139 học viên cai nghiện đục tường bỏ trốn
Sự việc xảy ra sáng nay (13/10) tại Trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội tỉnh Bình Phước.
Các học viên bị đưa trở lại
Vào 21h15 ngày 12/10, tại trung tâm này, các học viên đã ra ‘yêu sách’ được hút thuốc lào nhưng bị từ chối.
Sau đó, các học viên đã la ó, gây mất trật tự. Lực lượng bảo vệ đã cho các học viên vào phòng để ổn định tổ chức.
Tuy nhiên, các học viên vẫn không chịu đi ngủ mà bẻ các thanh giường và đập phá đồ đạc trong phòng.
Bảo vệ trung tâm đã gọi điện báo cho Công an xã Minh Lập đến hỗ trợ nhưng vẫn không thể kiểm soát được tình hình, nên gọi điện thoại yêu cầu Công an huyện Chơn Thành trợ giúp.
Tường bị đục để học viên trốn trại
Video đang HOT
Nhiều học viên đã tổ chức đập phá buồng ngủ để trốn ra ngoài.
Khi ra đến sân chung, các học viên tiếp tục phá rào lưới B40 và trốn vào vườn cao su của người dân địa phương.
Được biết, số học viên bỏ trốn chỉ gồm nam học viên.
Theo thống kê vào sáng nay (13/10), khi lực lượng công an và bảo vệ trung tâm kiểm soát được tình hình thì có tất cả 139 học viên trốn thoát khỏi trung tâm.
Các học viên đập phá đồ đạc
Công an huyện Chơn Thành đã nhờ Công an tỉnh Bình Phước và công an tất cả các xã lân cận hỗ trợ bắt các học viên bỏ trốn.
Tính đến 12h trưa nay, các lực lượng chức năng đã bắt lại được 66 học viên.
Lưới B40 bị cắt phá
Hiện lượng lượng chức năng vẫn đang tiếp tục đi bắt các học viên cai nghiện bỏ trốn và đã thông báo về nơi thường trú để vận động học viên trở về trung tâm.
Theo Tinngan
Thả gần 900 phụ nữ từng làm mại dâm
Khoảng 900 phụ nữ bán dâm đang được chữa trị tại các trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội trên toàn quốc sẽ được trả tự do khi luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1.7.2013.
Gái mại dâm "di động" tại TP.HCM - Ảnh: Nghĩa Phạm
Trao đổi với Thanh Niên ngày 10.10, ông Lê Đức Hiền, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (PCTNXH), cho biết tháng 6.2012, Quốc hội thông qua luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó không quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. "Đây là một sự thay đổi lớn về mặt quan điểm trong việc xử lý vấn đề mại dâm. Sự thay đổi về mặt pháp lý này không có nghĩa là chúng ta hợp thức hóa mại dâm, mà là để tạo điều kiện cho việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại, đối với nhóm người bán dâm đồng thời giúp họ có điều kiện được tiếp cận dễ dàng và tự nguyện các chế độ, chính sách và dịch vụ như: chăm sóc sức khỏe, giảm tổn thương thể chất và tinh thần, pháp lý và dạy nghề, cho vay vốn thông qua các mô hình thí điểm tại cộng đồng", ông Hiền nói.
Có khoảng 30.000 người
Mặc dù cho đây là biện pháp nhân đạo, đại diện Cục PCTNXH cũng cho rằng sự thay đổi này cũng gây khó khăn trong công tác phòng chống tệ nạn mại dâm. Hiện tổng số người bán dâm trên cả nước vào khoảng 30.000 người, trong khi cơ quan chức năng mới quản lý được gần 50%. Đánh giá 6 tháng đầu năm, Cục PCTNXH thừa nhận, tình hình tệ nạn mại dâm vẫn diễn biến phức tạp. Hầu như tỉnh thành nào cũng có tệ nạn mại dâm, nhưng tập trung đông nhất vẫn là ở TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Vũng Tàu...
Đáng chú ý, những người này hoạt động rất tinh vi tập trung ở cả các tụ điểm mại dâm công cộng và trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Hoạt động mại dâm có tổ chức với quy mô lớn, thu nhập cao ngày càng gia tăng, đặc biệt đối tượng liên quan đến người mẫu, diễn viên, hoa hậu thông qua môi giới điều hành, sử dụng internet, phương tiện liên lạc để tiếp thị, mại dâm theo tour du lịch. Độ tuổi của người bán dâm trẻ hóa, có sự tham gia của cả học sinh, sinh viên. Mại dâm và quan hệ tình dục không an toàn đang trở thành một trong những nguyên nhân chính lây truyền HIV/AIDS.
Tại cuộc gặp báo chí mới đây, bà Lê Thị Hà, quyền Cục trưởng Cục PCTNXH, cho biết số người bán dâm đang được chữa trị, giáo dục tại các trung tâm là 862 học viên và tại cộng đồng là 578 người. Từ 1.7.2013, số học viên là người bán dâm đang được chữa trị, giáo dục tại các trung tâm sẽ được thả ra. Bà Hà lo ngại trong khi chính sách, chế độ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm còn thiếu và đang rất thấp, không có dịch vụ hỗ trợ đặc thù. Hơn nữa, quan niệm của cộng đồng về người bán dâm vẫn còn kỳ thị, không chấp nhận. Cùng với việc cấp phép quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, kiểm soát việc sản xuất lưu hành văn hóa phẩm xấu còn quá nhiều bất cập. Đây sẽ là những khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát, quản lý nhóm người này.
Ông Lê Đức Hiền cho hay các tỉnh thành đang triển khai xây dựng các mô hình về phòng ngừa và hỗ trợ trực tiếp cho người bán dâm tại cộng đồng. Đồng thời thực hiện các chương trình hỗ trợ lồng ghép với công tác phòng chống HIV/AIDS, xóa đói giảm nghèo, việc làm... Đặc biệt, nghiên cứu xây dựng các chính sách, dịch vụ nhằm hỗ trợ người bán dâm trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế tại cộng đồng.
Không đưa vào cơ sở chữa bệnh
Ngày 10.10, tại cuộc giao ban 9 tháng đầu năm 2012 về công tác PCTNXH do Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức, bà Nguyễn Thị Hồng Phượng - Phó chi cục PCTNXH TP.HCM - cho biết: Từ cuối tháng 7.2012, thực hiện Nghị quyết số 24 của Quốc hội, các quận huyện trên địa bàn không còn đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh như trước. Thay vào đó, người bán dâm chỉ bị áp dụng biện pháp hành chính (phạt tiền 300.000 đồng đối với vi phạm lần đầu và 5 triệu đồng nếu tái phạm).
Liên quan đến việc sẽ tái hòa nhập cộng đồng cho 79 gái mại dâm từng bị phạt hành chính nhiều lần và hiện đang được quản lý tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội, ông Nguyễn Ngọc Thạch - Chi cục trưởng Chi cục PCTNXH TP - cho biết đã có văn bản báo cáo UBND TP để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện theo luật Xử lý vi phạm hành chính chuẩn bị có hiệu lực.
Một thực tế đáng lo ngại là hầu hết gái mại dâm đang được quản lý thuộc diện lang thang nên sẽ gặp không ít khó khăn khi tái hòa nhập cộng đồng. Có một số người đang nhiễm HIV, nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ lây bệnh trong cộng đồng.
Chi cục đã kiến nghị những biện pháp xử lý cứng rắn hơn. Đó là tước danh hiệu hoặc cấm hành nghề đối với những người đoạt giải các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu, nghệ sĩ nếu có liên quan đến hành vi vi phạm tệ nạn mại dâm. Đối với những người có nơi cư trú, ngoài việc xử phạt hành chính và gửi hồ sơ vi phạm về địa phương, sẽ còn bị kiểm điểm trước tổ dân phố.
Theo TNO
Vụ con nghiện đục tường trốn trại: Đưa thêm 2 người trở lại trung tâm cai nghiện Ngày 23.9, ông Nguyễn Xuân Sinh, Giám đốc Trung tâm giáo dục - lao động xã hội Quảng Nam, cho biết bằng biện pháp thuyết phục đã vận động đưa thêm 2 người trốn trại về lại trung tâm này, nâng tổng số người được đưa trở lại lên 41 người. Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 21.9, 91 trại viên đang...