15 tỉ thông tin đăng nhập đang bị hacker trao đổi trên dark net
Trong vài năm trở lại đây, vấn đề an ninh và bảo mật trên Internet đang được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết.
Hacker đang trao đổi 15 tỉ thông tin đăng nhập của người dùng trên các diễn đàn ở dark web, theo một báo cáo mới từ công ty an ninh số Digital Shadows.
Việc chia sẻ các thông tin đăng nhập lấy trộm được không có gì mới. Các hacker thường xuyên “rà soát” tên đăng nhập và mật khẩu thông qua các vụ việc rò rỉ dữ liệu và bán lại chúng (hoặc thậm chí cho đi miễn phí) trên dark web. Tuy nhiên, báo cáo mới của Digital Shadows một lần nữa cho thấy một bức tranh rõ rệt hơn về thị trường đáng sợ này.
Digital Shadows đã xác định được 15 tỉ cặp tên đăng nhập – mật khẩu đến từ hơn 100.000 vụ rò rỉ dữ liệu. Xấp xỉ 5 tỉ cặp tên đăng nhập – mật khẩu trong số này khác biệt so với các thông tin khác.
Một số thông tin đăng nhập giá trị hơn các thông tin đăng nhập khác. Trong khi hacker chia sẻ miễn phí rất nhiều thông tin đăng nhập, các thông tin đăng nhập ngân hàng và các tài khoản tài chính có thể được bán với giá trung bình 70 USD mỗi cặp mật khẩu – tên đăng nhập. Đăng nhập vào các chương trình diệt virus được định giá cao nhất ở mức 22% trung bình, trong khi đó đăng nhập vào các nền tảng trò chơi có giá vài USD mỗi thông tin.
Video đang HOT
Dữ liệu trên dark web cho thấy hacker đặc biệt nhóm đến những người làm việc trong bộ phận tài chính của các tổ chức. Báo cáo của Digital Shadows nói rằng nó phát hiện ra hơn 2 triệu tài khoản kế toán và nhận thấy những email có chữ “invoice” (hoá đơn) là loại thông tin thường được quảng cáo và rao bán thường xuyên nhất.
Đối với các thông tin đăng nhập quản trị tên miền của các doanh nghiệp nhỏ hoặc chính phủ địa phương, chúng thường được bán đấu giá với mức trung bình dao động trong khoảng từ 3.139 USD cho tới thậm chí là 140.000 USD. “Chiếm đoạt tài khoản chưa bao giờ dễ (và rẻ) như thế đối với tội phạm mạng,” báo cáo của Digital Shadows nhận định.
Báo cáo của Digital Shadows khuyến nghị người dùng nên sử dụng các trình quản lí mật khẩu, kích hoạt chế độ bảo mật hai lớp nhiều nhất có thể đồng thời giữ thói quen thay đổi mật khẩu thường xuyên để hạn chế rủi ro.
Những hacker nguy hiểm nhất lịch sử thế giới
Phần lớn hacker trong danh sách dưới đây đều bắt đầu "sự nghiệp" từ khi còn trẻ, bộc lộ tài năng về máy tính từ khi còn trên ghế nhà trường.
Năm 1983, Kevin Poulsen, 17 tuổi, bí danh Dark Dante, xâm nhập vào mạng nội bộ ARPANET của Lầu Năm Góc. Poulsen nhanh chóng bị bắt nhưng chính phủ quyết định không truy tố mà chỉ cảnh cáo. Thời điểm đó Poulsen chưa đủ tuổi thành niên. Năm 1988, Poulsen tiếp tục hack vào máy tính liên bang, truy cập bất hợp pháp thông tin về Tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos. Năm 1990, anh chàng giành được một chiếc Porsche cùng kỳ nghỉ trị giá 20.000 USD sau khi thắng một giải hack ở địa phương. Sau đó, Poulsen bị bắt và không được sử dụng máy tính trong ba năm.
Năm 2001, Adrian Lamo, 20 tuổi, xâm nhập vào mạng nội bộ Yahoo để sửa đổi một bài báo của Reuters và thêm trích dẫn giả cho cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ, John Ashcroft. Lamo thường hack các hệ thống, sau đó thông báo cho cả truyền thông và nạn nhân. Vào năm 2002, theo tờ Wired, Lamo đã hack mạng nội bộ của New York Times, tự chỉnh sửa dữ liệu và công khai xâm nhập lý lịch của nhiều nhân vật quan trọng. Lamo có biệt danh "Kẻ vô gia cư" bởi sở thích lang thang đường phố với chiếc ba lô, sống không cố định.
Vào tháng 2/2000, Michael Calce, 15 tuổi, còn được gọi "Mafiaboy", đã tìm ra cách xâm nhập vào mạng nội bộ của các trường đại học. Calce còn đột nhập Yahoo, công cụ tìm kiếm số một thời điểm đó. Trong một tuần, Calce đánh sập trang chủ của Dell, eBay, CNN và Amazon bằng tấn công DDoS. Sau vụ việc này, chính phủ Mỹ bắt đầu chú trọng hơn đến an ninh mạng.
Theo New York Times, Jonathan James, bí danh Comrade, đã hack vào mạng nội bộ Bộ Quốc phòng Mỹ khi chỉ mới 15 tuổi. Trong cuộc phỏng vấn với PC Mag, James thừa nhận được truyền cảm hứng từ cuốn sách The Cuckoo's Egg với nội dung về cuộc săn lùng hacker những năm 80. Bị bắt năm 2000, chịu án sáu tháng quản thúc và bị cấm sử dụng máy tính, Jonathan James trở thành người trẻ nhất bị kết án vi phạm luật an ninh mạng. Năm 2007, trang web tập đoàn TJX bị hack và James nằm trong diện tình nghi. Năm 2008, James tự sát bằng súng. Anh tuyên bố trong thư tuyệt mệnh rằng không còn niềm tin vào "công lý".
Năm 1981, Kevin Mitnick bị buộc tội ăn cắp thông tin từ công ty di động Pacific Bell. Năm 1982, Kevin hack thành công máy chủ Bộ Tư lệnh Quốc phòng Bắc Mỹ (NORAD). Sự việc trên truyền cảm hứng cho bộ phim War Gamesra mắt năm 1983. Năm 1989, Kevin tiếp tục hack trang chủ DEC, nhà sản xuất máy tính hàng đầu tại thời điểm đó và phát hành lậu phần mềm của họ. Sau vụ việc trên, Kevin phải ngồi tù. Năm 2014, theo Wired, Kevin sáng lập trang mạng chuyên bán các phần mềm quan trọng, chưa từng được phát hành với giá đắt đỏ.
Năm 2003, Anonymous được thành lập trên một diễn đàn ẩn danh của web 4chan. Năm 2008, nhóm đã vô hiệu hóa các trang mạng, hệ thống fax và giảm thứ hạng tìm kiếm của Khoa luận giáo (Church of Scientology) trên Google. Tháng 3/2008, xuất hiện nhóm người diễu hành với mặt nạ Guy Fawkes. Theo The New Yorker, dù được theo dõi bởi FBI hay nhiều cơ quan điều tra khác, việc xác định và loại bỏ nhóm Anonymous vẫn là bất khả thi.
Năm 1996, Matthew Bevan và Richard Pryce đột nhập vào nhiều mạng quân sự, bao gồm Căn cứ Không quân Griffiss, Mỹ, Hệ thống Thông tin Phòng thủ và Viện Nghiên cứu Nguyên tử Hàn Quốc (KARI). Bevan và Pryce bị buộc tội kích động chiến tranh thế giới thứ ba sau khi thâm nhập vào KARI và các hệ thống quân sự của Mỹ. Bevan tuyên bố anh ta chỉ muốn chứng minh sự tồn tại của UFO. Theo BBC, dù không gây nhiều thiệt hại, Bevan và Pryce đã cho thấy ngay cả hệ thống mạng quân sự cũng có thể bị thâm nhập.
Không giống như nhiều hacker khác, ASTRA chưa bao giờ được công khai thông tin. Theo Daily Mail, ASTRA là một nhà toán học Hy Lạp 58 tuổi bị chính quyền bắt giữ vào năm 2008. Người đàn ông này bị truy nã vì nhiều tội liên quan máy tính kể từ năm 2002, nhưng bắt đầu bị truy lùng gắt gao hơn vào năm 2005 khi đột nhập vào các hệ thống của công ty quân sự Pháp Dassault. Vụ hack đã gây thiệt hại cho công ty hơn 360 triệu USD.
Albert Gonzalez được mệnh danh là "soupnazi", bộc lộ tài năng tin học khi còn trên ghế nhà trường. Với nhiều hoạt động phi pháp, Gonzalez được coi là một trong các hacker điều hành giỏi nhất của trang Shadowcrew.com. Năm 22 tuổi, Gonzalez bị bắt ở New York vì tội lừa đảo hàng triệu thông tin thẻ tín dụng. Bằng việc cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra trong việc truy tố tổ chức Shadowcrew, Gonzalez không phải ngồi tù. Sau đó, Gonzalez đánh cắp hơn 180 triệu tài khoản thẻ tín dụng từ OfficeMax, Dave và Buster's và Boston Market.
Lộ diện danh tính hacker "thánh vô hình" đứng sau chiến dịch hack diễn ra tại 44 quốc gia Hacker với biệt danh "Fxmsp" này quảng cáo với khách hàng rằng sẽ cung cấp cho họ khả năng truy xuất đến hệ thống mạng của các ngân hàng và khách sạn trên toàn thế giới. Một hacker khét tiếng, từng kiếm được 1,5 triệu USD bằng cách bán thông tin từ hơn 300 công ty và chính phủ tại 44 quốc gia,...