13 ứng dụng Android với hàng trăm nghìn lượt tải nhiễm mã độc
Mã độc Brain Test đã xuất hiện trong 13 ứng dụng Android trên Play Store và có khả năng đã lây nhiễm trên 500.000 đến 1 triệu thiết bị của người dùng.
“Ngày 29/12, chúng tôi đã xác định có tới 13 mẫu mã độc Brain Test trong các ứng dụng khác nhau trên Google Play và đều do một nguồn viết ra. Chúng tôi đã liên hệ với Google và hãng này đã nhanh chóng gỡ 13 ứng dụng khỏi Play Store”, công ty bảo mật Lookout cho biết.
Những ứng dụng chứa mã độc và đã bị Google xóa bỏ là Cake Blast, Jump Planet, Honey Comb, Crazy Block, Crazy Jelly, Tiny Puzzle, Ninja Hook, Piggy Jump, Just Fire, Eat Bubble, Hit Planet, Cake Tower và Drag Box.
Ảnh minh họa: AndroidHeadlines.
Video đang HOT
Các ứng dụng trên sẽ tự động cài đặt nhiều phần mềm độc khác lên thiết bị mà chủ sở hữu không hề hay biết. Người dùng sau đó dù có chọn cách reset máy thì cũng không thể gỡ chương trình khỏi thiết bị Android mà phải dùng bản firmware từ nhà sản xuất để cài đặt lại.
Phiên bản mã độc này tương tự như bản gốc từng được công ty an ninh mạng Check Point phát hiện hồi tháng 9/2015. Khi đó,Brain Test lây nhiễm trên các ứng dụng thu hút tổng cộng khoảng 200.000 đến một triệu lượt tải. Còn lần này, mã độc ước tính được tải về 500.000 đến một triệu lần, thậm chí có những ứng dụng còn được người dùng chấm điểm 4,5/5 sao.
Minh Minh
Theo VNE
Facebook bị tố cố tình hoạt động chậm để thử lòng người dùng
Mạng xã hội lớn nhất thế giới bị cáo buộc đã khiến ứng dụng Android của họ gặp trục trặc để kiểm tra độ kiên nhẫn và trung thành của người dùng.
Theo Telegraph, Facebook cố tình thường xuyên làm sập ứng dụng trong vài tuần với một lượng người dùng thiết bị Android nhất định để xem họ sẽ tìm cách khác để duyệt Facebook (như truy cập phiên bản mobile web) hay từ bỏ nền tảng này.
Kết quả, những người nằm trong nhóm "thử nghiệm" vẫn tiếp tục ghé thăm chứ không chia tay mạng xã hội này.
Facebook tiến hành đo độ trung thành của người dùng bằng cách làm ứng dụng Android gặp trục trặc.
Đây không phải lần đầu Facebook đo phản ứng của người dùng. Năm 2014, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã bị chỉ trích vì điều chỉnh thông tin được chia sẻ trên News Feed của 689.000 thành viên để xem có thể khiến người dùng vui hơn hoặc buồn hơn.
Cụ thể, Facebook phối hợp với Đại học California (Mỹ) tiến hành thử nghiệm quy mô lớn bằng cách lọc News Feed của người dùng, bao gồm cả những lời bình luận, video, ảnh, đường link... được các thành viên khác đăng lên mạng xã hội. Kết quả là, khi người dùng ít đọc những nội dung mang tính tích cực của bạn bè thì họ cũng ít đăng nội dung tích cực hơn. Ngược lại, khi họ giảm tiếp xúc với các nội dung tiêu cực thì các status của họ cũng tươi sáng hơn.
Giới luật sư, các nhà hoạt động xã hội, các chính trị gia mô tả việc điều chỉnh cảm xúc con người này là "đáng lên án, kỳ cục và gây phiền toái". Trong khi đó, phát ngôn viên của Facebook khẳng định nghiên cứu được thực hiện "để cải tiến dịch vụ của Facebook và giúp các nội dung mà người dùng thấy trên Facebook tương đồng với họ nhất có thể".
Châu An
Theo VNE
Google cho phép thử ứng dụng Android không cần cài đặt Google đang tiến hành thử nghiệm cách giúp cho các quảng cáo trên Android ít khó chịu và trở nên hữu ích hơn, theo Betanews. Google, nhà phát triển và người dùng sẽ được hưởng lợi từ Trial Run Ads - Ảnh: Shutterstock Trial Run Ads là một kiểu mới của quảng cáo tương tác, cho phép bạn thử các trò chơi bằng...