1.500 hộ dân khu Mả Lạng đối thoại gay gắt với ông Đoàn Ngọc Hải
Bức xúc vì dự án treo 16 năm ảnh hưởng cuộc sống, người dân khu trung tâm Sài Gòn phản ánh gay gắt với Phó chủ tịch quận 1.
“Thành phố nợ người dân một lời xin lỗi. Hàng nghìn người trong khu vực lo lắng hơn chục năm nay vì không rõ dự án sẽ làm lúc nào. Chúng tôi không dám sửa chữa nhà nên cứ để xập xệ, tạm bợ vì sợ di dời”, anh Tuấn Anh bày tỏ bức xúc trong buổi đối thoại ngày 3/7 của ông Đoàn Ngọc Hải – Phó chủ tịch UBND quận 1 (TP HCM) với 1.500 hộ dân khu Mả Lạng (tứ giác Nguyễn Cư Trinh) về dự án treo 16 năm nay.
“Bà con ví tôi như cô gái 20 tuổi có người đến dạm ngõ nhưng chục năm nay không tới cưới. Chúng tôi cũng biết chủ đầu tư có nhiều vấn đề về giải tỏa, vốn… nên rất lo tình trạng này kéo dài”, anh này nói.
Ông Đoàn Ngọc Hải tại đối thoại. Ảnh: Duy Trần.
Buổi đối thoại tiếp tục “ nóng” khi hàng loạt người chất vấn chính quyền, chủ đầu tư về dự án treo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, an cư của hàng nghìn người dân. Bà Nguyễn Thị Cẩm Nhung cho biết có 2 căn thuộc khu vực giải tỏa, muốn chủ đầu tư phải bàn bạc với dân để thỏa thuận giá đền bù “chứ không đứng sau lưng chính quyền thúc ép”.
“Chủ đầu tư phải công khai việc tái định cư ở đâu? Nếu tái định cư tại chỗ thì mức giá thế nào, còn nhận tiền thì mức bồi thường ra sao?”, bà đề nghị.
Người đàn ông tên Khá nói lớn: “Chúng tôi bỏ việc làm ăn để dự đối thoại. Tôi muốn hỏi chủ đầu tư và chính quyền đã nhất trí thế nào để thực hiện dự án. Các anh đừng hứng lên thì làm, hứng lên thì nói rồi để đó phí tiền, công sức của dân”.
Nhiều người cũng chia sẻ mong muốn vì một thành phố xanh – sạch – đẹp nên chấp thuận di dời. Nhưng họ yêu cầu chủ đầu tư, chính quyền minh bạch, rõ ràng.
Video đang HOT
Ông Đoàn Ngọc Hải thay mặt chính quyền xin lỗi người dân vì để dự án chậm trễ. Ông cho biết chính quyền luôn lắng nghe và đứng về phía người dân, nếu chủ đầu tư không làm đúng luật, không đủ năng lực quận sẽ kiến nghị thành phố loại ngay.
“Tôi gửi số điện thoại cho bà con. Nếu ai thắc mắc cần giải đáp có thể gọi hoặc nhắn tin cho tôi giải quyết. Cán bộ nào nhũng nhiễu, làm khó dân trong quá trình làm dự án mọi người cứ thông báo đến tôi. Nếu kiểm tra thấy đúng, quận sẽ kỷ luật nghiêm khắc”, ông Hải nhấn mạnh.
Phó chủ tịch quận 1 cũng mong muốn người dân đồng thuận cùng chính quyền, chủ đầu tư để sớm triển khai dự án và giá bồi thường sẽ được thẩm định theo thị trường. Sau buổi đối thoại, cơ quan chức năng sẽ xuống làm việc trực tiếp với từng hộ dân.
“Trước khi cho triển khai, thành phố và quận 1 đã rà soát rất kỹ. Chúng tôi sẽ không vì lợi ích của cá nhân mà đứng về phía nhà đầu tư làm thiệt thòi quyền lợi người dân. Mọi chuyện sẽ được giải quyết có tình, có lý”, ông Hải nói.
Đại diện Bitexco – chủ đầu tư dự án – cho biết tiếp nhận dự án từ năm 2006. Đơn vị này hiện làm đúng trình tự pháp luật để tránh khiếu kiện.
Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh có diện tích đất thu hồi hơn 6,8 ha, giới hạn bởi 4 tuyến đường gồm Nguyễn Trãi – Trần Đình Xu – Nguyễn Cư Trinh – Cống Quỳnh. Theo thống kê, tổng số nhà giải tỏa gồm 1.424 căn.
Khu đất này được lập dự án năm 2000 rồi giao Tổng công ty địa ốc Sài Gòn thực hiện. Đến năm 2006, dự án được chuyển giao cho tập đoàn Bitexco xây dựng cao ốc Văn phòng – Trung tâm thương mại – Căn hộ kết hợp chỉnh trang đô thị. Dự kiến việc di dời, tái định cư bắt đầu từ tháng 6/2018.
Trước đó, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp UBND quận 1 tiến hành công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án. Thời gian hoàn thành việc giải phóng mặt bằng là trong quý II năm nay. Thành phố cũng yêu cầu Bitexco phải tập trung triển khai dự án Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh, đảm bảo nguồn lực tài chính để nhanh chóng thực hiện.
Tứ giác Nguyễn Cư Trinh nổi tiếng với cái tên khu Mả Lạng – “đất dữ” Sài Gòn xưa. Đây vốn là khu nghĩa địa, người dân xây nhà sống xen kẽ bên trong. Sau này mồ mả được di dời dần nhưng nơi đây lại rộ lên tệ nạn ma túy; là chỗ trú chân của giang hồ, người nghèo khổ.
Theo P.V (VNE)
Ông Đoàn Ngọc Hải: Nhà hát trăm tuổi vốn chỉ có 3 bậc tam cấp
Ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định: Hai bậc tam cấp chiếm vỉa hè bị tháo dỡ tại nhà hát Công Nhân là do làm thêm sau này. Nguyên thủy chỉ có 3 bậc.
Sau khi 2 bậc tam cấp của nhà hát Công Nhân bị tháo dỡ tối 22/3, bên cạnh ý kiến đồng tình với cách làm cứng rắn của Phó chủ tịch quận 1, TP.HCM Đoàn Ngọc Hải để giành lại vỉa hè cho người đi bộ, không ít người cho rằng tháo dỡ bậc thềm của công trình nhà hát trăm tuổi là không có cơ sở.
Tối 22/3, ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo tháo dỡ 2 bậc thềm của nhà hát Công Nhân lấn chiếm vỉa hè 0,5m
Trao đổi với PV VietNamNet hôm nay, ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định: "Hai bậc tam cấp chiếm vỉa hè mà tôi yêu cầu tháo dỡ tại nhà hát Công Nhân là do làm thêm sau này. Nguyên thủy chỉ có 3 bậc mà thôi".
Phó chủ tịch UBND quận 1 cho hay ông đã căn cứ vào lộ giới và tư liệu hình ảnh của rạp hát trước đây để xử lý sai phạm.
"Tôi làm đúng theo quy định và phía nhà hát cũng không có ý kiến gì. Trừ công trình nằm trong diện bảo tồn, còn các công trình không thuộc diện này nếu lấn chiếm vỉa hè đều phải buộc tháo dỡ" - ông khẳng định.
Hai bậc thềm sau khi tháo dỡ phía nhà hát Công Nhân đã cho láng bê tông và trở thành nơi đậu xe máy. Vỉa hè trở nên thông thoáng cho người đi bộRạp Nguyễn Văn Hảo trên tạp chí Life, trước khi đổi tên thành nhà hát Công Nhân
Chúng tôi đã tìm lại hình ảnh xưa của rạp hát Nguyễn Văn Hảo, do người nước ngoài chụp và đối chiếu với hiện tại, thì thấy đúng là rạp hát có 3 bậc thềm chính. Nếu tính luôn bậc thềm sát mặt đường thì hiện trạng ban đầu có 4 bậc. Có thể khẳng định sau khi ông Đoàn Ngọc Hải cho tháo dỡ 2 bậc thềm, rạp Công Nhân đã gần như trở về nguyên trạng ban đầu.
Nhà hát trăm tuổi trong diện cải tạo
Theo tìm hiểu của PV, nhà hát Công Nhân (tại số 30 Trần Hưng Đạo, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) được xây dựng từ thập niên 40 của thế kỷ trước. Đây là một trong những công trình kiến trúc, văn hóa và lịch sử của TP.HCM. Nhà hát có công năng phục vụ biểu diễn đa năng như sân khấu, chiếu phim... Với 3 tầng khán phòng và sức chứa hơn 1,200 khách, đây từng được mệnh danh là "thánh đường cải lương".
Trong năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có kế hoạch đề xuất cải tạo nhà hát Công Nhân.
Qua đó, UBND TP.HCM đã giao công ty cổ phần Tập đoàn C.T nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư cải tạo, xây dựng mới công trình văn hóa tại nhà hát Công Nhân cùng với rạp Lao Động A-B theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BOT) từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp.
Theo Tuấn Kiệt (Vietnamnet)
Hãy ủng hộ ông Đoàn Ngọc Hải thay vì "xét lại" Có người ngay từ đầu ủng hộ cách làm của ông Hải, cũng có người phản đối cách làm này. Hình ảnh ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND Quận 1 (TP.HCM) cả tháng trời qua dẫn "quân" đi xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè có thể nói là vẫn chưa hết sức nóng. Những phát ngôn, chỉ trỏ...