15 sự thật “điên rồ” trên thế giới ít ai tưởng tượng nổi (P1)
Những điều không tưởng đôi khi tồn tại ngay trong chính cuộc sống quanh ta. Những sự thật sau đây sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ.
1. Mật ong nguyên chất không bao giờ bị hỏng, kể cả thời gian quá lâu
Ảnh: BrightSide
Mật ong là loại thực phẩm có nhiều công đụng hữu ích, đặc biệt là không hề bị hỏng sau cả thời gian dài, có thể kế đến vài chục năm. Nếu sau thời gian, mật cô lại, bạn chỉ cần cho vào nước ấm là có thể dùng được như bình thường.
2. Đã từng tồn tại những cây nấm khổng lồ
Ảnh: BrightSide
Hơn 400 triệu năm trước, cảnh quan thiên nhiên và thảm thực vật không phong phú như hiện tại. Thay vào đó, thời đó tồn tại những cây nấm khổng lồ cao 24 ft (8 m), vượt lên trên mọi thứ.
3. Cá heo mẹ “hát” cho cá con nghe khi chúng còn trong bụng mẹ
Ảnh: BrightSide
Cá heo mẹ dạy con bằng những tín hiệu âm thanh đặc trưng ngày từ khi chúng còn đang nằm trong bụng. Những tiếng “huýt sáo” trong thế giới cá heo là cách để các cá thể nhận ra nhau trong đại dương.
4. Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra sống gần thời đại con người lên mặt trăng hơn thời đại của các kim tự tháp
Video đang HOT
Ảnh: BrightSide
Nữ hoàng Cleopatra (sống từ 69 – 30 TCN) sống gần thời đại con người lên mặt trăng (1969) hơn thời xây dựng những Kim tự tháp vĩ đại (2.560 TCN). Điều này cũng có nghĩa là bà sống gần với phát minh của iPhone hơn thời xây dựng một trong những Kỳ quan vĩ đại của Thế giới.
5. Bạn có thể biết nước nóng hay lạnh bằng cách lắng nghe âm thanh nó tạo ra
Ảnh: BrightSide
Công ty chuyên nghiên cứu giác quan của Anh đã làm một thí nghiệm, ghi lại âm thanh khi rót một ly nước lạnh và một ly nước nóng và yêu cầu một số người đoán. Đa số người thử nghiệm đều đoán đúng.
6. Na Uy từng phong hiệp sĩ cho một con chim cánh cụt
Ảnh: BrightSide
Tướng Nils Olav III là một chú chim cánh cụt sống trong vườn thú Edinburgh ở Scotland. Đây là linh vật và là đại tá của đội bảo vệ vua Na Uy. Chú chim này được vua Harald V phong tước hiệp sĩ và là chú chim cánh cụt đầu tiên nhận được vinh dự như vậy trong Quân đội Na Uy.
7. “Butt load” là một phép đo thực sự
Ảnh: BrightSide
Ở nước ngoài, “butt load” là một phép đo thực tế tương đương với 126 gallons (476.96 lít).
8. Số cách để sắp xếp một cỗ bài có thể lớn hơn số lượng các nguyên tử trên Trái đất
Ảnh: BrightSide
Có vô vàn cách sắp xếp các lá trong một bộ bài. Số lượng đáng kinh ngạc đó bắt đầu bằng con số 8 với 67 số 0 nữa ở đằng sau.
Theo viettimes.vn/BrightSide
Tận mục loài chuồn chuồn khổng lồ dài 2 mét thời tiền sử
Loài chuồn chuồn khổng lồ dài 2 mét này có khả năng săn các loài động vật khác làm thức ăn cho mình.
Loài chuồn chuồn khổng lồ này có độ dài lên tới 2 mét, thậm chí các nhà khoa học còn cho rằng chúng có thể dài hơn nữa.
Do lượng ôxy có trong không khí vào thời tiền sử là rất lớn nên những loại côn trùng có thể phát huy tối đa kích thước của mình vì chúng có đủ lượng ôxy để hoạt động. Tỉ lệ ôxy trong không khí khi đó có thể lên tới hơn 90% còn tại thời điểm hiện tại chỉ có khoảng hơn 20% mà thôi.
Chính vì lượng ôxy trong không khí giảm dần nên các loài động vật có vú với hệ hô hấp hoàn chỉnh có khả năng phát triển mạnh hơn so với những loài côn trùng khổng lồ thời tiền sử.
Giai đoạn trước thời kì khủng long trái đất này được thống trị bởi những loài côn trùng khổng lồ, phần lớn các loại thú có vú khác chỉ là con mồi.
Những con bọ cạp có độ dài lên tới một mét và bao bọc cơ thể là một lớp sừng cứng như áo giáp khiến mọi loài thú có vú dù dũng mãnh đến đâu cũng phải dè chừng.
Kinh hoàng hơn còn có loài rết khổng lồ với độ dài lên tới 2 mét. Hiện nay các nhà khảo cổ đã có trong tay mẫu hóa thạch hoàn chỉnh của con quái vật này nhưng họ cho rằng đây chỉ là kích thước của một con rết chưa trưởng thành, chúng sẽ còn dài hơn nữa nếu sống đủ lâu.
Một loài vật lai giữa rết và bọ cạp sống trong môi trường nước, chưa rõ thức ăn của chúng là sinh vật sống hay phù du nhưng với kích thước cực khủng của mình rõ ràng loài vật này xứng đáng là quái vật thời tiền sử.
Không chỉ côn trùng, cũng có một vài loài động vật có vú phát triển với kích thước lớn hơn bây giờ. Ví dụ như loài chim cánh cụt cao tới 2 mét này chẳng hạn.
Mặc dù vậy, sự thay đổi về mặt khí hậu khiến cho những loài côn trùng này bé dần đi và nhường thế thống trị cho các loài động vật có vú. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa chúng mới có được hình dạng như ngày hôm nay.
Tuấn Anh
Theo Kiến thức
Tận mục đàn mèo rừng Việt Nam 'siêu ngầu', cực đẹp Trông như những con báo đốm trong vóc dáng nhỏ nhắn của loài mèo, mèo rừng Việt Nam không khỏi khiến những người mến mèo mê mẩn. Mèo rừng (Felis bengalensis) là một loài động vật họ mèo xuất hiện khá phổ biến tại các khu vực trung du và miền núi của Việt Nam. Ảnh chụp tại Thảo Cầm Viên (TP HCM)....