15 thuyền viên tàu New Phoenix bị bỏ rơi xứ người
Ngày 24.10, Báo Lao động đã nhận được thư cầu cứu của 15 thuyền viên- tự nhận là của tàu New Phoenix thuộc Cty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin- đang bị bỏ rơi, phải sống đói khổ tại khu neo đậu Dalian (Trung Quốc).
Thời gian gần đây, đã có không ít vụ thuyền viên VN bị bỏ rơi ở nước ngoài. Trong ảnh là thuyền viên tàu Thái Sơn bị kẹt tại Philippines. Ảnh: VNE
Hiện đời sống của các thuyền viên rất khó khăn, không có thức ăn, không điện thắp sáng, sống trong tối tăm và lạnh giá do nhiều tháng nay không được Cty cung cấp thức ăn và nhiên liệu.
Theo lá thư cầu cứu của 15 thuyền viên, hiện họ đang phải húp cháo loãng từ một chút gạo chưa bị mốc, sử dụng bếp để nấu, an toàn của tàu chỉ nhờ vào 2 chiếc đèn neo được thắp bằng dầu, tất cả các thông tin liên lạc đã bị dừng vì không có điện. Trong 1 tháng qua, mặc dù họ đã nhiều lần liên lạc với Cty Vinashinlines đề nghị hỗ trợ và giúp đỡ nhưng không nhận được trả lời, đồng nghĩa với việc Cty đã bỏ rơi thuyền viên và con tàu trị giá hàng trăm tỉ của Nhà nước. Cũng theo các thuyền viên, họ làm việc trên tàu đã 6 tháng nhưng chưa được Cty trả lương, cũng không nhận được sự chia sẻ từ phía Cty.
Vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam) hôm nay (24.10) – phóng viên Báo Lao Động đã liên hệ trực tiếp với thuyền trưởng Trần Công Định và được biết, tất cả các thuyền viên sang nhận tàu từ 17.5.2012. Trước đây, đội tàu do Cty khác khai thác và hiện được bàn giao cho vận tải viễn dương Vinashin, nhưng từ khi nhận đến nay, con tàu New Phoenix vẫn nằm một chỗ và chưa được nổ máy chạy. Đây là tàu vận tải hàng hóa, hiện tàu không có kế hoạch khai thác.
Từ cuối tháng 9.2012, tàu trong tình trạng hết dầu, hết thức ăn và các thuyền viên đã yêu cầu Vinalines, Vinashin cứu giúp vì hiện họ không thể vào bờ do không có visa nhập cảnh cũng như tàu neo ở rất xa bờ, điện thoại hết pin cũng không có điện để sạc…
Video đang HOT
Thuyền trưởng Trần Công Định nói trong nước mắt, cho rằng Cty bỏ rơi họ trong khốn khó là rất vô trách nhiệm.
Trước khi 15 thuyền viên sang nhận tàu, tàu đã nằm tại cảng Dalian 2 tháng, hiện tại các thủy thủ phải lặn xuống biển cạy những con hàu bám vào tàu để nấu cháo duy trì sự sống. Rất may họ còn có một chiếc điện thoại dùng pin con thỏ nên có thể liên lạc được. Cuộc gọi bị gián đoạn vì pin gần hết, các thủy thủ hẹn chúng tôi gọi lại sau.
Báo Lao Động sẽ tiếp tục cập nhật và cung cấp thông tin đến bạn đọc về sự việc 15 thuyền viên của tàu New Phoenix bị bỏ rơi…
Theo laodong
Thủy thủ mắc kẹt tranh cãi chuyện nợ lương với chủ tàu
Đại diện chủ tàu Thái Sơn 18 đã có mặt tại Philippines để làm việc với thủy thủ đoàn mắc kẹt. Tuy nhiên, vụ việc tiếp tục đi vào bế tắc khi 2 bên gặp bất đồng trong việc tính toán và chi trả số tiền nợ lương.
Sau khi thông tin về việc 17 thủy thủ trên tàu Thái Sơn 18 bị mắc kẹt tại Philippines được đăng tải, VnExpress.net đã nhận được phản hồi từ phía chủ tàu là Công ty Nghĩa Thái Sơn. Theo đó, Chủ tịch - Giám đốc công ty - Nguyễn Văn Quang khẳng định "không bỏ rơi thủy thủ" và đã cử đại diện sang giải quyết vụ việc tại Philippines.
17 thủy thủ trên tàu Thái Sơn 18 và đại diện Hiệp hội Lao động vận tải quốc tế (ITF) tại Philippines.
Theo thông tin sau đó từ phía ông Quang cũng như xác nhận từ phía thủy thủ đoàn, ngày 14/10, đại diện chủ tàu và đơn vị sửa chữa (4 người) đã có mặt tại Bataan (Philippines) để làm việc với thuyền viên và khắc phục sự cố trên tàu. Theo băng ghi hình buổi làm việc giữa các bên trưa 14/10, chủ tàu hứa sẽ chấm dứt tình trạng không thực phẩm, không dầu máy trên tàu trong vòng 2 ngày. Tuy nhiên, tính đến hết ngày 16/10, thủy thủ đoàn cho biết họ vẫn chưa nhận được số hàng nhu yếu phẩm nêu trên.
Một vấn đề khác cũng này sinh thủy thủ đoàn từ chối cho thợ sửa chữa xuống tàu cho đến khi công ty không thanh toán đủ số nợ lương tính đến ngày 12/10, tiền ăn và phí sửa chữa trước đó. Cùng với đó, việc tính toán số công nợ nêu trên cũng đang vấp phải nhiều bất đồng giữa 2 bên.
Riêng đối với chuyện nợ lương, phía công ty cho biết họ hiện chỉ có trách nhiệm thanh toán đến hết tháng 8/2012 do thỏa thuận lao động với thủy thủ cho phép họ được chậm trả tối đa 2 - 3 tháng (tùy trường hợp) và doanh nghiệp đang trong điều kiện khó khăn. Trừ đi số tạm ứng trước đó, nợ lương còn lại được tính toán là 333 triệu đồng, tương với 70% lương thỏa thuận với thuyền viên. "Sở dĩ thủy thủ chỉ được nhận 70% lương vì tàu hiện không hoạt động, chỉ nằm sửa chữa. Điều này đã được quy định trong hợp đồng", Giám đốc Nguyễn Văn Quang giải thích.
Tuy nhiên, phía thủy thủ đoàn lại không đồng ý với lập luận này. Trong email gửiVnExpress.net, đại diện thủy thủ cho biết trước khi nhận tàu tại Davao (Philippines), họ không hề biết về hiện trạng hỏng hóc, không thể hành hải của con tàu (do máy chính và nhiều thiết bị quan trọng khác). Trong thời gian sửa chữa tàu, 17 thủy thủ cũng phải làm việc 16 - 17 giờ mỗi ngày (trong khi biên chế tàu là 23 người) để khắc phục sự cố. Do đó, họ không đồng ý nhận 70% lương như cách tính của công ty.
Thủy thủ yêu cầu trả hết nợ lương và các khoản tiền ăn, tiền sửa chữa mới chịu hợp tác, sửa chữa tàu.Ảnh do chủ tàu cung cấp. (Xem đơn kiến nghị đủ)
Bất đồng tương tự cũng xảy ra khi các bên tính toán về chi phí sửa chữa (do chính thủy thủ đoàn thực hiện), cũng như chi phí sinh hoạt của tàu. Theo đó, phía thủy thủ cho rằng mức giá sửa chữa cũng như biểu phí sinh hoạt do chủ tàu đưa ra là quá thấp so với thực tế. Do đó, trong khi phía công ty tính toán mức sinh hoạt phí đã tạm ứng cho tàu hiện vẫn đủ dùng thì thủy thủ đoàn lại khẳng định đã hết từ lâu.
"Do kho lạnh trên tàu hỏng nên giám đốc đã đồng ý cho chúng tôi đi chợ ngày. Chưa kể giá cả đắt đỏ, rau xanh đắt 7 - 8 lần Việt Nam, mỗi lần thuê đò đi chợ hết 30 USD. 26 ngày như vậy mất 780 USD nhưng chúng tôi chỉ tính với công ty có 400 USD", đại diện thủy thủ lấy ví dụ.
Một vấn đề khác cũng được đề cập đến là tiêu hao dầu chạy máy trên tàu. Theo tính toán của chủ tàu, trong khoảng thời gian từ 17/8 đến nay, Thái Sơn 18 đã nhận được tổng cộng 6.800 lít dầu DO từ các đại lý cũng như hỗ trợ từ Hiệp hội Lao động vận tải quốc tế (ITF). Nếu chỉ dùng số nhiên liệu này để chạy máy phát điện, phục vụ sinh hoạt, không xảy ra thất thoát thì không thể có chuyện hết dầu (đủ chạy trong 146 ngày).
Tuy nhiên, theo thủy thủ, ngoài việc chạy máy phát phục vụ sinh hoạt, số dầu trên còn được dùng để chạy kho lạnh và quan trọng hơn là chạy máy chính của tàu để đảm bảo an toàn trong điều kiện sóng to gió lớn. "Chúng tôi cũng đã báo cáo việc dùng dầu DO để chạy máy chính với chủ tàu và được chấp nhận", thủy thủ đoàn cho biết.
Trong khi những khúc mắc nêu trên vẫn chưa được giải quyết, ngày 14/10, thủy thủ đoàn đã có đơn kiến nghị gửi lãnh đạo Công ty Nghĩa Thái Sơn yêu cầu thanh toán hết nợ lương (4 tháng) và các khoản chi phí tồn đọng khác, nếu không sẽ ngừng hợp tác với công ty, không cho nhóm sửa chữa xuống tàu. Tính đến hết ngày 16/10, mặc dù phía ITF cũng đề nghị 2 bên hợp tác nhưng sự việc vẫn dậm chân tại chỗ.
Theo thông tin được thủy thủ đoàn tàu Thái Sơn 18 phản ánh với VnExpress.net, họ nhiều lần liên lạc với công ty và trực tiếp là Giám đốc Nguyễn Văn Quang để yêu cầu giúp đỡ nhưng không nhận được hồi âm. Tuy nhiên, theo các bản ghi điện tín do Công ty Nghĩa Thái Sơn cung cấp, 2 bên vẫn còn giữ liên lạc đến ít nhất là ngày 20/9.
Đến sáng 17/10, phía doanh nghiệp cho biết vừa gửi văn bản đến Cục Hàng hải Việt Nam, đề nghị phối hợp giải quyết. Đồng thời, chủ tàu cũng đề nghị cơ quan ngoại giao giúp đỡ, đảm bảo an toàn cho lãnh đạo công ty khi sang làm việc với thủy thủ đoàn. "Chúng tôi rất muốn giải quyết nhanh chóng vì cho đến thời điểm này, vụ việc với tàu Thái Sơn 18 đã tiêu tốn của công ty hơn 6 tỷ đồng", Giám đốc Nguyễn Văn Quang cho biết.
Nhận một phần trách nhiệm của chủ tàu trong việc để xảy ra tình trạng "mắc kẹt" hiện nay, nhưng trong các văn bản gửi tới VnExpress.netvà các cơ quan chức năng, ông Quang cũng phàn nàn khá nhiều về hành động cũng như thái độ của thủy thủ đoàn. Trong khi đó, phía thuyền viên lại cho biết mục đích cuối cùng của họ là "đi làm là để kiếm tiền phục vụ cho cuộc sống cho bản thân và gia đình". Do đó, họ khẳng định sẽ không hợp tác nếu các yêu cầu không được giải quyết thỏa đáng.
Theo VNE
Bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới gầm cầu vượt Khoảng 9 giờ sáng nay (9/10), đông đảo người dân TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã tập trung dưới chân cầu vượt TP Đông Hà để "đăng ký" xin em bé bị bỏ rơi này về nuôi. Thông tin ban đầu, vào khoảng thời gian trên, chị Nguyễn Thị Gái (SN 1987) trên đường đi làm qua cầu vượt thì nghe tiếng...