15 bệnh ung thư do hút thuốc gây nên
Theo trang tin tức y tế Cancerre search hút thuốc lá gây ra khoảng 7 trong 10 ca ung thư phổi tại Anh và 15 loại bệnh ung thư khác.
Cơ thể chúng ta có thể đối phó với một số nguy hại do môi trường mang lại nhưng thường không thể chống lại lượng hóa chất có hại trong khói thuốc lá. Hút thuốc là nguyên nhân gây ung thư miệng, hầu, họng, mũi và xoang, thanh quản, thực quản, gan, tụy, dạ dày, thận, ruột, buồng trứng, lá lách, bàng quang, cổ tử cung và một số loại bệnh bạch cầu. Hút thuốc lá cũng gây ra bệnh tim mạch và khiến phổi tổn thương nghiêm trọng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học New York chỉ ra rằng, hút thuốc lá càng nhiều mỗi ngày thì nguy cơ mắc ung thư càng cao. Người có thói quen hút thuốc lá lâu năm sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn. Ví dụ, hút thuốc một bao thuốc lá mỗi ngày trong 40 năm sức khỏe sẽ yếu và có nguy cơ ung thư cao hơn hút 2 bao thuốc lá mỗi ngày ngày trong 20 năm.
Một nguyên cứu khác cho thấy, khi bạn hút khoảng 15 điếu thuốc lá sẽ dẫn đến sự thay đổi ADN, hình thành một tế bào ung thư trong cơ thể. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên người bệnh không hút thuốc lá hoặc giảm dần lượng thuốc sử dụng mỗi ngày.
Hút thuốc lá có thể gây nên 15 bệnh ung thư. Ảnh: Shutterstock.
Những hóa chất trong khói thuốc lá gây ra ung thư như thế nào?
Video đang HOT
Những hóa chất trong khói thuốc lá khi được kết hợp với nhau có thể gây tác hại cho cơ thể. Một vài hóa chất được tìm thấy gây tổn hại ADN. Những hoá chất trong khói thuốc lá sẽ nguy hiểm hơn nếu kết hợp với chất gây nghiện khác.
Những hóa chất trong khói thuốc cũng gây hại cho hệ thống thải bỏ độc tố của cơ thể, vì thế những người hút thuốc có hệ miễn dịch kém, nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết.
Uống rượu sẽ làm tăng tác hại của thuốc lá
Rượu cũng là nguyên nhân gây ra ung thư. Khi vừa uống ượu vừa hút thuốc lá, nguy cơ ung thư cao hơn nhiều hơn tác. Trang tin tức y tế Cancerre search khảo sát và nhận thấy những người chỉ uống rượu có nguy cơ mắc ung thư bằng một phần ba so với người không uống rượu. Trong khi đó, những người hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá đồng thời uống rượu có nguy cơ mắc ung thư cao gấp ba lần so với người uống rượu nhưng không hút thuốc lá.
Rượu có thể giúp cho những độc tố từ khói thuốc lá dễ dàng đi qua miệng và cổ họng, hoà tan vào máu, tác động đến các cơ quan trong cơ thể, khiến việc hút thuốc lá trở nên nguy hại hơn.
Thuốc lá không khói hoặc thuốc lá điện tử cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh: WTVA.
Thuốc lá không khói cũng gây ung thư
Hiện nay có nhiều loại thuốc lá không khói như thuốc lá dạng nhai, dạng uống hoặc dạng hít. Những loại thuốc lá này được quảng cáo ít gây hại hơn song chúng vẫn gây ung thư cho người dùng. Những người hút thuốc lá không khói với cùng liều lượng cũng có nguy cơ ung thư như những người hút thuốc lá truyền thống.
Thuốc lá không khói có thành phần giống trầu (hoặc cau), vôi sống, thảo mộc và gia vị phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Lá trầu có thể gây ung thư, do đó, nhai trầu có thể gây ung thư miệng, ngay cả khi không hút thêm thuốc lá.
Dinh dưỡng trong điều trị ung thư đầu cổ và thực quản
Nói đến ung thư vùng đầu cổ là nói đến những khối u ác tính ở vùng đầu và cổ, bao gồm miệng, mũi, họng, thanh quản và các xoang.
Biểu hiện thường gặp của ung thư đầu cổ và ung thư thực quản là những vết loét khó liền, nuốt khó và nổi hạch vùng cổ.
Ung thư vùng đầu cổ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt trên 90%, nhưng nếu ở giai đoạn tiến triển thì tiên lượng rất xấu. Ở Việt Nam, ung thư đầu cổ đứng hàng thứ 3 và ung thư thực quản đứng hàng thứ 5 trong số các loại ung thư thường gặp. Ung thư vùng đầu cổ và thực quản đặc biệt có ảnh hưởng không nhỏ tới dinh dưỡng của người bệnh. Các vấn đề về dinh dưỡng thường gặp ở người bệnh ung thư vùng đầu cổ và thực quản.
Sụt cân và suy dinh dưỡng: Sụt cân không chỉ ảnh hưởng tới tiên lượng bệnh mà còn liên quan tới giảm hoạt động chức năng và giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới liệu trình điều trị. Sụt cân trong khi xạ trị vùng đầu cổ có thể làm mất tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp này. Trong hóa trị, sụt cân còn cản trở người bệnh không nhận được liều điều trị tối ưu.
Viêm tuyến nhày, cứng hàm, khô miệng, xơ hóa thanh quản dẫn tới thay đổi mùi vị, giảm thèm ăn. Với bệnh nhân ung thư thực quản, các biểu hiện thường gồm viêm tuyến nhày, đau thực quản và nuốt khó, trong đó nuốt khó gặp phải trên 90% bệnh nhân ung thư thực quản khiến biểu hiện này trở nên đặc hiệu ở nhóm bệnh nhân này.
Sưng, đau, nhai khó, nuốt nghẹn tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt khẩu phần. Giảm hứng thú ăn uống cũng là một vấn đề ở bệnh nhân ung thư đầu cổ và thực quản. Bệnh nhân nuốt khó sau điều trị liên quan tới giảm rõ rệt chất lượng cuộc sống và tăng lo âu, hồi hộp cho người bệnh. Do đó bệnh nhân ung thư thực quản và dạ dày nên được hỗ trợ về tiết chế và chức năng ngôn ngữ trong vài tháng sau khi kết thúc điều trị và họ cũng không thể quay lại được chế độ ăn bình thường mà không cần bổ sung dinh dưỡng.
Tiêu chảy, buồn nôn và nôn: Tiêu chảy, nôn và buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp do một số loại hóa chất gây nên. Nếu không kiểm soát tốt, tiêu chảy có thể gây mất dịch, điện giải, suy dinh dưỡng và kéo dài thời gian nằm viện. Tuyến nhày đường ruột và quá trình tiêu hóa thực phẩm cũng bị ảnh hưởng, do đó ảnh hưởng tới sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở các mức độ khác nhau, làm giảm chuyển hóa năng lượng, protein và vitamin.
Một số lời khuyên dinh dưỡng: Duy trì cân nặng khỏe mạnh, cung cấp chế độ ăn giàu năng lượng và protein mỗi ngày; ăn đa dạng các loại thực phẩm. Thay vì sử dụng các thực phẩm thông thường gây khó nhai, nuốt nghẹn có thể chế biến các thực phẩm dưới dạng lỏng, nhuyễn mịn như súp, sữa, sinh tố, nước ép hoa quả tươi.
Bệnh nhân cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày có thể từ 6 - 8 bữa thay vì ăn 3 bữa chính để cung cấp được nhiều năng lượng hơn.
Theo kinhtedothi
Ung thư vào từ miệng: Các chất tăng khả năng ung thư ẩn trong những món ăn, nhiều người sử dụng sai cách mà không hay biết Phần lớn bệnh tật xuất hiện trong cơ thể con người đến từ chế độ ăn uống, ung thư cũng không nằm ngoài số đó. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể đã ăn rất nhiều chất gây ung thư "ẩn náu" trên bàn mà không hề hay biết. Ung thư là một trong những căn bệnh quái ác phổ biến...