15 năm dân “treo” cùng dự án
Dự án Làng đại học Đà Nẵng “treo” suốt 15 năm và cũng từng ấy thời gian người dân nằm trong diện quy hoạch của dự án phải sống cảnh khó khăn về sinh hoạt, an sinh xã hội cũng như việc an cư lạc nghiệp.
Dự án Làng đại học Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1997, với diện tích 300ha thuộc địa bàn phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) và xã Điện Ngọc (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), quy mô đào tạo 30.000 sinh viên, tổng kinh phí đầu tư dự kiến ở thời điểm đó là 1.700 tỷ đồng.
Người dân nơi đây cũng đã từng phấn khởi và tin tưởng rằng khi dự án Làng đại học hoàn thành, bộ mặt đô thị và đời sống người dân nơi đây sẽ được thay đổi ít nhiều. Thế nhưng suốt 15 năm qua, dự án vẫn “giẫm chân tại chỗ” khiến người dân thuộc diện quy hoạch “đi không được mà ở cũng không xong”. 15 năm qua họ phải sống “treo” cùng quy hoạch.
Nhà bà Cam đất còn rất rộng nhưng không thể tách thửa cho con
Vì nằm trong diện quy hoạch của dự án nên các hộ dân ở đây không thể tách thửa cho con cái đã trưởng thành, không được sang nhượng, không thể cầm cố thế chấp để vay vốn làm ăn, trời mưa thì ngập úng nhưng không thể sửa sang… Điều này đã gây bức xúc rất nhiều trong nhân dân.
Gia đình bà Mai Thị Tuyết (tổ 32, phường Hòa Quý) có 4 người con và một mẹ già, trong đó có 2 người con đã lập gia đình riêng. Vì bà không được tách thửa đất cho con nên tất cả đều phải sống chung trong một ngôi nhà chật chội. Mỗi mùa mưa bão, gia đình bà lại phải chạy qua nhà người khác ở nhờ vì ngập lụt đến gần nửa nhà. Khi cần tiền, bà muốn bán đất cũng không xong vì đất nằm trong diện quy hoạch.
“15 năm nay chúng tôi phải sống trong cảnh chật chội mà không thể tách thửa cho con trong khi đất nhà tôi là hơn 3.000 m2, mùa mưa thì phải chạy lũ. Không biết chúng tôi còn phải sống như thế này để bao giờ”, bà Tuyết bức xúc.
Video đang HOT
Cùng nỗi bức xúc, ông Lê Trung Phú (tổ 22, phường Hòa Quý) cho biết: “Đất nhà tui đã kiểm định 2 lần nhưng đến nay vẫn chưa được đi, muốn xây dựng, sửa chữa cũng không được. Đất của mình, nhà của mình nhưng không thể làm gì”.
Bà Trần Thị Cam thì cho biết: “Nhà tui làm từ năm 1995 nhưng làm trên đất màu, giờ muốn chuyển đổi đất sử dụng cũng không được vì nằm trong diện quy hoạch. Con cái đã trưởng thành và có gia đình nhưng cũng không tách thửa cho chúng được. Cái bếp dột miết muốn sửa cũng không xong”,
Cũng theo người dân nơi đây, họ muốn cơi nới thêm cái bếp, xây hàng rào hay xây chuồng gà, chuồng lợn để chăn nuôi cũng không được vì vướng quy hoạch. Cha mẹ muốn cho con cái đất không được xác nhận. Hàng ngàn người lại chịu cảnh thất nghiệp trong khi đất đai lại bỏ hoang.
Theo ông Phạm Cường, tổ trưởng tổ 32 cho biết, cuộc sống của người dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn bởi vướng phải quy hoạch. Nhiều hộ gia đình có 4 – 5 người con đã trưởng thành nhưng không thể tách thửa vì thế cả mấy thế hệ điều sống trong một gia đình. Năm 1995, tổ 32 có 50 hộ dân, bây giờ lên 100 hộ nhưng nhà thì vẫn chừng đó chứ không có gì thay đổi. Ngay cả nhà văn hóa tổ – nơi để bà con sinh hoạt cũng không có. Người dân đã nhiều lần xin xây nhà văn hóa tổ nhưng đều không được. Mỗi lần họp tổ đều phải mượn nhà dân.
Quá bức xúc, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương cũng như tại các cuộc tiếp xúc cử tri nhưng đến giờ vẫn chưa được giải quyết hợp lý.
Để tháo gỡ một phần khó khăn cho người dân, năm 2010 UBND TP Đà Nẵng đã có công văn cho phép mỗi sổ đỏ được xây một ngôi nhà để trú bão với diện tích 50m2. Tuy nhiên, theo người dân, nếu nhà có 5 người con mà xây được 1 cái thì ai ở.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hòa, Bí thư, Chủ tịch UBND phường Hòa Quý cho biết, trên địa bàn phường Hòa Quý có khoảng hơn 1.000 dân nằm trong diện quy hoạch Làng Đại học Đà Nẵng và khu tái định cư định cư làng đại học. Cuộc sống của người dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn bởi không thể tách thửa cho con cái, không thể sang nhượng, cầm cố thế chấp vay vốn làm ăn, mùa mưa thì ngập úng. Theo ông Hòa, vấn đề này phường đã nhiều lần kiến nghị lên trên nhưng vẫn chưa được giải quyết. “Đây là dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chúng tôi cũng chỉ có thể chia sẻ, cảm thông với những khó khăn của người dân chứ không làm được gì khác. Nhưng nếu dự án còn quy hoạch lâu thì mong thành phố và Bộ hãy để cho người dân được hưởng quyền lợi của họ”, ông Hòa bày tỏ.
Theo Dantri
"Hiệp sĩ đường phố" vỡ mộng giấc mơ... nhà
Quá nổi tiếng với thành tích hơn 400 vụ bắt cướp trên đường phố trong suốt 15 năm thế nhưng, "hiệp sĩ" Nguyễn Văn Minh Tiến (sinh 1974) đến nay vẫn chưa thể đạt được "thành tích" cho riêng mình là có được căn nhà để vợ con hết kiếp ở thuê.
"Hiệp sĩ" Nguyễn Văn Minh Tiến.
Nay, giấc mơ ấy gần như... vỡ vụn, khi thời hạn được thuê mua căn hộ xã hội mà UBND TPHCM dành cho "hiệp sĩ" Minh Tiến đã hết hạn.
Tháng 6/2011, Báo Lao Động từng có bài "3 điều ước của "hiệp sĩ" bắt cướp" nói về hoàn cảnh ở thuê và ước mơ có được một chỗ ở cho bản thân và vợ con của "hiệp sĩ" Nguyễn Văn Minh Tiến.
Ngày 7/5/2012, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận đã ký công văn gửi Sở Xây dựng và Quỹ Phát triển nhà ở TP, theo đó, UBND TP chấp thuận hỗ trợ "hiệp sĩ" Minh Tiến được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Cụ thể, anh Tiến sẽ được thuê mua nhà ở xã hội tại căn hộ số 3.02, chung cư Đông Hưng Thuận 2, P.Tân Hưng Thuận, Q.12. Đây là căn hộ loại B, có diện tích sử dụng 66,4m2, do Quỹ Phát triển nhà ở TP đang quản lý.
Ngày 23/5/2012, Hội đồng xét duyệt cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội đã ra Quyết định 05/QĐ-HĐXD, giải quyết cho anh Tiến được thuê mua căn hộ trên.
Tuy nhiên, tâm sự với báo chí, "hiệp sĩ" Minh Tiến cho biết: "Tôi rất biết ơn lãnh đạo chính quyền và cơ quan chức năng TP đã quan tâm đến tôi. Song, căn hộ trên có giá 680 triệu đồng, muốn được ký hợp đồng thuê mua, tôi phải nộp ngay 120 triệu đồng. Với tôi, nghề nghiệp, thu nhập không ổn định hằng tháng chỉ kiếm được tiền nuôi vợ con, trả tiền thuê nhà 3 triệu đồng/tháng, coi như hết sạch tiền, làm sao kiếm đâu ra 120 triệu đồng tức thời nộp để có nhà ở đây ?".
Mặc dầu vậy, "hiệp sĩ" Minh Tiến vẫn chấp nhận phương án thuê mua nhà, theo phương thức nộp trước 120 triệu đồng số tiền còn lại sẽ trả góp trong nhiều năm. Suốt 2 tháng liền chạy đôn chạy đáo vay mượn 120 triệu đồng để nộp tiền mua nhà.
Thế nhưng, đến đầu tháng 7/2012, "hiệp sĩ" Minh Tiến vẫn... trắng tay, không thể mượn đâu ra 120 triệu đồng. Cực chẳng đã, ngày 4/7/2012, anh Tiến viết đơn gửi Hội đồng xét duyệt, xin được chậm ký hợp đồng và thanh toán tiền thuê mua lần đầu căn hộ số 3.02 chung cư Đông Hưng Thuận.
Ngày 20/8/2012, ông Đỗ Phi Hùng - Phó Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội TPHCM - đã có công văn số 09/HĐXD trả lời "hiệp sĩ" Minh Tiến rằng: Trong thời hạn 20 ngày, nếu không liên hệ với Quỹ Phát triển nhà ở TP, Hội đồng xét duyệt sẽ "không xem xét việc bảo lưu kết quả xét duyệt và sẽ ban hành quyết định thu hồi căn hộ số 3.02".
Đến nay (10/9), thời hạn trên cũng vừa hết hạn đồng nghĩa, Hội đồng xét duyệt cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội TP rút lại quyết định cho "hiệp sĩ" Minh Tiến được thuê mua căn hộ.
Trao đổi với chúng tôi, "hiệp sĩ" Minh Tiến không trách chính quyền, cơ quan chức năng TPHCM trong việc làm trên, mà anh chỉ than thở cho cái số nghèo, không tiền của mình đã làm cho "giấc mơ" có được một căn nhà tan tành mây khói.
Theo Dantri
Phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy: 15 năm xây dựng và trưởng thành Theo kế hoạch, ngày 30/8, phường Mai Dịch long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập. Phường Mai Dịch nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội và quận Cầu Giấy. Cùng với quận, phường Mai Dịch chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1997, với dân số ban đầu 13.000 nhân khẩu, diện tích...