1,5 triệu tỷ đồng đổ vào bất động sản
Dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản đang chiếm 19,14% tổng dư nợ của cả nền kinh tế, và tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho biết, đến cuối tháng 8 năm nay, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) đã tăng 14,58% so với cuối năm 2018. Nếu tính trong tỷ trọng cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản đang chiếm 19,14%, tương đương gần 1/5 tổng dư nợ nền kinh tế.
Số liệu của NHNN cũng cho biết đến cuối tháng 8, tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế vào khoảng 7,82 triệu tỷ đồng. Như vậy, tổng dư nợ tín dụng với lĩnh vực bất động sản hiện vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng.
Mức tăng tín dụng của lĩnh vực bất động sản đóng góp vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế đến hết tháng 9 năm nay là 9,4%.
Dư nợ cho vay bất động sản đang chiếm gần 1/5 tổng dư nợ của nền kinh tế. Ảnh: Quỳnh Danh.
Ngoài bất động sản, tín dụng một số lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro nhưng đầu tư, kinh doanh chứng khoán đã tăng 8,7%, chiếm 0,4% tổng dư nợ; cho vay với các dự án BOT, BT giao thông tăng 1,85%, chiếm 1,4%.
Video đang HOT
Trong khi đó, đến cùng thời điểm, tín dụng chảy vào ngành công nghiệp tăng 6,76%, hiện chiếm tỷ trọng 19,61% tổng dư nợ nền kinh tế. Tín dụng đối với ngành xây dựng và dịch vụ cũng tăng lần lượt 7,61% và 9,27% so với đầu năm…
Liên quan tới tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, NHNN cho biết cơ quan này đã ban hành các văn bản hướng dẫn về cho vay, chỉ định 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV) tham gia thực hiện chương trình, quyết định về lãi suất cho vay.
Các TCTD tham gia cho vay lĩnh vực này sẽ tự huy động vốn và được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, các TCTD được chỉ định chưa được bố trí nguồn ngân sách cấp bù chênh lệch lãi suất giai đoạn 2016-2020.
Riêng với Ngân hàng chính sách xã hội, theo kế hoạch ngân sách Nhà nước sẽ cấp 50%, và ngân hàng tự huy động 50%. Đến nay, ngân sách đã cấp đủ 1.163 tỷ cho ngân hàng bao gồm 500 tỷ đồng năm 2018 và 663 tỷ năm 2019.
Đến hết tháng 8, tổng dư nợ cho vay nhà ở xã hội theo quy định đã đạt 1.774 tỷ đồng, với 5.452 khách hàng còn dư nợ.
Theo NHNN, trên cơ sở mức tăng trưởng tín dụng cuối năm 2018 đạt mức 13,89, cơ quan quản lý định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 14%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trên có thể điều chỉnh theo diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Quang Thắng
Theo Zing.vn
Tăng trưởng tín dụng đạt 8,64%, lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt
Trong thời gian qua, ngành ngân hàng cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân
Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV)
Tính đến ngày 24/9, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 8,64% so với cuối năm 2018. Tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát.
Bên cạnh đó, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 8,58% so với cuối năm 2018. Thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng được đảm bảo.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết tại buổi họp báo thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng quý 3 do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 1/10.
Cụ thể, theo ông Hùng, tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá như: Tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 22,04%; xuất khẩu tăng 13,2%; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,42%; nông nghiệp, nông thôn tăng 6%; công nghiệp hỗ trợ tăng 1,85%.
Các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay khuyến khích nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, nhà ở xã hội... cũng được các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai quyết liệt. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro như bất động sản, các dự án BOT... được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như tập trung đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay thu mua lúa gạo cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long vụ lúa Đông Xuân năm 2019, các ngân hàng thương mại nhà nước tiên phong hạ lãi suất cho vay ngắn hạn xuống còn 6%/năm để hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua lúa gạo.
Các tổ chức tín dụng cấp hạn mức tín dụng hơn 24.000 tỷ đồng và đã giải ngân cho vay gần 17.000 tỷ đồng cho các tổ chức, cá nhân để thu mua gần 2,7 triệu tấn lúa gạo vụ Đông Xuân, góp phần hạn chế đà giảm giá lúa gạo cho bà con nông dân. Các ngân hàng đang tiếp tục bám sát diễn biến vụ lúa Hè Thu để đảm bảo đủ vốn cho doanh nghiệp thu mua lúa cho bà con nông dân.
Ông Hùng đánh giá ngành ngân hàng cơ bản đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân.
Được biết, năm 2019, Ngân hàng Nhà nước định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%; tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế./.
Theo Thúy Hà (Vietnam )
Hạn chế rủi ro cho vay bất động sản Khuyến khích các tổ chức tín dụng phân bổ vốn vào các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, nhà cho thuê Ngày 13-6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức cuộc họp thông tin kết quả hoạt động NH 6 tháng đầu năm và định hướng 6 tháng cuối năm, tại Hà Nội. Mở...