15 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ rõ ràng ai cũng không nên bỏ qua
Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Có những biểu hiện sức khỏe mà cơ thể cảnh báo rất rõ ràng rằng tim mạch đang có vấn đề, nhưng đôi lúc bạn đã không chú ý hoặc làm ngơ bỏ qua mà không biết rằng chính những dấu hiệu đó có thể cướp đi sinh mạng bất kì lúc nào.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ oxy. Khi đó một phần não bắt đầu chết đi và gây tổn thương não. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây nên tử vong cao và để lại một số di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải đột quỵ. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Nhức đầu dữ dội
Trong khi hầu hết chúng ta đều trải qua cơn nhức đầu ở một dạng nào đó, nhưng cơn đau đầu khi bị đột quỵ rất khác, bởi vì nó là dấu hiệu của não của bạn cần được giúp đỡ trước khi “chết”.
Nếu chẳng may gặp cơn đau đầu tồi tệ mà mình chưa từng trải qua trước đó thì đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng đến bệnh viện cho bác sĩ kiểm tra sức khỏe ngay vì nó là dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh đột quỵ.
Một dấu hiệu khác của đột quỵ là mờ mắt hoặc gặp rắc rối với thị giác. Nó có thể xảy ra do thiếu oxy cung cấp cho thùy chẩm của não chịu trách nhiệm về tầm nhìn của bạn.
Không kiểm soát được một bên cơ mặt
Nếu não gặp vấn đề không ổn thì triệu chứng cũng sẽ xuất hiện ngay trên khuôn mặt chúng ta. Vì thế, khi một bên mặt hoặc toàn bộ gương mặt đột nhiên không thể kiểm soát được các cơ thì hãy ngay lập tức tới bệnh viện vì đó cũng là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh đột quỵ.
Một dấu hiệu khác cũng liên quan rất rõ ràng đến đột quỵ đó là khả năng nói của bạn bỗng dưng gặp khó khăn. Khi sắp bị đột quỵ, chúng ta sẽ thường bị tê liệt gương mặt và khả năng nói chuyện, truyền đạt thông tin cũng không giống như những lúc bình thường. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi nói vì cơ mặt bị cứng và không thể điều chỉnh được.
Hiện tượng đột ngột bị đau, tê, mất đi sức lực ở một chi trên cơ thể, đặc biệt là ở cánh tay và chân cũng là dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất.
Video đang HOT
Cứng cơ
Nếu dây thần kinh ở cơ bắp của bạn bị ảnh hưởng do đột quỵ, bạn có thể bị cứng cơ ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể.
Cảm thấy đau hoặc tê một bên người
Bác sĩ Andrew Stemer (MedStar Georgetown University Hospital) chia sẻ rằng, hiện tượng đột ngột bị đau, tê, mất đi sức lực ở một chi trên cơ thể, đặc biệt là ở cánh tay và chân cũng là dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi bên não sẽ chi phối và gây ảnh hưởng đến phần cơ thể đối diện. Ví dụ, nếu bạn chảy máu ở não phải nghĩa là phần cơ thể bên trái sẽ có những dấu hiệu của bệnh đột quỵ như đau hoặc tê.
Khó nuốt
Con người trung bình nuốt khoảng 600-800 lần trong 24 giờ, không kể thời gian chúng ta nuốt tự do trong bữa ăn. Vì vậy, nếu bạn đột nhiên không thể nuốt được và bắt đầu mệt mỏi, thì đó là dấu hiệu rõ ràng của đột quỵ.
Chậm hiểu, thính giác giảm đột ngột
Bác sĩ Andrew Stemer chia sẻ thêm: “Nếu rơi vào tình huống không thể nói được giống như đầu lưỡi bị kẹt hoặc bạn không hiểu người khác đang nói gì thì nên vào bệnh viên kiểm tra ngay lập tức”. Não trái là nơi kiểm soát khả năng ngôn ngữ của cơ thể, thế nên nếu đột nhiên bạn cảm thấy mình không thể hiểu nổi những thông tin cơ bản, dễ dàng nhất khi đọc hoặc nghe người khác nói thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ. Việc não trái không khỏe mạnh sẽ làm suy yếu khả năng xử lí ngôn ngữ cũng như các kĩ năng đọc hoặc viết của bạn.
Ngoài các vấn đề chậm hiểu, thính giác giảm đột ngột… thì thị giác kém cũng là một dấu hiệu của bệnh đột quỵ bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Khó đứng thẳng hoặc bước đi
Các cơn đột quỵ sẽ gây nên hiện tượng chóng mặt và cơ thể không thể hoạt động bình thường. Thế nên những hiện tượng như bạn không thể bước đi hay đơn giản là không thể đứng thẳng cũng chính là dấu hiệu không nên bỏ qua vì nguy cơ cao là bạn sẽ mắc bệnh đột quỵ ngay sau đó. Nếu bỗng dưng gặp phải những triệu chứng này, hãy ngay lập tức tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.
Các cơn đau ngực liên quan đến bệnh tim mạch thường xảy ra phía bên trái của tim, nó có thể chỉ là một cảm giác nóng rát trong lồng ngực…
Đau ngực
Đây là một trong những triệu chứng chính và dễ nhận biết nhất của bệnh tim. Nhưng có một thực tế rằng, đau ngực cũng có thể được gây ra bởi các yếu tố và lí do khác. Ngoài ra, trong một số trường hợp, sự tấn công của một cơn đau lại không báo trước bằng dấu hiệu đau ngực. Nói chung, các cơn đau ngực liên quan đến bệnh tim mạch thường xảy ra phía bên trái của tim, nó có thể chỉ là một cảm giác nóng rát trong lồng ngực.
Chóng mặt, mất thăng bằng
Những người bị bệnh tim thường cảm thấy chóng mặt hay choáng váng trên đầu. Nhịp tim cũng có xu hướng đập nhanh bất thường khi bắt đầu cơn đột quỵ.
Nếu bạn vốn đã có sức khỏe tim mạch không được tốt thì cũng đừng bỏ qua cảm giác buồn nôn nếu nó xuất hiện quá thường xuyên và đều đặn…
Buồn nôn
Nếu bạn vốn đã có sức khỏe tim mạch không được tốt thì cũng đừng bỏ qua cảm giác buồn nôn nếu nó xuất hiện quá thường xuyên và đều đặn. Triệu chứng này cũng có thể cảnh báo một cơn đột quỵ đang tiến đến gần.
Phòng ngừa đột quỵ
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến đột quỵ:
Ngừng hút thuốc;
Uống thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
Tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ;
Ăn chế độ ăn ít chất béo và uống tối đa một phần rượu mỗi ngày;
Kiểm soát huyết áp, nồng độ cholesterol và đường huyết.
Đột quỵ là bệnh nguy hiểm, nếu không cũng để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Tuy nhiên, chỉ cần để ý những dấu hiệu bất thường này trên cơ thể, chúng ta sẽ giúp mình phòng tránh được căn bệnh này tốt hơn. Và để sống vui sống khỏe, hãy quan tâm đến những lời cảnh báo sức khỏe của bản thân mình hơn nữa bạn nhé!
Theo www.phunutoday.vn
8 dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm không chỉ gặp ở những người lớn tuổi mà ở cả những người trẻ tuổi. Nếu không phát hiện sớm, bệnh rất dễ dẫn đến tổn thương não, liệt người thậm chí là tử vong.
Theo thống kê từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hàng năm có đến hơn 100.000 phụ nữ dưới tuổi 65 bị đột quỵ. Vốn được coi là một căn bệnh của người già, đột quỵ đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, lây lan đến những người ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nguy hiểm hơn, các trường hợp đột quỵ ở người trẻ thường đến rất bất ngờ, nạn nhân hoàn toàn ở trạng thái khỏe mạnh, không bệnh tật. Trong trường hợp bị đột quỵ, thời gian được phát hiện và cấp cứu có ảnh hưởng to lớn đến khả năng điều trị và phục hồi. Nếu tình trạng tai biến không được phát hiện sớm, những thương tổn trong não có thể gây ra hậu quả vĩnh viễn.
Liệt nửa mặt
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy một nửa khuôn mặt của bạn không thể di chuyển hoặc bị tê liệt hoàn toàn, thì đó là một dấu hiệu rõ ràng về chứng đột quỵ. Điều này xảy ra khi các dây thần kinh trên khuôn mặt của bạn bị tổn thương do thiếu oxy
Tê tay
Một dấu hiệu cảnh báo khác của đột quỵ là tê hoặc yếu cơ, có thể là cánh tay không có khả năng nâng lên hoặc di chuyển.
Tê và có cảm giác kim châm khi bạn ngồi quá lâu hoặc ngủ trên cánh tay không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn đột nhiên có cảm giác này thì đó có thể cho thấy triệu chứng của một cơn đột quỵ.
Mờ tầm nhìn
Một dấu hiệu khác của đột quỵ là mờ mắt hoặc gặp rắc rối với thị giác. Nó có thể xảy ra do thiếu oxy cung cấp cho thùy chẩm của não chịu trách nhiệm về tầm nhìn của bạn.
Các cơ một bên mặt của bạn chảy xệ xuống
Cũng với lý do tương tự, khi cơn tai biến đang bắt đầu diễn ra, các cơ mặt của bạn sẽ bị tê liệt dẫn đến cảm giác mặt bị chảy xệ xuống. Một bài kiểm tra nhỏ có thể giúp bạn xác định khi nghi ngờ bị đột quỵ, đó là hãy cố gắng mỉm cười hoặc cử động cơ quanh miệng. Nếu bạn không thể cử động được cơ mặt, hãy lập tức đến bệnh viện ngay.
Bạn bỗng thấy khó khăn khi đọc hoặc nói
Bán cầu não trái của chúng ta có trách nhiệm xử lý ngôn ngữ, nên khi tai biến xảy ra ở vùng này, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng đọc hiểu. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nói của bạn, không xử lí được thông tin khi nghe người khác nói, hoặc không thể đọc hay viết chữ được.
Bạn nên phân biệt hiện tượng này với những trường hợp lúng túng trong giao tiếp. Có nhiều lúc chúng ta không tìm ra được một từ thích hợp để nói, nhưng não bộ vẫn ý thức được nội dung của cuộc hội thoại và điều này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Song nếu bạn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện đi kèm cảm giác bất lực, không thể phát ra từ hay đột ngột không hiểu người khác đang nói gì, bạn cần được kiểm tra ở cơ sở y tế. Một biểu hiện khác cũng đặc trưng cho dấu hiệu tai biến là sự mất kiểm soát các cơ miệng khiến bạn không thể phát âm một cách rõ ràng, tự nhiên.
Bạn bị đau đầu dữ dội
Những cơn đau đầu nghiêm trọng thường xảy ra khi có sự xuất huyết não. Khi cơn đau đầu xuất hiện, tình trạng xuất huyết đã đến mức độ nguy cấp và bạn cần được cấp cứu ngay lập tức. Đi kèm với đau đầu, người bị đột quỵ có thể còn có các triệu chứng như đau thắt ngực, tim đập nhanh và cảm giác rất khó chịu.
Bạn cũng có thể phân biệt đau đầu do tai biến mạch máu não với các cơn đau đầu do nguyên nhân khác bằng cách quan sát biểu hiện ở mắt và cử động cơ thể. Khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể mất thị lực tạm thời. Thông thường, mắt bạn sẽ không mất thị lực hoàn toàn mà mất thị lực một phần ở cả hai mắt, ví dụ như cả hai bên mắt đều không thể nhìn về phía bên trái. Lúc này, vấn đề không nằm ở mắt hay các dây thần kinh mà là do các vùng xử lí thông tin về hình ảnh ở não đang bị tổn thương và mất chức năng tạm thời. Đối với cử động của cơ thể, đi kèm với cơn đau đầu và choáng váng, bạn có thể cảm thấy mất khả năng cử động phối hợp các bộ phận, không thể đứng hoặc đi lại vững vàng.
Nhức đầu dữ dội
Trong khi hầu hết chúng ta đều trải qua cơn nhức đầu ở một dạng nào đó, nhưng cơn đau đầu khi bị đột quỵ rất khác, bởi vì nó là dấu hiệu của não của bạn cần được giúp đỡ trước khi "chết"
Thay đổi hành vi
Vì bộ não chịu trách nhiệm về hành vi của chúng ta nên những người bị đột quỵ thường cho thấy những thay đổi về hành vi như giận dữ, lo lắng và nhầm lẫn. Trong thực tế, một số người vĩnh viễn phải đối mặt với vấn đề này ngay cả sau khi sống sót sau cơn đột quỵ
Theo www.phunutoday.vn
Phát hiện đột quỵ càng sớm thì càng giảm nguy cơ tử vong Khoảng 75% bệnh nhân đột quỵ đến Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) thì đã quá thời gian vàng để cứu chữa. Tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP HCM, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết từ tháng 2/2017 đến tháng 2 năm nay bệnh viện tiếp nhận hơn 2.500...