14/15 mẫu ngô luộc có hóa chất độc hại
14/15 mẫu ngô luộc có hóa chất độc hại
Hôm nay (29/1), theo tin từ Cục An toàn thực phẩm, 14/15 mẫu ngô luộc lấy tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sử dụng hóa chất bảo quản nhóm Nitrit.
Đây là đợt kiểm tra sau khi có thông tin ngô luộc tại Đồng Tháp, Vĩnh Long và Tiền Giang không đảm bảo an toàn thực phẩm do nông dân trồng ngô bằng hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM tiến hành điều tra, xác minh thông tin và lấy mẫu bắp ngô cần thiết và kiểm nghiệm tồn dư hóa chất nghi ngờ.
Viện Vệ sinh và Y tế công cộng TP.HCM đã tiến hành lấy 15 mẫu bắp ngô nguyên liệu đê kiểm nghiệm hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Chlor hữu cơ, và 14 mẫu bắp ngô luộc để kiểm nghiệm hàm lượng Nitrat, Nitrit, Cyclamate, chỉ tiêu kim loại nặng (Pb, Cd, Hg), tại tỉnh Tiền Giang (Chợ Gạo và các địa điểm bán dọc đường thuộc huyện Chợ Gạo), Vĩnh Long (Huyện Bình Minh và một số rẫy bắp thuộc huyện Bình Tân), Đồng Tháp (Chợ Đất Sét thuộc xã Mỹ An Hưng A, chợ Tòng Sơn thuộc xã Mỹ An Hưng B thuộc huyện Lấp Vò). Kết quả kiêm nghiệm cho thấy:
Video đang HOT
- Các mâu bắp ngô nguyên liệu đảm bảo an tòan (15/15 mẫu đêu đạt chỉ tiêu hóa chất bảo vệ thực vật nhóm Chlor hữu cơ)
- Các mẫu bắp ngô luộc: Không phát hiên hiện sử dụng muối Nitrat, đường Cyclamate và bị ô nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên có hiên tượng ngô luộc sử dụng hóa chât bảo quản nhóm Nitrit (Đã phát hiên 14/14 mẫu bắp luôc có hàm lượng Nitrit từ 230,30 – 669,29 mg/kg).
Cục An tòan vệ sinh nhấn mạnh: “Việc sử dụng nhóm chât Nitrit đê bảo quản bắp ngô luôc trong chê biên là không được phép, có nguy cơ ảnh hưởng đên sức khỏe người tiêu dùng”.
Theo 24h
Buộc người kinh doanh phải tuân thủ
Các quy định siết chặt quản lý an toàn vệ sinh thực phẩmthức ăn đường phố mà Bộ Y tế vừa ban hành được dư luận vừa ủng hộ vừa lo ngại về tính khả thi.
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, TS Lâm Quốc Hùng (ảnh), Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, cho biết:
Quy định tại Thông tư 30 của Bộ Y tế "Quy định điều kiện an toàn thực phẩm với cơ sở kinh doanh thực phẩm, thức ăn đường phố" chỉ đưa ra những yêu cầu tối thiểu, cơ bản, như: có dụng cụ che đậy tránh bụi bẩn côn trùng có kẹp gắp hoặc găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm ăn ngay, thực phẩm kê cao cách mặt đất tối thiểu 60 cm...
Với quy định người bán hàng phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức, vậy việc này sẽ thực hiện như thế nào?
Đây là việc bắt buộc người kinh doanh phải nắm được và tuân thủ để phòng bệnh lây nhiễm từ thực phẩm cho cộng đồng. Ví dụ như bàn tay chứa nhiều vi khuẩn, chất thải nhiễm bẩn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm vì vậy cần có dụng cụ để đảm bảo các yếu tố nguy cơ không ô nhiễm với thực phẩm ăn ngay. Hay thúng xôi thay vì để ngay trên vỉa hè, sát miệng cống thì sẽ phải kê cao lên trên giá, kệ.
Tôi nghĩ đó không phải là yêu cầu xa xỉ, đắt đỏ mà chỉ hết sức cơ bản và tối thiểu, cũng không phải làm khó cho người kinh doanh mà là bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nếu có sức chứa 50 người ăn cần có ít nhất 1 bồn rửa tay. Cần có ít nhất một nhà vệ sinh với cơ sở kinh doanh thực phẩm có quy mô 25 người ăn. Đây là điều kiện tối thiểu để đảm bảo vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm.
Người bán xôi cũng phải có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm - Ảnh: Khả Hòa
Nhưng quy định về nguồn gốc thực phẩm xem ra là rất xa vời vì việc mua bán của họ là nhỏ lẻ, không hóa đơn?
Tôi xin giải thích thế này, ví dụ như nồi xôi thì không ai đòi hóa đơn chứng từ của xôi vì chủ nấu ra, nhưng thịt hay ruốc, trứng, xúc xích bán kèm xôi thì phải có nguồn gốc vì liên quan đến kiểm dịch. Để chắc rằng thịt đó không phải từ gia súc gia cầm bệnh, cũng như liên quan đến chất bảo quản được sử dụng đúng trong thực phẩm.
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện? Còn các cơ sở thức ăn đường phố sẽ tham gia tập huấn ở đâu?
Nơi triển khai thực hiện tập huấn là UBND các xã, phường. UBND xã phường chịu trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố trên địa bàn mình. Thực hiện khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe là thẩm quyền của y tế từ tuyến quận huyện. UBND các cấp theo phân quyền tổ chức thanh tra, kiểm tra, quản lý các cơ sở thức ăn đường phố trên địa bàn.
Những trường hợp tham gia tập huấn, đăng ký với phường, xã nơi mình cư trú. Dù đó là người định cư lâu dài có đăng ký hộ khẩu hay người từ tạm trú đều có thể đăng ký với địa phương để tham dự tập huấn. Ngược lại, UBND xã, phường có trách nhiệm tổ chức và thông báo để người dân trên địa bàn có nhu cầu biết và tham gia.
An toàn thực phẩm là "cuộc chiến" lâu dài đòi hỏi sự đồng lòng trách nhiệm của cơ quan quản lý, chính quyền người tham gia kinh doanh, người tiêu dùng. Hơn 400.000 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên cả nước không thể đồng loạt hoàn thành các yêu cầu ngay, nhưng chính quyền các địa phương quan tâm thì chắc chắn có biến chuyển, vấn đề là có làm hay không.
Theo TNO
Cả nước chỉ có 300 thanh tra chuyên trách về ATVSTP Trong năm 2012, cả nước xảy ra 68 vụ ngô đôc thực phâm (NĐTP) với 5.541 người bị ngô đôc. Chiêu nay 9.1, theo báo cáo của Bô trưởng Bô Y tê Nguyên Thị Kim Tiên tại hôi nghị trực tuyên "Tông kêt công tác bảo đảm an toàn vê sinh thực phâm(ATVSTP) năm 2012 định hướng trọng tâm và kê hoạch triên...