150 triệu dân Mỹ có thể nhiễm virus corona
Tổng cộng khoảng 70-150 triệu người có thể nhiễm virus corona tại Mỹ, theo một dự báo được chia sẻ với quốc hội nước này.
Nghị sĩ Rashida Tlaib đưa ra thông tin này trong phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ với các thành viên nhóm chuyên trách chống dịch Covid-19 của tổng thống hôm 12/3, xác nhận những gì mà truyền thông Mỹ, bao gồm Axios và NBC News, từng đăng tải.
“Bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho quốc hội nói với Thượng viện rằng ông dự đoán tổng cộng khoảng 70-150 triệu người có thể nhiễm virus tại Mỹ”, bà Tlaib nói, theo AFP.
Axios trước đó đưa tin bác sĩ Brian Monahan đã trình bày dự báo của mình với các thành viên cấp cao tại Thượng viện hôm 10/3, nói họ nên chuẩn bị cho điều tệ nhất và đưa ra lời khuyên về cách giữ sức khỏe.
Nhân viên an ninh tại sân bay quốc tế Dulles, bang Virginia, Mỹ. Ảnh: Reuters.
150 triệu người chiếm khoảng 46% dân số Mỹ, hiện ở mức 327 triệu người. Nếu so sánh, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuần này cảnh báo đến 70% dân số Đức có thể nhiễm chủng virus corona mới gây nên bệnh Covid-19.
Khi được nghị sĩ Tlaib hỏi liệu ông có tin dự báo là chính xác, Anthony Fauci, lãnh đạo Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID), nói: “Chúng ta thực sự cần thận trọng với những dự báo như vậy vì nó dựa trên một mô hình”.
Ông Fauci nói “mọi mô hình đều tốt như giả định bạn đưa vào đó” và với các biện pháp khống chế và giảm nhẹ, con số 150 triệu có thể tránh được.
Ông cũng lưu ý rằng một mô hình của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC) năm 2014 dự đoán dịch Ebola tại châu Phi có thể ảnh hưởng đến hơn một triệu người. Tuy nhiên, điều này không xảy ra và số người nhiễm sau cùng là chưa tới 30.000.
Khoảng 80% ca bệnh Covid-19 là nhẹ và tỷ lệ tử vong nói chung vào khoảng 1%, theo ước tính mới nhất mà ông Fauci trình bày trước quốc hội Mỹ hôm 11/3.
Kết hợp với dự báo về số ca nhiễm nói trên, số người chết cuối cùng tại Mỹ có thể dao động từ 700.000 đến 1,5 triệu người.
Để so sánh, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ năm 2018, với 650.000 người chết. Cúm và viêm phổi khiến khoảng 60.000 người tử vong.
Tính đến hôm 12/3, Mỹ đã ghi nhận hơn 1.300 ca nhiễm virus corona và 38 người chết tại nước này, theo thống kê của Đại học John Hopkins.
Virus corona cực kỳ ‘nhạy cảm’ ở những nơi có nhiệt độ cao
Nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy virus corona có thể lây nhiễm nhanh chóng trong các điều kiện độ ẩm khác nhau, nếu không áp dụng các biện pháp tích cực chống virus lây lan.
Theo news.zing.vn
Hàng nghìn người xuống đường ủng hộ quyền sử dụng súng ở Mỹ
Khi các nhóm cực đoan và da trắng thượng đẳng tới biểu tình ở trụ sở chính quyền bang Virginia, đã có những lo ngại bạo lực sẽ lặp lại giống sự kiện Charlottesville năm 2017.
Hàng chục nghìn người từ khắp nước Mỹ đã tới Richmond, Virginia, ngày 20/1 để biểu tình phản đối kế hoạch thông qua dự luật kiểm soát súng của lãnh đạo đảng Dân chủ ở bang này, theo AP.
Các cuộc biểu tình như vậy tiềm ẩn khả năng xung đột, nhưng sự kiện ở Virginia đã kết thúc vào buổi trưa mà không có sự vụ gì với không khí chỉ mang tính lễ hội.
Nhiều người không vào khu vực đã được dành riêng cho biểu tình, nơi mà vũ khí đã tạm thời bị cấm. Thay vào đó, họ đứng ở các con phố xung quanh, nhiều người mặc áo chống đạn, ngụy trang, và mang theo súng trường quân dụng, đồng thời hô vang hưởng ứng những người đang phát biểu.
"Tôi thích buổi hôm nay. Giống như trận Super Bowl cho Tu chính án số 2 vậy", P.J. Hudson, tài xế xe tải từ Richmond, tay cầm khẩu súng trường AR-15, nói.
"Súng gắn liền với cách người ta sống ở đây", Marie March cho biết. Bà lo ngại những tiêu chuẩn kiểm soát súng của chính quyền là "những tiêu chuẩn chủ quan". "Chúng tôi cảm thấy cần phản ứng lại và đặt chính quyền về đúng chỗ của họ".
Khoảng 22.000 người đã không ngại thời tiết giá lạnh để tới biểu tình, theo chính quyền.
Thống đốc Ralph Northam (đảng Dân chủ) cho biết ông "thấy may mắn" vì hết ngày mà biểu tình vẫn ôn hòa, và "sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến" của người dân bang Virginia, đồng thời làm tất cả để "giữ cho bang Virginia được an toàn".
Ông Northam là mục tiêu công kích của người biểu tình. Có những poster in khuôn mặt ông lên trên hình Adolf Hitler.
Các nghị sĩ Dân chủ của bang Virginia nói cuộc biểu tình không ảnh hưởng tới kế hoạch thông qua các biện pháp kiểm soát súng, bao gồm kiểm tra lý lịch và giới hạn mua một khẩu súng ngắn mỗi tháng.
Một số người biểu tình có thông điệp ủng hộ Tổng thống Trump. Đáp lại, ông Trump tweet ủng hộ: "Đảng Dân chủ ở bang Virginia đang làm mọi thứ để lấy đi quyền (sở hữu súng) trong Tu chính án số 2 của các bạn... Đây chỉ là mở đầu, đừng để điều đó xảy ra, BẦU CHO ĐẢNG CỘNG HÒA năm 2020".
Cảnh sát thành phố Richmond đã tăng cường an ninh, hiện diện trên mái nhà và đi tuần trên xe cảnh sát, xe đạp.
Họ muốn ngăn bạo lực năm 2017 ở Charlottsville lặp lại, khi mà hai cuộc biểu tình đối nghịch diễn ra đồng thời, dẫn đến xô xát. Một kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng lái xe đâm vào đám đông, làm một phụ nữ thiệt mạng.
Ngày 20/1, một số nhân viên của Trung tâm Luật Đói nghèo Phía nam tới cuộc biểu tình và nhận ra thành viên một số nhóm dân quân cực đoan.
Sự kiện biểu tình ủng hộ sở hữu súng vẫn diễn ra hàng năm ở trụ sở chính quyền bang Virginia, thường quy mô nhỏ với vài trăm người thích súng.
(Ảnh: AP)
Theo news.zing.vn
Thượng viện nỗ lực ngăn Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi NATO Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua dự thảo luật về việc ngăn Tổng thống Donald Trump rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo Guardian, động thái này của Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ được đưa ra trong bối cảnh đang có những quan ngại ở cả 2 đảng về ý định...