1/3 số lựu pháo viện trợ cho Ukraine không hoạt động
Lầu Năm Góc được cho là đã lập một cơ sở sửa chữa ngay bên kia biên giới Ukraine – Ba Lan để khắc phục số lựu pháo không hoạt động này.
Lính Ukraine nạp lại một khẩu lựu pháo M777 vào ngày 23/11/2022. Ảnh: AFP
Các loại pháo do phương Tây sản xuất gửi đến Ukraine liên tục bị hỏng hoặc hư hỏng trong chiến đấu, và điều này đã trở thành một vấn đề đối với Bộ Quốc phòng Mỹ, tờ New York Times đưa tin ngày 25/11, trích dẫn các nguồn tin. Để giải quyết vấn đề, Lầu Năm Góc, nơi đã cung cấp cho Kiev hàng tram khẩu lựu pháo, được cho là đã thành lập một cơ sở sửa chữa bên kia biên giới ở Ba Lan.
Theo các quan chức Mỹ và những người khác “quen thuộc với nhu cầu phòng thủ của Ukraine” được phỏng vấn bởi New York Times, 1/3 trong số 350 khẩu pháo mà phương Tây đã gửi đến Ukraine không hoạt động tại bất kỳ thời điểm nào.
Vũ khí hoặc bị “chết” do sử dụng quá lâu trong thời gian dài hoặc bị hư hỏng trong chiến đấu và không thể sửa chữa tại hiện trường. Nhiệm vụ sửa chữa thiết bị viện trợ cho Ukraine đang trở thành ưu tiên hàng đầu của Bộ Tư lệnh Châu Âu của Lầu Năm Góc, cơ quan được cho là đã triển khai một cơ sở sửa chữa ở Ba Lan.
Nỗ lực sửa chữa đã bắt đầu trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, tình trạng vũ khí của Ukraine là một vấn đề được các quan chức Mỹ theo dõi chặt chẽ. Tờ New York Times cũng cho biết thêm rằng các nguồn tin của họ từ chối cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào về chương trình.
Cũng theo tờ báo trên, hoạt động bảo trì ở Ba Lan thường liên quan đến việc hoán đổi nòng pháo và những sửa chữa khác. Trong khi đó, các quan chức Ukraine được cho là đã đề nghị lập các xưởng sửa chữa gần tiền tuyến hơn để có thể đưa vũ khí sớm quay trở lại chiến đấu.
Ngày 25/11, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định rằng liên minh đã không tiến hành bất kỳ hoạt động nào bên trong Ukraine, tuyên bố rằng điều này chứng tỏ rằng họ không tham gia vào các hành động thù địch. Tuy nhiên, vào tháng 10, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng sự trợ giúp quân sự của phương Tây cho Ukraine khiến NATO trở thành một bên tham gia vào cuộc xung đột.
Binh sĩ Ukraine bắn lựu pháo M777. Ảnh: Getty Images
Video đang HOT
Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2, các nước phương Tây đã viện trợ an ninh cho Kiev hàng tỷ USD. Mỹ, người ủng hộ lớn nhất của Ukraine, đã cung cấp vũ khí, bao gồm cả pháo binh, trị giá hơn 19 tỷ USD kể từ khi bắt đầu chiến sự.
Theo số liệu do Lầu Năm Góc công bố, tính đến ngày 23/11, Mỹ đã cung cấp 142 khẩu lựu pháo 155mm và 924.000 viên đạn pháo cho loại súng này. Viện trợ của Washington cũng bao gồm 36 khẩu lựu pháo 105mm và 180.000 viên đạn pháo.
Moskva đã nhiều lần tuyên bố rằng các chuyến hàng vũ khí của phương Tây chỉ làm kéo dài thêm cuộc xung đột. Trong khi đó, Ukraine liên tục kêu gọi các đồng minh cung cấp thêm viện trợ vũ khí để hỗ trợ nước này trong cuộc phản công giành lại các vùng lãnh thổ.
Trong khi đó, nguồn tin do CNN khai thác cho thấy, chính phủ Mỹ ngày càng lo ngại về việc không thể tiếp tục cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí và đạn dược tối tân.
Theo ba quan chức Mỹ được CNN phỏng vấn, một số thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt trong việc hỗ trợ Ukraine bao gồm kho dự trữ vũ khí “đang cạn kiệt” và khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp quốc phòng. Một quan chức nói với CNN rằng chỉ còn một “số lượng hữu hạn” hàng tồn kho dư thừa mà Washington có thể gửi tới Kiev.
Nguồn tin tiết lộ Washington đặc biệt lo ngại về kho dự trữ đạn pháo 155mm và tên lửa phòng không Stinger hiện có. Một số quan chức cũng lo lắng về việc sản xuất các loại vũ khí như tên lửa chống bức xạ HARM, tên lửa đất đối đất GMLRS và hệ thống chống tăng vác vai Javelin.
Tuy nhiên, các nguồn tin của CNN khẳng định rằng sự giảm sút trong kho dự trữ không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vì vũ khí cho Ukraine không đến từ nguồn mà Lầu Năm Góc dự trữ cho các trường hợp dự phòng của chính họ. Một quan chức cấp cao cũng nói với hãng tin này rằng, những đánh giá rằng Mỹ đang “sắp hết” vũ khí là chủ quan, vì nó phụ thuộc vào mức độ rủi ro mà Lầu Năm Góc sẵn sàng chấp nhận.
Các quan chức cho biết một trong những lo ngại lớn là ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ đang phải khó khăn để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên để khắc phục tình hình, chính phủ Mỹ đang cố gắng đẩy mạnh sản xuất một số loại vũ khí.
Lựu pháo M777 có thể được sản xuất trở lại sau màn thể hiện ở Ukraine
Tập đoàn vũ khí của Anh, BAE đang xem xét khởi động lại việc sản xuất lựu pháo M777 sau khi màn thể hiện thành công của chúng trên chiến trường Ukraine đã làm hồi sinh sự quan tâm của nhiều khách hàng đến loại vũ khí này.
Binh sĩ Ukraine nã hỏa lực từ một khẩu M-777. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine
Theo tờ Wall Street Journal, BAE cho biết một số quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua lựu pháo M777 trong khi hoạt động sản xuất chúng hiện đang bị cắt giảm. Các yêu cầu được đưa ra sau khi các lực lượng Ukraine đã sử dụng loại pháo này để tấn công quân đội Nga trong những tháng gần đây. M777 còn được mệnh danh là "vua chiến trường" ở Ukraine.
Công ty vũ khí Anh cho biết họ hiện đang đàm phán về việc khởi động lại sản xuất M777 với Quân đội Mỹ. Theo luật pháp Mỹ, bất kỳ hoạt động mua bán vũ khí nào với nước ngoài cũng phải được sự chấp thuận của chính phủ.
Khả năng hồi sinh của lựu pháo M777 đã cho thấy cách cuộc xung đột ở Ukraine có thể định hình lại ngành vũ khí toàn cầu. Các nhà phân tích nhận định, các loại vũ khí cao cấp bao gồm Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) M142 của Mỹ và tên lửa chống tăng di động NLAW của Anh-Thụy Điển đã được chứng minh là rất hiệu quả ở Ukraine, có khả năng giành được các đơn đặt hàng mới. Trong khi đó, nhiều vũ khí Nga được dự báo sẽ giảm doanh số bán hàng trên thị trường toàn cầu.
Lựu pháo M-777 được tập kết tại căn cứ không quân March, bang California, Mỹ trước khi được chuyển tới Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Lựu pháo - một loại súng cơ động, nòng dài, từ lâu đã trở thành nền tảng của pháo binh hiện đại. Tuy nhiên, nó đã đóng một vai trò nổi bật trong cuộc xung đột ở Ukraine hơn là trong các cuộc xung đột khác gần đây như ở Afghanistan hay cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ hai ở Iraq.
Đặc biệt, hiệu suất của M777 đã được nâng cao nhờ việc sử dụng ngày càng nhiều các loại đạn dẫn đường chính xác bằng GPS, thay vì các loại đạn không dẫn đường truyền thống. M777 cũng là một trong loại pháo được chuyển giao dồi dào nhất trong các loại pháo được phương Tây cung cấp cho Ukraine, với ít nhất 170 khẩu được nhận từ Mỹ, Australia và Canada.
Lựu pháo M777 được đánh giá là dễ dàng vận hành cho quân đội và ít tốn kém hơn nhiều loại pháo tương tự khác của phương Tây. Ngoài ra, độ tin cậy và tính linh hoạt của M777 đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia và nhà phân tích quân sự.
M777 đã cho phép các lực lượng của Ukraine bắn nhiều loại đạn hơn so với các loại vũ khí cũ. Ảnh: Shutterstock
Mark Signorelli, Phó chủ tịch phụ trách phát triển kinh doanh của BAE, một trong những công ty quốc phòng lớn nhất thế giới, cho biết: "Việc chứng minh tính hiệu quả và tiện ích của nhiều loại hệ thống pháo đang xuất hiện từ cuộc xung đột Ukraine".
BAE cho biết nếu yêu cầu từ những khách mua M777 tiềm năng, bao gồm các quốc gia ở Trung Âu, trở thành đơn đặt hàng thực tế, thì có thể dẫn đến sản xuất 500 lựu pháo mới.
Lựu pháo được đưa lên máy bay vận tải của quân đội Mỹ để chuyển tới Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Dễ vận hành và ít tốn kém hơn các loại pháo tương tự, độ tin cậy và tính linh hoạt của M777 đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự. Ảnh: Reuters
"Yêu cầu không phải lúc nào cũng biến thành hợp đồng", ông Signorelli nói và cho biết thêm, để khởi động lại dây chuyền sản xuất M777 có lãi, công ty cần ít nhất 150 đơn vị pháo được đặt hàng.
Quân đội Mỹ dự kiến sẽ không bổ sung M777 vào kho dự trữ của mình. Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã mua hơn 1.000 khẩu pháo này, được đưa vào trang bị từ năm 2005.
M777 chủ yếu được sản xuất tại Anh nhưng thường được lắp ráp tại Mỹ và chương trình hiện đang trong giai đoạn cuối cùng với việc sản xuất các đơn đặt hàng cuối cùng cho Ấn Độ.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng phát, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine khoảng 126 khẩu lựu pháo M777, cùng với hơn 226.000 viên đạn cho các khẩu pháo 155mm này.
16 thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị chính quyền gửi UAV 'Đại bàng xám' cho Ukraine Một nhóm gồm 16 thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng ở Mỹ đã yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden không phản đối gửi máy bay không người lái tiên tiến để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Gray Eagle của Quân đội Mỹ được trưng bày vào ngày 21/9 tại Hàn Quốc. Ảnh: Getty Images Theo kênh...