14 loại vật chất đắt nhất thế giới, vàng xếp thứ 13, kim cương cũng chỉ xếp thứ 3
Khi nói đến thứ đắt nhất, bạn sẽ nghĩ ngay đến điều gì, vàng, kim cương, hay thậm chí heroin? Thực ra đều không phải, vàng chỉ sếp thứ 15 và heroin mới ở vị trí số 10.
#14. Nhụy hoa nghệ tây ( Saffron): Saffron là một trong những loại gia vị đắt tiền nhất thế giới tính theo khối lượng. Để làm ra 1 pound Saffron (453g) cần đến 75.000 nhụy hoa. Do đó, loại Saffron tốt nhất có thể được bán với giá 15 USD/g (khoảng 340 nghìn VND/g).
13. Vàng – “đồng tiền chung” của thế giới có giá 56 USD/g (khoảng 1,27 triệu VND/g). Vàng nguyên chất rất mềm nên người ta thường pha trộn với bạc, đồng, bạch kim hay palladium để tăng độ bền cho vàng. Hợp kim của vàng thường được dùng làm đồ trang sức, trang trí, tiền xu và chất hàn răng. Ngoài ra, vàng còn một đặc tính nữa là dẫn nhiệt khá tốt và không bị xỉn màu khi tiếp xúc với không khí nên còn được dùng làm chất bán dẫn và nối các bo mạch điện tử với nhau.
12. Rhodium: Kim loại chuyển đổi có màu sắc bạc, được coi như mẫu kim loại quý giá & đắt tiền nhất thế giới có giá 58 USD/g (khoảng 1,31 triệu VND/g). Rhodium có thể tìm thấy trong quặng bạch kim. Các chuyên gia nhận định, 1 tấn vỏ trái đất chỉ chứa 0,001 gam Rhodium.
11. Platinum: Platinum có thể được sử dụng như một loại chất xúc tác trong các thí nghiệm khoa học hay chế tác thành đồ trang sức. Đặc biệt, platinum có thể là chất tạo ra các loại thuốc có khả năng chống ung thư. Mỗi gram platinum có giá khoảng 60 USD (khoảng 1,36 triệu VND).
10. Methamphetamine: Là một chất kích thích tổng hợp có khả năng gây nghiện cao cũng như ảnh hưởng rất tiêu cực tới sức khỏe của người dùng, kể cả trong trường hợp cai nghiện thì người nghiện cũng không dễ dàng dứt bỏ việc sử dụng chất này. Giá của nó khoảng 100 USD/g (2,11 triệu VND/g).
9. Sừng tê giác: Vì tin đồn sừng tê giác có tác dụng trị bách bệnh mà loài vật này bị ráo riết săn lùng và có nguy cơ tuyệt chủng cao, đồng thời đẩy giá thành lên đến 110 USD/g (khoảng 2,49 triệu VND/g).
8. Lysergic Acid Diethylamide (viết tắt là LSD): Được coi là chất gây nghiện đắt giá nhất trong bản danh sách này. LSD là một chất có khả năng gây ảo giác mạnh cho con người với chỉ một liều dùng cực nhỏ. Khi sử dụng thuốc, người dùng sẽ có những hành vi thiếu kiểm soát và thường dẫn đến những hệ lụy rất khó lường. Vì vậy, tốt nhất là bạn hãy tránh xa nó ra và hãy từ bỏ ý tưởng thử LSD dù chỉ một lần bởi không những độc hại, LSD còn rất đắt, 3000 USD/g (khoảng 68 triệu VND/g).
Video đang HOT
7. Pluton: Là một nguyên tố hóa học hiếm, tính phóng xạ cao, có vai trò tạo ra năng lượng hạt nhân thông qua phản ứng nhiệt hạch – cả trong thời bình (các nhà máy điện hạt nhân) và trong chiến tranh (bom hạt nhân), có giá 4000 USD mỗi gram (khoảng 90 triệu VND).
6. Painite: Là một khoáng chất rất cứng, cực kỳ hiếm, được đặt theo tên của Arthur C.D. Pain – người tìm ra nó vào thập niên 50 thế kỷ trước. Chỉ có khoảng 25 mẫu khoáng vật này được tìm thấy trên toàn thế giới. Điều này lí giải vì sao chỉ 1 gram Painite đã có giá 9000 USD (khoảng 204 triệu VND).
5. Đá Taaffeite: Được phát hiện và đặt tên bởi ông Count Edward Charles Richard Taaffe (1898 – 1967), nhưng tại thời điểm đó người ta thường lầm tưởng đây là đá spinel – một loại đá quý có các thuộc tính gần giống như taafeite. Taaffeite thu hút những người “sành” đá quý bởi màu sắc huyền bí và sang trọng như màu tím, hồng, trắng, hay đỏ ngọc với giá 20000 USD/g (khoảng 453 triệu VND/g).
4. Tritium: Là phóng xạ đồng vị của hydro và được tổng hợp trong các phản ứng hạt nhân (bao gồm cả các vụ thử hạt nhân). Trong nghiên cứu, nó được sử dụng trong các lò phản ứng nhiệt hạch và trong các máy neutron. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta pha trộn tritium với các chất phát sáng để tạo ra nguồn sáng liên tục mà không cần pin, ví dụ dùng làm điểm ngắm cho súng trường… Mỗi gram tritium có giá 30000 USD (khoảng 680 triệu VND).
3. Kim cương: Được cấu tạo từ nguyên tố carbon với cấu trúc tinh thể lập phương bền vững và long lanh. Nhờ độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt nên kim cương có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo, có giá 55.000 USD/g (khoảng 1,25 tỉ VND/g).
2.Californium: Là một đồng vị phóng xạ kim loại cực hiếm mang tên theo bang California và Đại học California (Mỹ). Đây là nguồn bức xạ neutron mạnh mẽ và là chất phóng xạ cực mạnh, phục vụ các ứng dụng trong ngành y tế như chụp X-quang, điều trị ung thư hoặc khởi động lò phản ứng hạt nhân. Giá của nó rất cao, khoảng 27 triệu USD/g (khoảng 612 tỉ VND/g).
1. Phản vật chất (Antimatter): Được xem là loại đắt nhất trên thế giới. Khoảng một phần tỷ gram phản vật chất này được sản xuất mỗi năm, với giá 80 triệu USD. Chính vì vậy, nó có giá ngất ngưởng là 62,5 nghìn tỷ USD/gram. Phản vật chất cực kỳ hiếm và không tồn tại trong tự nhiên. Theo các nhà vật lý, mỗi hạt vật chất đều có một hạt trái ngược với nó. Họ gọi đó là phản hạt. Năng lượng từ phản ứng phản hạt lớn gấp 10 tỷ lần năng lượng từ một phản ứng cháy hóa học của hai hạt có khối lượng tương đương. Nếu dùng phản vật chất làm nhiên liệu dành cho các tàu con thoi, nó có thể giúp rút ngắn thời gian khứ hồi giữa sao Hỏa và Trái đất từ 2 năm xuống vài tuần.
0. Khối ngọc bích lớn thứ hai thế giới này có giá 174,5 triệu USD (khoảng 3,9 nghìn tỉ VND), được tìm thấy tại một khu mỏ hẻo lánh ở bang Kachin (Myanmar), trọng lượng 175 tấn, cao 2,7 m, dài 5,5m, rộng 5,5m.
Tất cả những vật chất trên đều thua xa viên ngọc khổng lồ và quý hiếm này.
Theo searchtotal
Thưởng trà 2,2 tỷ/kg, đắt hơn vàng ròng: Thú xa xỉ của đại gia Việt
Có giá đắt hơn vàng ròng khi đông trùng hạ thảo lên tới 2,2 tỷ đồng/kg, nhụy hoa nghệ tây giá tới 650 triệu đồng/kg, thiên sơn tuyết hoa cũng cả 100 triệu đồng/bông,... giới giàu Việt đang lùng mua về làm trà uống.
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng giá tiền tỷ
Bất chấp nhiều thông tin cho rằng đông trùng hạ thảo Tây Tạng (Trung Quốc) không có công dụng "thần dược" như lời người bán quảng cáo, thế nhưng, mặt hàng này vẫn nằm trong danh sách các mặt hàng được giới nhà giàu Việt lùng mua, bất chấp giá loại rẻ nhất đã 700 triệu đồng/kg, loạt đắt nhất lên tới 1,6-2,2 tỷ đồng/kg - đắt ngang ngửa một căn hộ chung cư ở Hà Nội.
Đáng chú ý, không chỉ dùng để bồi bổ sức khỏe lúc ốm đau, giới đại gia Việt còn đặt mua cả cân loại "tiên dược" tự nhiên này về để pha trà uống hàng ngày.
Đông trùng hạ thảo Tây tạng có giá tiền tỷ được đại gia Việt mua về làm trà
Giới buôn đông trùng hạ thảo Tây Tạng cho biết, dù có giá siêu đắt đỏ, đây vẫn là mặt hàng cực kỳ hot, đặc biệt là loại thượng hạng. Theo đó, khách muốn mua thường phải đặt trước vài tháng cho tới cả năm mới có hàng.
Nhụy hoa nghệ tây giá hơn nửa tỷ đồng/kg
Được mệnh là loại loại "vàng đỏ" của người dân Iran, chỉ để phục vụ giới thượng lưu và quý tộc - nhụy hoa nghệ tây được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng vì có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, như làm thông mạch, nhất là bệnh nhân bị bệnh động mạch vành; bệnh nhân mắc bệnh tim mạch,...
Nhụy hoa nghệ tây được ví là "vàng đỏ" vì có giá trên nửa tỷ đồng/kg
Đây cũng là một trong những mặt hàng siêu hiếm, bởi vào mùa thu hái, những người nông dân ở Iran phải hái tới 16.000 bông hoa mới ngắt được 100gram đầu nhụy hoa nghệ tây.
Tại Việt Nam, nhụy hoa nghệ tây đang lên cơn sốt, được giới nhà giàu đổ xô mua về làm trà uống hay làm gia vị tẩm ướp các món ăn mặc cho giá của chúng dao động từ 500-650 triệu đồng/kg, thậm chí có nơi bán đến 700 triệu đồng/kg.
Loại nhụy hoa này được dân Việt dùng pha trà uống hàng ngày
Theo tiết lộ của một đơn vị chuyên phân phối nhụy hoa nghệ tây Iran tại Việt Nam, dù mới được nhập khẩu chính thức về Việt Nam được khoảng một năm nay, nhưng lượng nhụy hoa bán ra cực kỳ ổn định với hàng chục ngàn hộp mỗi tháng.
Hoa sen núi tuyết 7 năm nở hoa 1 lần, giá 100 triệu/kg
Mọc ở những dãy núi đá có tuyết phủ trắng trên độ cao 4.000m ở vùng Tân Cương hay Tây Tạng (Trung Quốc), thiên sơn tuyết liên hay còn gọi là hoa sen mọc trên núi tuyết được mệnh danh là vua của các loại hoa thảo mộc, một loại thảo dược cực kỳ quý hiếm. Bởi, từ lúc nảy mầm đến khi nở hoa là 7 năm trời, tuổi thọ hoa kéo dài tới 8 tháng và chúng nở hoa trong điều kiện nhiệt độ dưới 0 độ C, tuyết phủ trắng các đỉnh núi.
Tại Trung Quốc, hoa sen tuyết được sử dụng trong y học cổ truyền Tây Tạng hàng nghìn năm nay. Hoa giàu alkaloid, flavonoid và nhiều chất khác, có tác dụng tăng cường khí huyết, đặc biệt hữu hiệu trong việc thúc đẩy lưu thông máu, từ đó tăng cường âm dương cho nam giới và nữ giới. Ngoài ra, nó có chất hạ sốt và giải độc tự nhiên, thường sử dụng để chữa viêm thấp khớp.
Hoa thiên sơn tuyết liên có giá tới vài triệu đồng/bông vẫn được nhiều người đặt mua
Theo lời người bán quảng cáo, hoa thiên sơn tuyết liên này được coi thảo dược quý, có rất nhiều công dụng như tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sinh lực đàn ông, chống ung thư, bệnh cao huyết áp, nhức mỏi phong thấp do thận hư; có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, chống lão hóa, mệt mỏi, làm cho da tươi tắn khỏe đẹp hơn,...
Thực tế, từ năm 1996, thiên sơn tuyết liên được xếp vào nhóm bảo vệ thực vật cấp hai ở Trung Quốc. Năm 2000, chính quyền nước này ban hành văn bản, nhấn mạnh không được phép đào hoặc ngắt trộm tuyết liên hoang dã. Năm 2007, chính quyền Tân Cương cũng tuyên bố loài hoa trắng mọc trên núi tuyết này là thực vật bảo vệ cấp quốc gia. Việc khai thác tuyết liên phải trong vùng quy hoạch, do cơ quan quản lý thực vật hoang dã cấp phép.
Loại thảo dược cực kỳ quý hiếm nên thiên sơn tuyết liên có giá bán siêu đắt đỏ. Tại Việt Nam, thiên sơn tuyết liên loại nhỏ (25-30 gram/bông) thì giá chỉ 2 triệu đồng/bông, nhưng mua bông lớn tầm 50 gram/bông giá lên tới 5 triệu đồng. Tính ra, giá 1kg hoa này lên tới 100 triệu đồng.
Dù có giá đắt đỏ, nhưng giới nhà giàu Việt vẫn không tiếc tiền lùng mua về làm trà uống hàng ngày vì tin vào công dụng thần dược của chúng.
Theo Danviet
Doanh nghiệp bất chấp pháp luật, thi nhau khoét núi tìm vàng Không ít chủ doanh nghiệp bất chấp quy định của pháp luật về môi trường, an toàn lao động thi nhau khoét núi để lấy vàng. Mùa mưa đến cũng là lúc nhiều nguy hiểm rình rập tại các bãi vàng ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Không ít chủ doanh nghiệp bất chấp quy định của pháp luật về môi trường,...