13.248,61 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Theo Bộ NNPTNT, tổng kinh phí ngân sách Trung ương (do Bộ Tài chính cấp), ngân sách địa phương và kinh phí được các ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tính đến tháng 5/2020 khoảng 13.248,61 tỷ đồng.
Theo đó, đến nay, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ người chăn nuôi lợn tại 63 tỉnh/thành phố cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ 606 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay cho 163,61 tỷ đồng dư nợ; cho vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh dư nợ 479 tỷ đồng.
Qua tổng hợp báo cáo nhanh của các địa phương, với nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, nguồn lực của địa phương, các tỉnh, thành phố đã khẩn trương thực hiện chi trả hỗ trợ các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Tính đến ngày 31/5/2020, tổng số kinh phí đã chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi là trên 12.000 tỷ đồng, bằng khoảng 98% nhu cầu kinh phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kinh phí tiêu hủy lợn mắc bệnh, hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
Kết thúc năm 2019, trên cơ sở đề nghị của các địa phương, căn cứ quy định của pháp luật, Bộ Tài chính đã bổ sung có mục tiêu từ dự phòng ngân sách trung ương cho 53 địa phương để thực hiện công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi năm 2019 là 4.970 tỷ đồng.
Trong năm 2020 (tính đến 31/5/2020), Bộ Tài chính đã bổ sung thêm từ ngân sách trung ương cho các địa phương là 489 tỷ đồng.
Chi phí hỗ trợ cho lực lượng tham gia chống dịch tả lợn châu Phi được điều chỉnh từ 1/1/2020. Ảnh: I.T
Tổng kinh phí trung ương đã xuất cấp hỗ trợ 56 tỉnh, thành phố từ năm 2019 đến hết tháng 5/2020 là 5.459 tỷ đồng, tương đương khoảng 72% số kinh phí ngân sách trung ương dự kiến phải hỗ trợ địa phương.
Hiện nay, còn lại khoảng 2.100 tỷ đồng ngân sách Trung ương phải hỗ trợ; tuy nhiên các địa phương phải có báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước), Bộ Tài chính sẽ xem xét, hỗ trợ theo quy định.
Video đang HOT
Theo Bộ NNPTNT, trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phòng chống dịch tả lợn châu Phi theo Quyết định số 793/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vẫn phát sinh nhiều khó khăn.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh rất nguy hiểm ở lợn, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh; diễn biến dịch bệnh ở các nước trong khu vực đang rất phức tạp; nguy cơ tái phát dịch tại các địa phương đã qua 30 ngày là rất cao.
Quyết định số 793/QĐ-TTg chưa có quy định hỗ trợ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an tham gia tổ chức sản xuất, chăn nuôi lợn. Do đó, các địa phương chưa có căn cứ để hỗ trợ đối tượng này.
Quyết định số 793/QĐTTg đã giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định hoặc trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ thú y và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật. Tuy nhiên, chưa giao việc quyết định về thành phần tham gia phòng, chống dịch bệnh nên một số địa phương gặp khó khăn trong việc xác định thành phần thuộc diện được hỗ trợ.
Từ thực tế đó, Bộ NNPTNT đã có văn bản gửi Bộ Tài chính thống nhất báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh DTLCP được áp dụng từ ngày 01/01/2020 trở đi.
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là: Người chăn nuôi, hộ chăn nuôi nông hộ, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (đã bổ sung và bao gồm các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an) kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi (gọi chung là cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Mức hỗ trợ như sau: Lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn hơi; đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 35.000 đồng/kg lợn hơi.
Đối với lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ 10.000 đồng/kg lợn hơi; đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 12.000 đồng/kg lợn hơi.
Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).
Đối với mức hỗ trợ cho lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, hiện có 3 nhóm. Nhóm 1: Người hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước không được nhận thêm hỗ trợ nếu thực hiện nhiệm vụ trong giờ hành chính, nhưng cần được hỗ trợ khi làm việc ngoài giờ hành chính, làm việc vào ngày nghỉ, lễ, tết.
Nhóm 2: Người được hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước (ví dụ nhân viên thú y cấp xã được hưởng phụ cấp từ 0,4 đến 1,0 của hệ số lương cơ bản).
Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhân viên thú y cấp xã, cấp huyện đã giảm hơn 60% so với các năm trước do thực hiện việc sáp nhập các cơ quan chuyên môn cấp huyện, giảm số lượng người được hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước.
Nhóm 3: Người không được hưởng lương, không được hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước.
Bộ NNPTNT đồng quan điểm với Bộ Tài chính đối với trường hợp cần tăng tính chủ động của địa phương trong việc triển khai hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhanh dân cùng cấp quyết định 13 định mức hỗ trợ phù hợp cho lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, có thể cao hơn quy định; ngân sách địa phương đảm bảo phần kinh phí tăng thêm này.
Mù Cang Chải : Tổng thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt gần 450 tỷ đồng
Tổng thu ngân sách 5 tháng đầu năm trên địa bàn huyện Mù Cang Chải ước đạt 443,505 tỷ đồng.
Triển khai kế hoạch làm nhà ở cho 20 hộ gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện. Có 156 hộ đủ điều kiện thoát nghèo đạt 20,8%; thực hiện giải quyết việc làm cho 93 người.
Đây là thông tin tại phiên họp triển khai nhiệm vụ tháng 6/2020 của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vừa tổ chức sáng ngày 2/6/2020,
Trong 5 tháng đầu năm 2020, UBND huyệnMù cang Chải đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ các biện pháp, giải pháp thực hiện hai nhiệm vụ kép là phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trạng thái bình thường mới và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2020 theo phương châm hành động và chủ đề của năm.
Phiên họp triển khai nhiệm vụ tháng 6/2020 của UBND huyện Mù Cang Chải
Tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, phòng chống dịch bệnh, đói rét cho đàn gia súc, gia cầm, nhất là dịch cúm A H5N1, dịch tả lợn Châu Phi.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tháng 5 đạt 30,8 tỷ đồng, tổng 5 tháng đầu năm đạt gần 152 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ, đạt 40% so với kế hoạch.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 tháng đầu năm ước đạt 443,505 tỷ đồng. Trong đó, thu cân đối ngân sách ước đạt 56,482 tỷ đồng, đạt trên 41% dự toán tỉnh giao và 40,63% dự toán huyện giao. Thành lập mới 03 doanh nghiệp, 04 hợp tác xã và 15 tổ hợp tác.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội, tiếp tục thực hiện tốt các chế độ, chính sách an sinh xã hội cho nhân dân. Chi trả kịp thời trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho 1.265 đối tượng, với kinh phí 445 triệu đồng. Tổ chức chi trả kinh phí hỗ trợ chính sách xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo và người có công do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, trong đó đã thực hiện chi trả cho trên 41,7 nghìn đối tượng thụ hưởng, với trên 32,2 tỷ đồng, đạt 98,63%.
Tổng thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt gần 450 tỷ đồng
Triển khai kế hoạch làm nhà ở cho 20 hộ gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện. Triển khai quyết liệt các giải pháp giảm nghèo năm 2020, qua đánh giá sơ bộ, 5 tháng đầu năm có 156 hộ đủ điều kiện thoát nghèo đạt 20,8%; thực hiện giải quyết việc làm cho 93 người; huy động 100% học sinh trở lại trường, đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, không để dịch bệnh xảy ra.
Tổ chức tốt các hoạt động du lịch "Mùa nước đổ" năm 2020, nhất là chương trình phát động "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" và khai mạc Festival Dù lượn "Bay trên mùa nước đổ" nhằm kích cầu du lịch nội địa và tiếp tục quảng bá hình ảnh du lịch Yên Bái nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng đến các du khách trong nước.
Quốc phòng - an ninh, được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, không để điểm nóng xảy ra.
Ông Vũ Tiến Đức, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải yêu cầu trong thời gian tới, các ngành, các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn Châu phi; chuẩn bị các điều kiện để trồng rừng, có phương án di dời các hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn, làm tốt công tác phòng chống thiên tai ở các xã; đẩy nhanh tiến thi công các công trình xây dựng cơ bản; làm đường giao thông nông thôn; tiến hành khai hoang ruộng bậc thang; phấn đấu tăng các nguồn thu chi ngân sách.
Làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp; xây dựng mô hình "trường học hạnh phúc, trường học du lịch". Hoàn thành việc làm nhà cho hộ gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở đúng tiến độ. Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiên quyết xử lý các sai phạm. Nâng cao chất lượng tham mưu của các ngành; làm tốt công tác chuẩn bị khánh thành các công trình chào mừng Đại hội Đảng. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trước trong và sau đại hội Đảng bộ huyện, tỉnh, hướng tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Ở đâu tái đàn lợn lo ngay ngáy, còn ông chủ xứ Lạng tự tin nhờ có 30 con lợn nái Giữa "bão" dịch tả lợn châu Phi, lão nông Lương Văn Thương (SN 1971, thôn Lân Bông, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) vẫn tin tưởng cách làm của mình sẽ giúp đàn lợn hơn 400 con "ăn no ngủ kỹ, da hồng lông mượt". Gian nan tái đàn Chưa bao giờ nghề chăn nuôi lợn lại khiến người nông...