1.500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở Tây Nguyên được đào tạo thương mại điện tử
Chương trình “Bệ phóng thương mại điện tử Tây Nguyên” sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho hơn 1.500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên theo hình thức online.
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số ( Bộ Công Thương) đã tổ chức Lễ ký kết và Khởi động Chương trình “Bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên”.
Chương trình “Bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên” với mục tiêu đào tạo về thương mại điện tử chuyên sâu cho đối tượng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Theo kế hoạch, Chương trình sẽ trở thành điểm khởi đầu cho những hoạt động hỗ trợ chuyên sâu từ phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kiến thức tới tư vấn, triển khai các hoạt động phát triển thương mại điện tử.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử (Ecomviet) – đơn vị được giao tổ chức Chương trình cho biết, Chương trình “Bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên” là chương trình khởi đầu cho mô hình đào tạo Online to Offline. Chương trình bao gồm một chuỗi các hoạt động, sự kiện liên quan nhằm thúc đẩy sự hoạt động thương mại điện tử của khu vực Tây Nguyên phát triển.
“Chương trình “Bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên” sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn cho hơn 1.500 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên theo hình thức online. Diễn giả tham gia Chương trình là các giảng viên, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp đối tác lớn, đã và đang cung cấp các nội dung đào tạo thực chiến về thương mại điện tử, có kinh nghiệm triển khai thực tiễn cũng như những bài học thực tế từ sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam cũng như quốc tế.
Video đang HOT
Theo Ban tổ chức, chương trình “Bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên” diễn ra từ trung tuần tháng 7 tới cuối tháng 8/2022. Bên cạnh các buổi đào tạo, tập huấn, Ban Tổ chức còn triển khai nhiều buổi tọa đàm liên quan đến các nội dung như: Xây dựng doanh nghiệp trên môi trường thương mại điện tử; sàn thương mại điện tử; nền tảng truyền thông trên mạng xã hội…
Song song với toạ đàm, chương trình triển lãm, giới thiệu những giải pháp, nền tảng, dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử được kỳ vọng đem tới những cơ hội kết nối giữa nhà cung cấp tới chính xác các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn có nhu cầu phát triển thương mại điện tử.
Doanh nghiệp có khả năng phục hồi mới được vay vốn
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, đối với gói hỗ trợ lãi suất 2%, các doanh nghiệp, đối tượng vay vốn qua các ngân hàng thương mại (NHTM) phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Ngân hàng Nhà nước chú trọng công tác thanh tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất của các NHTM, đảm bảo chính sách được triển khai đến đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Ảnh: VCB.
"Chỉ những doanh nghiệp nào có khả năng phục hồi mới được vay vốn. Các doanh nghiệp không đảm bảo điều kiện, không phải đối tượng của gói hỗ trợ này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, NHNN sẽ xem xét việc có 'nới' điều kiện hay không và 'nới' như thế nào? Điều này cần được tổng hợp để các bộ, ngành chức năng xem xét", ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Với các khách hàng đã được cơ cấu lại nợ trong thời gian qua thì không thuộc đối tượng cho vay của gói hỗ trợ này. Trong khi các doanh nghiệp này rất "khát" vốn để phục hồi, cần xem xét để cho các doanh nghiệp này cũng được vay từ gói hỗ trợ. Một số chuyên gia ngân hàng cho rằng: Cần thống nhất giữa các ngân hàng để tránh trường hợp mỗi nơi hiểu một cách khác nhau, cùng một doanh nghiệp nhưng ngân hàng này không cho vay, trong khi ngân hàng khác lại cho vay.
Gói hỗ trợ lãi suất 2% được thực hiện theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN. Theo Nghị định 31, đối tượng được hỗ trợ lãi suất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một số ngành nghề được hỗ trợ; hoặc đối tượng vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, các NHTM đã hoàn thành đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, NHNN đã tổng hợp, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền để giao bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022 (gần 16.035 tỷ đồng), bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2023 (trên 23.965 tỷ đồng).
Đồng thời, NHNN cũng đã có thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 tới từng NHTM để triển khai sớm chính sách. NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong nước, quốc tế để điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô; qua đó, tạo điều kiện hỗ trợ triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất.
Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% là một giải pháp bổ sung và thời gian tới sẽ song hành cùng các giải pháp mà ngành Ngân hàng đã, đang và sẽ triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, góp phần kích thích cả cung và cầu, tạo tiền đề tăng trường kinh tế bền vững.
Dưới góc độ là NHTM, Vietcombank vừa công bố các đối tượng được thụ hưởng thuộc một trong các trường hợp sau: Có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh bao gồm: Hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin; có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.
Trước đó ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc OCB cho biết: Ngay từ khi Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN ra đời và trong lúc đợi NHNN duyệt hạn mức hỗ trợ, OCB đã phổ biến, tập huấn cán bộ nhân viên để giải ngân theo chương trình, thống nhất cách hiểu các quy định, quy trình nội bộ. Chương trình gói vay lãi suất 2% có thời gian dự kiến kéo dài và triển khai trên quy mô rộng nên khi mới triển khai không thể tránh những khúc mắc, thậm chí "bỡ ngỡ" cho cả các ngân hàng, khách hàng vay vốn.
Một trong những thắc mắc được khách hàng đặt ra là trường hợp khách hàng vay theo hạn mức được đánh giá phải thu hồi hỗ trợ lãi suất, ngân hàng có phải thu hồi số tiền hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay khác đã giải ngân trong hạn mức, hay chỉ áp dụng với riêng khoản vay bị vi phạm? Theo NHNN, khoản vay nào được xác định không thuộc đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích hoặc không đáp ứng điều kiện hỗ trợ lãi suất thì chỉ riêng khoản vay đó phải thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất. Trong cùng một hạn mức tín dụng hoặc đối với cùng một khách hàng, khoản vay khác nếu đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng vốn, đáp ứng điều kiện thì vẫn được hỗ trợ lãi suất theo quy định.
Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023. Mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định tại nghị định.
Thời gian tới, NHNN sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan để kịp thời giải đáp vướng mắc của các NHTM; thực hiện việc thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất, thanh, quyết toán hỗ trợ lãi suất nhanh chóng, tạo thuận lợi tối đa cho các NHTM. Ngoài ra, chú trọng công tác thanh tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất của các NHTM, đảm bảo chính sách được triển khai đến đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất.
Về triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý Nghị quyết 43 của Quốc hội đã quy định tổng mức gói hỗ trợ là 40.000 tỷ đồng, tuy nhiên các ngân hàng đã đăng ký vượt mức. Phó Thủ tướng đề nghị NHNN tính toán điều phối theo thứ tự ưu tiên để việc triển khai chính sách đạt được hiệu quả cao nhất, theo mức Quốc hội cho phép.
Mặt khác, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong chức năng, nhiệm vụ được giao phải triển khai thực hiện chính sách công khai, minh bạch, rõ ràng. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì trao đổi, đề xuất để kịp thời tháo gỡ. "Việc xây dựng chính sách đã khó nhưng việc thực hiện còn khó hơn. Chúng ta mới đang ở những bước đầu tiên là phổ biến, tuyên truyền về chính sách; thời gian thực hiện là đến hết năm 2023 và việc triển khai cũng không hề dễ dàng. Để đưa chính sách vào cuộc sống, NHNN tiếp tục chỉ đạo sát sao, thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả; cùng với các ngân hàng thương mại, hiệp hội ngành nghề nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, đảm bảo thực hiện theo đúng các mục tiêu đề ra", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Kỳ vọng ngân hàng sớm đẩy nhanh gói hỗ trợ 2% lãi suất Gói hỗ trợ 2% lãi suất cho vay với tổng số tiền 40.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2022-2023 được kỳ vọng giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã giảm chi phí vốn, khôi phục sản xuất nhanh hơn. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế dường như còn quá chậm, trong khi nhu cầu hỗ trợ của doanh...