131 vụ việc khiếu kiện tồn đọng được… sửa sai
Trong tổng số 528 vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài được rà soát thời gian qua, Thanh tra Chính phủ xác định có 131 vụ “ làm sai”, phải giải quyết lại. Thanh tra không đặt vấn đề xử lý trách nhiệm cơ quan sai phạm nhưng dư luận cho rằng như thế… chưa trọn.
Hôm nay, 18/10, Thanh tra Chính phủ tô chức cuôc họp báo thông báo kêt quả kiêm tra, rà soát, giải quyêt các vụ viêc khiêu nại tôn đọng, phức tạp kéo dài trên toàn quôc.
Theo Phó Tông TTCP Nguyên Văn Thanh, thực hiên chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ từ hôi tháng 5, TTCP, Bô Tài Nguyên Môi trường, Xây dựng, Lao đông- Thương binh- Xã hôi đã thành lâp 28 tô công tác phôi hợp với 47 UBND các tỉnh thành rà soát viêc giải quyêt 528 vụ viêc.
Đên nay, các cơ quan chức năng đã kiêm tra, rà soát được 486 vụ, đạt hơn 92%. Trong số này, có 282 vụ (chiêm 58%) đã châm dứt khiêu nại hoặc châm dứt thụ lý giải quyêt.
Có 41 vụ viêc đang chờ xin ý kiên của Thủ tướng vì có sự vênh nhau vê cơ chê, chính sách.
Đáng chú ý, TTCP cho rằng số vụ việc yêu cầu địa phương giải quyết, giải quyết lại hoặc xem xét hỗ trợ cho người dân là 131 vụ chiếm 27%.
TTCP đặt ra mục tiêu đến 31/10, sẽ tập trung lực lượng rà soát 42 vụ việc còn lại, chú trọng việc đảm bảo chất lượng giải quyết, cố gắng dứt điểm 40% số vụ việc đã được rà soát, trong đó ưu tiên những vụ việc khiếu nại về đất đai trọng điểm, được dư luận xã hội quan tâm.
Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh (đứng) cùng các lãnh đạo TTCP chủ trì họp báo.
Video đang HOT
Phó Tổng Thanh tra thông tin thêm về con số 131 vụ việc phải yêu cầu giải quyết lại. Theo đó, đây là những vụ việc Thanh tra Chính phủ đã phát hiện sai sót trong quá trình giải quyết trước đó của các cấp quản lý.
“Có thể là sai sót về áp dụng pháp luật, về thẩm quyền, hoặc về văn bản…. Đây là những vụ việc mà chúng tôi yêu cầu giải quyết lại, về bản chất gọi là… sửa sai” – ông Thanh xác nhận.
Đôi với vụ viêc trong diên “sửa sai” này, quyên lời của người dân sẽ được đảm bảo theo đúng quy định pháp luât, chẳng hạn thiêt hại bằng tiên sẽ được áp dụng theo lãi suât ngân hàng.
Ngoài ra cũng có một số vụ việc đặc biệt phức tạp, các địa phương chưa giải quyết hết thẩm quyền nhưng đã tồn đọng từ nhiều năm nên vừa rồi rà soát. Gắn vào đó là những vụ việc mà các bộ ngành trung ương yêu cầu các chủ tịch tỉnh phải có giải pháp hỗ trợ người khiếu nại. Có nghĩa là, đã giải quyết đúng, đã đền bù đủ nhưng người dân thiệt thòi quá thì phải có hỗ trợ để họ ổn định cuộc sống.
Trả lời câu hỏi về việc quy trách nhiệm cụ thể với những trường hợp đã xác định là “làm sai” này, Phó Tổng Thanh tra giải thích, mục tiêu chính của việc rà soát những vụ khiếu kiện tồn đọng, phức tạp kéo dài lần này không phải là “tìm sai” mà là tìm cách giải quyết dứt điểm. Đây không phải là một cuộc tổng thanh tra. Vậy nên, quá trình xem xét lại, thanh tra thấy sai sẽ tập trung cùng địa phương tìm cách để sửa sai, giải quyết những nút thắt.
Không tán thành quan điểm này, Phó trưởng ban Dân nguyện của UB Thường vụ Quốc hội Bùi Nguyên Súy cho rằng, đã xem xét, phát hiện sai phạm thì nhất định phải xử lý trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước đã làm sai. Dứt khoát phải “truy” trách nhiệm đối với 131 vụ việc xác định làm sai này.
Đánh giá tổng kết sau 4 tháng tích cực giải quyêt, tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người, đặc biệt là khiếu kiện đông người vượt cấp lên TƯ, Thanh tra Chính phủ khẳng định tình trạng đã có xu hướng giảm, nhiều bức xúc trong dân cũng đã được giải tỏa, mức độ gay gắt của tình hình khiếu kiện nói chung, khiếu kiện đông người, phức tạp nói riêng trong toàn quốc dịu bớt.
“Thường trước môi kỳ họp Quôc hôi, người dân tâp trung rât đông đê khiêu nại, nhưng hiên nay thì giảm hẳn, tại các cơ quan tiêp dân ở Trung ương có rât it người đên” – Phó Tổng Thanh tra Nguyên Văn Thanh cho biêt.
Theo thống kê, các vụ viêc khiêu nại tô cáo phức tạp kéo dài tâp trung ở hai lĩnh vực chính là đât đai và chính sách xã hôi. Đôi với đât đai, chủ yêu là các khiếu nại về bồi thường, đền bù, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án. Ngoài ra là tranh chấp đất đai và khiếu kiện đòi đất cũ qua các thời kỳ thực hiện chính sách Nhà nước về quản lý đất đai.
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng cho biêt tiến độ xử lý một số vụ khiêu nại đông người, phức tạp. Vụ Văn Giang (Hưng Yên) đến nay các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục bàn bạc tìm hướng “gỡ” theo những nguyên tắc Thủ tướng đã quán triệt. Vụ Dương Nội (Hà Nôi) đã có hướng giải cụ thể, thanh tra đã kết luận, tới đây sẽ cùng UBND thành phố triển khai thực hiện.
Vụ viêc ở Tiên Lãng (Hải Phòng) không nằm trong danh sách vì các vụ viêc trong diên này được thông kê từ thời điêm 15/12/2011. Vụ viêc ở Tiên Lãng khi đó đã có ý kiến kết luận của Thủ tướng, các ngành chức năng đã tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo này.
Theo Dantri
'Khiếu kiện đông người làm xấu hình ảnh thủ đô'
Sáng 27/9, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc người dân đi khiếu kiện là bày tỏ nguyện vọng cá nhân, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, cầm khẩu hiệu đòi đất đã "làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao".
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, 9 tháng qua đã có 178 đoàn đông người đi khiếu kiện, chủ yếu là khiếu nại về đất đai, giải phóng mặt bằng. Nổi cộm như vụ việc của 100 công dân phường Dương Nội, 70 người phường Kiến Hưng, 40 người phường Yên Nghĩa (Hà Đông), 150 tiểu thương chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), đoàn 200 người dân xã Tiên Dương (Đông Anh), bệnh binh 5 xã ở huyện Quốc Oai, 160 người dân phố Tân Mai (thị xã Xuân Mai)...
Ngoài ra, còn có một số trường hợp khiếu kiện có tổ chức, lợi dụng quyền tố cáo để kích động, xúi giục, lôi kéo tập trung đông người.
Đánh giá của UBND thành phố cho thấy, công tác chỉ đạo và giải quyết khiếu nại của chính quyền ở một số nơi còn thiếu quyết liệt, ngại va chạm, né tránh, sợ liên đới trách nhiệm. Trong khi đó, công tác quản lý đất đai của địa phương còn lỏng lẻo, để xảy ra vi phạm nhưng không giải quyết kịp thời, để tồn đọng...
Bà con tiểu thương chợ Nghĩa Tân phản đối chính sách xây chợ mới.
Tại hội nghị giao ban quận, huyện về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý đất đai sáng 27/9, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đánh giá cao công tác giải quyết đơn thư của bộ phận tiếp dân của thành phố, bởi trong 9 tháng đã tiếp 15.000 lượt người, xử lý 21.500 đơn thư, tăng 89% so với năm 2011.
Ông Thảo cho rằng, trong khi lượng đơn thư vẫn tăng mạnh thì cần thực hiện nhiều giải pháp, quan tâm đến các kiến nghị của người dân để có chính sách hỗ trợ tốt nhất mà không nên áp dụng các quy định cứng nhắc. Ông cũng yêu cầu các ngành rà soát các chính sách thu hồi đất đảm bảo đời sống của người dân khi bị thu hồi đất được bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ đơn giản các thủ tục hành chính...
"Việc làm của bà con là bày tỏ nguyện vọng của mình, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, mang theo khẩu hiệu đòi đất đã làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao", Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bày tỏ và đề nghị, khi có khiếu nại đông người, lãnh đạo các quận, huyện phải trực tiếp đối thoại với người dân, giải quyết các kiến nghị của dân để giải quyết dứt điểm các khiếu nại khi mới phát sinh.
Còn Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, buổi sáng ông mở cửa đã thấy người dân đứng chờ đưa đơn, 19h trở về nhà cũng có người chờ đưa đơn, chưa kể ở cơ quan cũng thường nhận đơn khiếu nại. Thời điểm này, thành phố có khoảng 200 người thường xuyên đi khiếu kiện.
Ông Bí thư ví von: "Giải phóng mặt bằng như một món ăn trên bàn tiệc, chẳng ai muốn ăn món này song vẫn cần phải ăn". Do vậy, công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ bắt buộc, không làm thì không thể thực hiện các dự án. Đô thị hóa nhanh càng nảy sinh khiếu kiện nhiều, như điển hình ở quận Hà Đông.
Theo Bí thư Nghị, các khiếu nại đúng chính sách chiếm khoảng 20%, có 20% nửa đúng nửa sai, do vậy người phụ trách giải quyết khiếu nại cần phải tìm hiểu thông tin nhiều chiều để trả lời người dân được chính xác và giải quyết tốt vụ việc.
"Tôi cho rằng cần dừng phương án xây chợ Nghĩa Tân, đề nghị Sở Thương mại đánh giá lại những cái được và chưa được khi chuyển đổi chợ truyền thống sang trung tâm thương mại", ông Nghị yêu cầu và cho rằng, hãy đặt vào vị trí người dân. Khi thu hồi đất cần hỗ trợ tốt nhất về hạ tầng công cộng, về nhà ở cho dân.
"Người giải quyết đơn thư phải có tinh thần giải quyết dứt điểm vụ việc chứ không nói là tôi làm đúng thẩm quyền, đúng thủ tục. Kể cả người dân khiếu kiện sai thì phải giải thích rõ cái sai đó", Bí thư Phạm Quang Nghị chỉ rõ.
Ông cũng yêu cầu, công tác khiếu nại tố cáo phải gắn với đấu tranh phòng chống tham nhũng và cải cách hành chính phối hợp giám sát, kiểm tra, thanh tra công vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo VNE
Những uẩn khúc cần làm rõ trong việc cấp sổ đỏ ở 24 Nguyễn Thiệp Là mảnh đất xảy ra tranh chấp khiếu kiện kéo dài từ năm 1993, nhưng nhà 24 phố Nguyễn Thiệp, phường Nguyễn Trung Trực vẫn được cấp sổ đỏ. Sự việc này khiến nhiều người cho rằng có dấu hiệu bao che của chính quyền địa phương gây thiệt hại quyền lợi công dân. Theo đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đình Tuân,...