15 năm bên nhau không 1 đám cưới, nữ MC nổi tiếng “lãi lớn” khi chứng minh: Giá trị của phụ nữ không nằm ở 1 đám cưới xa hoa
Ngày 11 tháng 11 năm 2006, Uông Hàm và Dương Lạc Lạc kết hôn, họ chỉ mời người thân và bạn bè ăn bữa cơm thân mật chứ không có 1 đám cưới xa xỉ nào được tổ chức.
Cuộc đời mỗi người sẽ trải qua nhiều dấu mốc quan trọng, trong đó đám cưới chính là sự kiện mà ai cũng kì vọng và mong muốn. Có biết bao tưởng tượng, dự định về ngày trọng đại chỉ đến 1 lần trong đời. Đó là tâm lý rất phổ biến của nhiều người, không riêng gì các cô gái. Vậy các ngôi sao nổi tiếng? Chắc hẳn đám cưới của họ cũng phải “tầm cỡ” như danh tiếng của họ?
Sự thật là việc tổ chức 1 đám cưới không hề liên quan gì đến cô dâu, chú rể là ai, mức độ nổi tiếng sẽ tỷ lệ thuận với độ xa hoa của đám cưới ấy thế nào. Bởi mỗi người sẽ có những quan điểm khác nhau trong việc nên cưới hay không?
Câu chuyện của vợ chồng 2 MC nổi tiếng Uông Hàm và Dương Lạc Lạc sẽ cho chúng ta góc nhìn rất khác về vấn đề này.
Cuộc hôn nhân viên mãn dù chưa từng có 1 đám cưới được tổ chức
Người dẫn chương trình nổi tiếng của Đài truyền hình Hồ Nam Dương Lạc Lạc từng làm báo chí Đại lục tốn rất nhiều giấy mực về cuộc tình dài và trắc trở với chồng cô: MC chương trình giải trí Uông Hàm.
Người trong giới đã đánh giá rằng, kết hôn 15 năm nhưng Dương Lạc Lạc thật may mắn trong trọng trách làm vợ.
Cặp đôi nổi tiếng này từng yêu nhau mãnh liệt, bỏ nhau một thời gian dài, rồi quay lại. Nhưng họ đã chứng minh tình yêu có thể vượt qua tất cả.
Video đang HOT
Ngày 11 tháng 11 năm 2006, Uông Hàm và Dương Lạc Lạc kết hôn, họ chỉ mời người thân và bạn bè ăn bữa cơm thân mật chứ không có 1 đám cưới xa xỉ nào được tổ chức.
Dương Lạc Lạc sau đó dần vắng bóng trên màn ảnh, tập trung cho vai trò mới, làm vợ, làm mẹ. Sau khi con trai chào đời, cuộc sống của vợ chồng Dương Lạc Lạc đã có nhiều thay đổi lớn. Có những lúc, MC nổi tiếng dành ra 4-5 tiếng đồng hồ để làm những chiếc thìa gỗ nhỏ cho con trai mình – một người đàn ông sẵn sàng cùng vợ chăm sóc con cái.
Đã 15 năm kể từ khi họ kết hôn. Trong 15 năm qua, Uông Hàm và Dương Lạc Lạc hầu như không có bất kỳ mâu thuẫn và ồn ào tình cảm nào. Cuộc sống của họ êm đềm đến mức khiến người khác ghen tị.
Vợ chồng họ không thường xuyên dành cho nhau những lời có cánh trên truyền thống nhưng có lúc Dương Lạc Lạc nghẹn ngào: “Tôi không phải là một người vợ tốt”. Cô rất trân trọng sự bao dung và chu toàn với vợ con trong phạm vi khả năng của chồng mình.
Thuở mới quen biết, Uông Hàm đi thăm Lạc Lạc ở phim trường nên phải ngồi xe lửa.
Lúc ở trên xe thì cảm xúc trào dâng nên anh đã viết thư tình cho cô. Sau đó đến nhà ga, anh nhờ bạn tận tay đưa cho Dương Lạc Lạc.
Lúc Dương Lạc Lạc nhận được bức thư tình đã cảm động đến không kìm chế được. Sau đó cô đã mang về đưa cho ba mẹ xem. Ba mẹ vợ sau khi xem phải khen Uông Hàm, bảo rằng viết khá lắm, con nhận lời cậu ấy đi.
Đám cưới có phải thước đo giá trị của 1 người con gái?
Những câu chuyện mâu thuẫn sát ngày đón dâu, hủy hôn vì thách cưới, lễ đen, bàn bạc tổ chức đám cưới xuất hiện quá nhiều trên MXH. Có những tình yêu đẹp mấy thì tới giai đoạn tổ chức hôn lễ cũng lại trục trặc.
Không phủ nhận tầm quan trọng của 1 đám cưới nhưng nó không nói lên tất cả giá trị của 1 người con gái, hay khả năng kinh tế của 1 người đàn ông. Thời buổi hiện đại, xã hội tân tiến, chúng ta có quyền tự do quyết định, tự lựa chọn cho mình những thứ phù hợp nhất mà không cần phải theo định kiến truyền thống.
Ví như câu chuyện của Uông Hàm và Dương Lạc Lạc, họ đã có khoảng thời gian yêu đương đủ cung bậc cảm xúc, ngọt ngào, sóng gió nhưng họ biết trân trọng những thứ hiện hữu. Bởi hôn nhân là chặng đường dài về sau này chứ không phải ngày cưới to tát sẽ được ghi lại qua mỗi cuốn phim, bức ảnh và cuối cùng chúng ta gọi tên nó là kỉ niệm.
1 đám cưới hoành tráng, xa hoa nhưng nếu cái kết là cuộc hôn nhân “chết yếu” thì bạn sẽ mãi ám ảnh trong những lời xì xèo bàn tán của thiên hạ.
1 đám cưới theo ý muốn, bất chấp những bất đồng quan điểm, khúc mắc giữa 2 gia đình, cái kết sẽ là chuỗi ngày mệt mỏi trong mâu thuẫn nhà chồng – nàng dâu hoặc nợ nần chồng chất.
1 đám cưới chạy, vội vã, nhanh chóng cho xong trách nhiệm chỉ vì dịch, vì bầu đã to, vì gia đình có người bệnh trọng… có còn ý nghĩa là ngày hỷ, thực sự gói gọn niềm vui?
Cưới hay không cưới? – Chỉ có chúng ta mới tự đưa ra được câu trả lời phù hợp với bản thân mình. Thế nhưng, trước tiên phải giải phóng những tư duy cũ kĩ trong chính thâm tâm chúng ta. Đừng đánh giá giá trị của phụ nữ và độ bền của 1 cuộc hôn nhân qua độ to của đám cưới hay độ chịu chơi của lễ đính hôn.
Hãy chỉ cưới khi bạn muốn cưới, văn minh, đơn giản và thực sự hạnh phúc theo cách mà bạn cảm nhận!
Ngày đầu tiên sau đám cưới, nàng dâu kinh ngạc khi biết truyền thống gia đình từ câu nói đanh thép của mẹ chồng
Cứ ngỡ rằng bước vào cuộc sống hôn nhân sẽ có nhiều áp lực hơn. Tuy nhiên với nhiều người, đó lại là thời gian chứa đựng nhiều điều thật bất ngờ.
Đối với nhiều người, sau khi lấy chồng bước vào cuộc sống mới cũng có những vấn đề gây đau đầu, chưa thể hòa hợp ngay được.
Với các cô dâu sống chung với bố mẹ chồng, nhiều chuyện khiến họ bỡ ngỡ chưa thể bắt nhịp được ngay. Nếu nhà chồng tốt, thương và tạo điều kiện cho con dâu thì rất ổn. Nhưng gặp gia đình chồng khó khăn và lắm nguyên tắc thì mới thật sự khó xử làm sao.
Mới đây, một nàng dâu đăng tải bài viết chia sẻ chuyện sau khi về nhà chồng. Cưới xong xuôi, cô mới biết gia đình chồng có nguyên tắc đặc biệt.
"Mình lập gia đình được vài tháng, ngày đầu tiên sau khi cưới, cả nhà ăn cơm xong mình có bê mâm bát đi rửa thì mẹ chồng bảo nghỉ ngơi đi, không phải bê bát đi đâu cả.
Mình vẫn bảo rằng để mình làm hết nhưng mẹ nói luôn một câu khiến mình nhớ hoài: 'Con để đó, nhà mình có truyền thống về làm dâu không phải rửa bát. Việc nhà làm được thì làm còn không đàn ông làm hết", cô kể.
Hóa ra, điều này là truyền thống thật sự của gia đình chồng cô. Kể cả mẹ chồng hồi mới về làm dâu cũng được bà nội nhắc nhở rằng bát không rửa, việc nhà cũng không bắt buộc phải làm mà đàn ông phải có trách nhiệm đỡ đần vợ con.
"Trước khi chưa có con dâu thì bố rửa bát, chồng con rồi thằng em rửa bát. Bây giờ có con dâu thì chồng con rồi em trai phải rửa. Mẹ con mình không phải đụng tay vào mấy việc đó', mẹ chồng mình tiếp tục nói tiếp như vậy đấy. Và quả đúng, ăn xong chồng mình tự giác bê mâm đi, em chồng lăng xăng dọn dẹp", cô chia sẻ thêm.
Việc gia đình chồng rèn chuyện rửa bát, làm việc nhà cho đàn ông là một cách để họ giúp đỡ phụ nữ trong nhà. Nhiều người lười biếng, bát không biết rửa, việc chẳng biết lo toan nên những người lớn đã nghĩ ra cách thức mặc định đó.
"Hôm nào có cỗ bàn đông đúc, mình cùng mẹ và các cô các thím làm cùng nhau. Còn riêng khi về nhà thì công việc rửa bát vẫn là chồng cùng em trai chồng làm. Tự nhiên mình thấy cuộc sống hôn nhân thoải mái, không có mấy áp lực bởi mẹ chồng cũng vô cùng dễ tính, từ chuyện rửa bát đũa mà nhìn rộng ra các việc khác nữa", cô con dâu chia sẻ thêm.
Thế mới nói, đôi khi các nguyên tắc không hề có chút đáng sợ nào cả. Cô con dâu này trước khi lấy chồng thì làm đủ việc ở nhà. Cô cũng từng chứng kiến người nhà mình, các bạn bè đi lấy chồng rồi bị soi mói từ chuyện rửa bát cho đến nấu nướng. Vậy mà đối với cô, tất cả các áp lực đó đều không tồn tại.
Đôi khi, sau khi kết hôn người ta sẽ gặp được niềm vui bất ngờ như vậy đấy. Nó không đơn giản chỉ có việc rửa bát mà nhìn rộng ra còn là cách nghĩ, cách sống của gia đình chồng. Hi vọng rằng, các cô gái sẽ gặp được gia đình chồng thoải mái và tâm lý như vậy nhé.
Sung sướng được đằng ngoại cho 3 tỷ mua nhà, tân gia bố vợ thủ thỉ khiến tôi suýt ngất Thấy vẻ mặt của tôi thì bố vợ lập tức to giọng quát. Đến lúc này tôi đã biết 3 tỷ ấy không hề dễ "nuốt" chút nào. Sau đám cưới tôi và vợ thuê nhà ở riêng. Dù nhà vợ tôi ở thành phố nhưng tôi không thích ở rể. Cảnh thuê nhà chật chội, nay đây mai đó cũng chán vô...