142 game không phép bị gỡ khỏi kho ứng dụng Apple, Google tại Việt Nam
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Cục PTTH & TTĐT) – Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với 10 doanh nghiệp Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc trong việc cung cấp trò chơi điện tử xuyên biên giới vào Việt Nam.
Hình minh họa
Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT, qua quá trình rà soát thống kê, Cục phát hiện nhiều trò chơi được phát hành tại thị trường Việt Nam thông qua các kho ứng dụng như App Store và Google Play đã vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, nhiều game có yếu tố cờ bạc, đổi thưởng, nội dung bạo lực, dung tục, xuyên tạc lịch sử của Việt Nam… Một số game không có nội dung vi phạm nhưng lại hoạt động không phép.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Google, Apple và Facebook chặn, gỡ hoặc dừng quảng cáo đối với các game vi phạm. Từ năm 2017 đến nay, hai chợ ứng dụng App Store và Play Store đã rút tổng cộng 142 game không phép tại thị trường Việt Nam.
Trước đó, ngày 4/7, Game4V có đưa tin về vụ việc “Clash of Clans và một loạt game đình đám bất ngờ chia tay game thủ Việt” . Theo đó, Supercell -nhà phát triển nhiều game nổi tiếng như Clash of Clans, Hay Day, Clash Royale, tuyên bố gỡ toàn bộ game của hãng khỏi các kho ứng dụng Android lẫn iOS tại Việt Nam “do một số quy định về pháp lý”.
“Các trò chơi vẫn được phát hành bình thường ở các nước khác. Chúng tôi sẽ tìm giải pháp để đưa trò chơi trở lại trong tương lai, rất mong đây sẽ không phải là lời từ biệt đến Việt Nam”, Supercell khẳng định.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi đồng thời với nhau thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (G1) phải được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản mới được phát hành.
“Game cung cấp vào thị trường Việt Nam phải được cấp phép, không chấp nhận game phát hành xuyên biên giới, có phát sinh người chơi, doanh thu tại Việt Nam mà không xin phép”, ông Lê Quang Tự Do nói.
Để xin cấp phép, doanh nghiệp nước ngoài có hai cách. Thứ nhất là hợp tác với doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp Việt sẽ tiến hành thủ tục xin giấy phép theo quy định. Thứ hai là thành lập công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam, nhưng tỷ lệ góp vốn của công ty nước ngoài không quá 49%. Trong quá trình xin cấp phép, game phải được gỡ khỏi kho ứng dụng hoặc website tại Việt Nam và sau khi được phê duyệt mới được phát hành trở lại.
Video đang HOT
Hình minh họa
Ông Lê Quang Tự Do cũng khuyến cáo doanh nghiệp Việt không được hợp tác dưới dạng “bình phong, vỏ bọc”, tức chỉ đóng vai trò trung gian thu tiền người chơi trong nước rồi chuyển cho đối tác nước ngoài. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Công an phát hiện và xử lý một số doanh nghiệp đứng tên xin giấy phép nhưng thực chất chỉ là đại lý phát hành game cho doanh nghiệp nước ngoài.
Để tránh tình trạng trên, Bộ yêu cầu khi hợp tác, doanh nghiệp trong nước phải có hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu người chơi ở Việt Nam, tức phải cung cấp được thông tin về người chơi khi cơ quan chức năng yêu cầu. Game cũng phải được sửa đổi nội dung, hình ảnh, không giữ nguyên trạng như bản quốc tế. Chẳng hạn, trò PUBG dành cho Việt Nam đã được điều chỉnh để các nhân vật máu xanh (thay vì máu đỏ) hay không còn tính năng chat voice…
Thời gian xét duyệt và cấp phép game diễn ra trong 20 ngày, nhưng thực tế có thể kéo dài hơn một tháng do hội đồng thẩm định thường xuyên phát hiện các sai phạm và yêu cầu chỉnh sửa. Hội đồng thẩm định gồm đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Đoàn Thanh niên. Năm 2018, đã có 175 game online được cấp phép phát hành tại Việt Nam, trong đó 95% game được sản xuất tại Trung Quốc, và tỷ lệ cấp phép tăng đều theo các năm.
Theo VNExpress
Stadia là gì? Nền tảng chơi game đám mây này của Google có gì "hot"?
Một ngày nào đó, bạn không cần máy tính cấu hình mạnh để chơi game vì mọi thứ đều được thực hiện trên đám mây.
Nghe hấp dẫn quá phải không? Đó là những gì mà Google đang muốn hướng đến với dự án Stadia vừa ra mắt. Dưới đây là những thông tin đáng chú ý về Stadia được trang Android Central ghi nhận lại.
Stadia là gì? Nền tảng này làm được những gì?
Trong suốt nhiều năm, ngành công nghiệp game có một quy tắc bất biến: Muốn có trải nghiệm tốt, bạn phải sở hữu các thiết bị cấu hình mạnh. Một số công ty đã cố gắng thay đổi thực trạng nhưng đều thất bại. Giữa họ có điểm chung là thiếu nguồn lực và có rất ít kinh nghiệm.
Bây giờ, Google muốn thay đổi cách chúng ta chơi game. Để làm được điều đó, họ đã âm thầm thâu tóm nhiều công ty trong ngành và tập hợp tài nguyên dựa trên đám mây khổng lồ của chính mình để thực hiện mục tiêu "tất cả mọi người đều có thể chơi game".
Nếu bạn chưa rõ thì Stadia là số nhiều của Stadium, tức "sân vận động". Đây là một nền tảng chơi game hoàn toàn dựa trên đám mây, không có bảng điều khiển, không có cấu hình mặc định và rất ít yêu cầu hệ thống tối thiểu. Ở đó, người chơi không thể hack, không thể gian lận.
"Bảng điều khiển Stadia" (tạm gọi) nằm trên máy chủ thuộc trung tâm dữ liệu của Google và được giới thiệu sẽ cung cấp sức mạnh tính toán cao hơn đáng kể so với máy chơi game hiện đại.
Ngoài không cần bảng điều khiển tại nhà hoặc nơi làm việc, bạn cũng không phải mất thời gian cài đặt hoặc chờ đợi tải màn hình. Stadia hứa hẹn sẽ đưa bạn vào thẳng trò chơi 5 giây sau khi nhấp vào liên kết trên trình duyệt.
Đặc biệt, những liên kết đó có thể ở bất cứ đâu - trong một luồng trực tiếp YouTube, email hoặc tin nhắn văn bản. Bạn có thể gửi cho bạn bè một liên kết mời họ tham gia một trò chơi mới mà bạn vừa tìm thấy và 2 người chơi cùng nhau ngay lập tức.
Trong trường hợp bạn đang xem ai đó chơi một trò chơi trên YouTube Live, bạn cũng có thể tham gia một phòng chờ để chơi với người đó nếu họ cho phép.
Quan trọng hơn, bạn sẽ chơi ở bất cứ đâu. Nếu bạn muốn chơi trên điện thoại hoặc máy tính bảng, bạn có thể. Nếu bạn muốn chơi trên máy tính xách tay cũ, tất cả những gì bạn cần là trình duyệt Chrome. Nếu bạn muốn sử dụng tivi, chỉ cần bật Chromecast Ultra và kết nối gamepad (tay cầm) qua Bluetooth (về cơ bản, bạn có thể dùng tất cả các gamepad).
Tất nhiên, trải nghiệm tốt nhất đến từ gamepad Stadia chính thức (nhưng hiện chưa có sẵn để trải nghiệm thử). Các tính năng quan trọng bạn có với bộ điều khiển này là nút chụp màn hình và nút Google Assistant.
Trong đó, nút chụp giúp bạn chia sẻ những khoảnh khắc tuyệt vời ngay lập tức tới bạn bè và người hâm mộ. Đối với nút Google Assistant, mọi thứ vẫn chưa có gì rõ ràng. Google đang kỳ vọng các nhà phát triển sẽ hỗ trợ Google Assisant trong các trò chơi của họ.
Vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ
Tất cả những thông tin vừa nêu trên nghe thì có vẻ tuyệt vời, nhưng rất ít trong số đó hiện có sẵn để trải nghiệm. Stadia sẽ không ra mắt cho đến mùa hè, trong khi những trạm demo mà Google cung cấp hầu hết là những thứ chúng ta đã thấy trước đây (dự án Project Stream - chơi game Assassin Creed Odyssey chẳng hạn).
Thậm chí, ngay cả khi truy cập bằng công cụ dành cho nhà phát triển, các phóng viên cảm thấy phần nào e ngại về chất lượng khi hiện tượng delay xảy ra.
Bài thuyết trình của Google cho Stadia rất hoành tráng, nhưng không đi sâu vào các chi tiết. Chúng ta không biết thành phần nào của Stadia sẽ có giá bao nhiêu, hoặc dòng sản phẩm ra mắt trông sẽ ra sao.
Doom Eternal (một game bắn súng nổi tiếng) được giới thiệu sẽ hỗ trợ truyền phát ở định dạng 4K và tốc độ 60 fps, nhưng không rõ bạn sẽ cần loại kết nối internet như thế nào. Nếu internet không đủ mạnh và những gì bạn nhận được chỉ là độ phân giải HD ở tốc độ 30 fps, Stadia có đáng để sử dụng hay không?
Về tính năng chia sẻ, Stadia sẽ cung cấp những công cụ chống lạm dụng nào cho những người đồng ý để người khác tham gia trò chơi khi họ phát trực tuyến? Những công cụ này sẽ được tích hợp trong giao diện YouTube Creator hay Stadia sẽ là hệ thống riêng tách biệt khỏi YouTube?
Bên cạnh đó, Microsoft cũng đang phát triển dự án xCloud với tính chất tương tự Stadia và có thể sẽ được các nhà phát triển hỗ trợ cho nền tảng, một lợi thế không nhỏ. Như vậy, Stadia sẽ đứng trước thử thách lớn từ sự cạnh tranh.
Đồng thời, 2 trong số 3 màu dự kiến của tay cầm điều khiển Stadia trông giống như Xbox One X hoặc Nintendo Switch Pro - những bộ điều khiển chất lượng cao đã được Microsoft và các công ty khác dành hàng thập kỷ để nghiên cứu.
Khi các phóng viên chưa có dịp để chạm vào bất kỳ thiết bị nào, thật khó để nói rằng tay cầm của Stadia tốt hơn so với các đối thủ.
Kết
Stadia đang được giới thiệu như một bước nhảy vọt, nhưng liệu đây có thực sự là tương lai mà "chơi game dành cho tất cả mọi người" hay không? Tất cả vẫn còn là những dấu hỏi lớn mà chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết câu trả lời.
Bạn nghĩ thế nào về dự án "chơi game trên đám mây" của Google? Liệu đây sẽ là xu thế mới của ngành công nghiệp game? Cùng chia sẻ cảm nhận thông qua phần bình luận phía dưới nhé.
Theo Thế Giới Di Động
Giấc mơ 'chơi game trên mây' của Google có xa vời? Dự án Stadia cho thấy tâm nhin của nhiều thương hiệu lớn trong làng game đều hướng tới đám mây - nơi Google đã chuẩn bị sẵn trận địa để đón chờ. Trong hội thảo dành cho những nhà phát triển game GDC 2019, Google đã công bố nền tảng Stadia. Đây là nền tảng chơi game trên đám mây, hứa hẹn đem...