhà hát Bataclan khoảng 100 m nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố liên hoàn hôm 13-11.
Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, sự im lặng đã bị phá vỡ khi một nhóm thành niên quá khích trở nên manh động lợi dụng tình thế, lao vào ném chai lọ, nến vào cảnh sát. Cảnh sát đã phải dùng hơi cay để kiểm soát tình hình và bắt ít nhất 200 kẻ quá kích, trong đó có nhiều người bịt mặt.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến hiện trường vụ tấn công khủng bố ở nhà hàt Bataclan tưởng niệm các nạn nhân ngay sau khi vừa đáp chuyến bay xuống sân bay Orly ở Paris để chuẩn bị tham dự COP21.
Đi cùng với Tổng thống Obama (bìa phải) là Tổng thống Pháp Francois Hollande (giữa) và Thị trưởng thủ đô Paris Anne Hidalgo. Ảnh: EPA
Đi cùng với ông Obama là Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thị trưởng thủ đô Paris Anne Hidalgo. Cả 3 vị lãnh đạo đã đặt hoa hồng trắng trước nhà hát Bataclan, nơi 90 người bị giết hại. Sau khi đặt hoa tại khu vực tưởng niệm, Tổng thống Mỹ đứng yên lặng, cúi đầu, tay nắm chặt phía trước.
Ông Obama đặt tay sau vai Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thị trưởng thủ đô Paris Anne Hidalgo. Ảnh: Reuters
Sau đó, ông Obama rời đi, tay đặt sau vai ông Hollande và Thị trưởng Anne Hidalgo thể hiện sự cảm thông và chia sẻ về nỗi mất mát của người dân Pháp.
Xuân Mai (Theo BBC, Metro)
Theo_Người lao động
Cảnh sát Bulgaria xuống đường phản đối chính sách cắt giảm lương Chiều tối 3/11 hàng nghìn cảnh sát Bulgaria đã xuống đường tuần hành ở thủ đô Sofia và một số thành phố lớn khác phản đối quyết định giảm lương. Bộ Tài chính Bulgaria vừa đề nghị cắt giảm các khoản lương bổng liên quan tới nhân viên của Bộ Nội vụ, trong đó giảm một nửa tiền trợ cấp cho người vừa...