15 Cục của Bộ Công an được bao nhiêu cấp phó hàm Thiếu tướng?
Sáng nay (20.11), với 85,77% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công an nhân dân (CAND – sửa đổi), Luật gồm 7 chương, 46 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt (ảnh quochoi.vn).
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đọc báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật CAND (sửa đổi).
Theo ông Võ Trọng Việt, một số ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật; có ý kiến đề nghị quy định tiêu chí, số lượng Trung tướng, Thiếu tướng, vị trí cụ thể giao Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể cấp bậc hàm cao nhất của từng chức vụ trong Luật.
“Tiếp thu chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, ý kiến ĐBQH và để phù hợp với chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy trong CAND theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát quy định số lượng vị trí từng cấp tướng; nguyên tắc, tiêu chí xác định vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng. Đối với đơn vị đã rõ và thực hiện ổn định trên cơ sở kế thừa Luật CAND năm 2014 thì quy định cụ thể ngay trong Luật. Đối với đơn vị mới được hình thành sau khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy thì việc xác định cấp bậc hàm cấp tướng trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí và giao UBTVQH quy định. Việc giao UBTVQH quy định như dự thảo Luật cũng bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, kế thừa quy định hiện hành; căn cứ số lượng, nguyên tắc, tiêu chí đã được Quốc hội xác định, UBTVQH quy định cụ thể từng vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng để bảo đảm chặt chẽ, linh hoạt trong tổ chức thực hiện”, ông Việt cho biết.
Có ý kiến nhất trí quy định số lượng cấp tướng trong CAND. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc tăng số lượng cấp tướng khi đã thu gọn đầu mối, cần tính toán phù hợp với tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cấp tướng phải gắn với quân số nhất định. Do đó, đề nghị cân nhắc số lượng vị trí có trần cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng.
Video đang HOT
Một số ý kiến đề nghị xác định số lượng vị trí cấp tướng trong CAND phù hợp với mô hình tổ chức hiện tại và bảo đảm tương đồng về số lượng cấp phó có cấp bậc hàm cấp tướng trong Quân đội nhân dân.
UBTVQH thấy rằng, mặc dù quy mô tổ chức của Bộ Công an được điều chỉnh theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối nhằm hướng tới mục tiêu chuyên sâu, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhưng chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc không thay đổi. Việc xác định số lượng vị trí chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng phải xuất phát từ nhu cầu chỉ đạo điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
Tiếp thu ý kiến ĐBQH và nghiên cứu, kế thừa số lượng vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng của Luật CAND hiện hành đã được cấp có thẩm quyền cho ý kiến, UBTVQH đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Ban soạn thảo, Bộ Công an rà soát vị trí có nhu cầu cấp bậc hàm cấp tướng theo mô hình tổ chức của Bộ Công an hiện nay để quy định như dự thảo Luật. Theo đó, qua rà soát thì số lượng vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng đã giảm so với quy định hiện hành.
Về số lượng cấp phó có cấp bậc hàm cấp tướng: Theo quy định của Luật CAND hiện hành thì có 2 đơn vị (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) có số lượng cấp phó có cấp bậc hàm cấp tướng không quá 4, cấp tổng cục số lượng cấp phó không quá 5. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Công an tổ chức lại bộ máy không còn các tổng cục, các đơn vị cấp cục được sáp nhập trên cơ sở nhiều cục khác nhau mà cục trưởng các cục này đã được Luật CAND hiện hành quy định có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng.
Do đó, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của việc chỉ đạo điều hành chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm sự cân đối về số lượng cấp phó của 2 Bộ Tư lệnh và một số cục hiện nay sau khi sáp nhập được giao thực hiện nhiệm vụ của nhiều cục trước đây, UBTVQH đề nghị quy định số lượng cấp phó có cấp bậc hàm Thiếu tướng của 2 Bộ Tư lệnh và 15 đơn vị cấp cục không quá 4, các đơn vị còn lại không quá 3.
Có ý kiến đề nghị bỏ tiêu chí xác định cấp bậc hàm Trung tướng “có chức năng, nhiệm vụ, tổ chức không thay đổi hoặc thay đổi theo hướng quy mô lớn hơn kể từ ngày 6.8.018″; một số ý kiến đề nghị cân nhắc tiêu chí để xác định cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với Giám đốc Công an cấp tỉnh; đề nghị bổ sung một số tiêu chí cụ thể: có vị trí chiến lược, phức tạp và quan trọng về an ninh, trật tự.
Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng nguyên tắc, tiêu chí xác định các chức vụ có cấp bậc hàm cấp tướng bảo đảm tương xứng giữa cấp bậc hàm với chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm số lượng cấp tướng trong CAND; đồng thời, chỉnh lý các nguyên tắc, tiêu chí như quy định của dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý.
Theo Danviet
Ai có thẩm quyền nâng lương Đại tướng, Thượng tướng Công an?
Theo Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, dự thảo Luật Công an Nhân dân (sửa đổi) đã sửa đổi quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như sau: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; Cục trưởng cục đặc biệt; nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
Sáng nay (7.6), Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Dự thảo Luật gồm 7 chương, 48 điều. So với Luật Công an nhân dân năm 2014, dự thảo Luật đã bổ sung 4 điều, sửa đổi, bổ sung 31 điều, bỏ 1 điều của Luật Công an nhân dân năm 2014.
Dự luật đã sửa đổi quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Dự luật cũng sửa đổi quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân theo hướng: không quy định cứng số lượng các vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng mà chỉ xác định các chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng để bảo đảm linh hoạt và phù hợp với tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.
Cụ thể, dự thảo Luật quy định: Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an;
Trung tướng: Cục trưởng cục đặc biệt và tương đương; Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh;
Thiếu tướng: Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an; Cục trưởng và tương đương, trừ quy định tại điểm c khoản này; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I; chức vụ cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm c khoản này.
Dự thảo Luật sửa đổi quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như sau: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; Cục trưởng cục đặc biệt; nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng; bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an về nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Theo Thượng tướng Tô Lâm, Quán triệt chủ trương xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15.3.2018 của Bộ Chính trị, dự thảo Luật không quy định Công an xã là lực lượng bán chuyên trách; đồng thời, bổ sung một khoản vào dự thảo Luật với nội dung như sau: Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
Để xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy thì Bộ Công an sẽ điều động khoảng 25.000 Công an chính quy trong biên chế hiện có (không tăng thêm biên chế) xuống đảm nhận các chức danh Công an xã.
Theo Danviet
Có nên quy định hàm Thiếu tướng đối với GĐ Công an cấp tỉnh? Theo Thượng tướng Võ Trọng Việt, quy định về cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng đối với Giám đốc Công an cấp tỉnh trong dự thảo Luật Công an Nhân dân (sửa đổi) có 3 loại ý kiến. Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội (ảnh VPQH). Sáng nay (7.6), trình bày...