13 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi chăm trẻ dưới 1 tuổi – không phải ai cũng biết
Làm cha, làm mẹ, ai cũng muốn chăm con mình thật kỹ lưỡng để con có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ vẫn mắc phải những sai lầm này trong quá trình nuôi con.
Trẻ hay rụng tóc là biểu hiện của thiếu canxi
Rụng tóc hoàn toàn không liên quan đến tình trạng thiếu canxi. Trên thực tế những biểu hiện của thiếu canxi có thể bao gồm đổ mồ hôi nhiều, đau xương sườn, nghiến răng vào ban đêm, mọc răng muộn, chi dưới cong,…
Lượng Canxi chuẩn theo tháng tuổi cho trẻ.
Ôm ngay khi con khóc sẽ làm con hư hỏng
Trẻ sơ sinh chưa biết thể hiện bản thân, nhiều nhu cầu chỉ được thể hiện qua tiếng khóc. Trẻ có thể khóc vì lạnh, khát, đói, buồn tiểu, đau,… hay bất kì sự khó chịu về thể chất nào. Một số trẻ khóc cũng là biểu hiện ban đầu của các căn bệnh.
Sữa mẹ sau 1 tuổi không còn dinh dưỡng
Sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh. Thực tế, Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Từ mới sinh đến 6 tháng, trẻ nên bú mẹ hoàn toàn. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Giữ da trẻ khô ráo để chống bệnh chàm
Bệnh chàm thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh đến khi 5 tuổi. Chàm thường nổi nhiều ở những khu vực da đầu, thân mình và thậm chí cả tay chân. Vì vậy, càng giữ cho da bé khô, dầu càng tiết ra và càng tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.
Khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh chàm, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám và được hướng dẫn dùng thuốc an toàn.
Sử dụng phấn rôm để chống rôm sảy
Rôm sảy xuất hiện do mồ hôi bài tiết kém và bị giữ lại trên da, làm tắc ống dẫn mồ hôi, kích ứng các mô xung quanh do mồ hôi tiết ra, gây viêm quanh tuyến mồ hôi.
Thực tế, khi trẻ bị rôm chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ phòng thoáng mát, cho trẻ tắm nước ấm thường xuyên, mặc quần áo cotton thoáng mát và luôn giữ da khô và sạch.
Không nên để trẻ đi chân trần
Video đang HOT
Đi chân trần thật sự mang lại nhiều lợi ích đối với trẻ nhỏ. Giống như bàn tay, chân của trẻ chứa rất nhiều tế bào thụ cảm, chúng cần phải tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau để tăng cường khả năng cảm thụ.
Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế mang giày cho bé để trẻ. Nếu cần ra ngoài hoặc thời tiết quá lạnh, cha mẹ có thể đi tất dày hoặc giày đế mềm.
Cho trẻ ăn muối để cứng cáp
Thực tế, việc bổ sung muối cho trẻ quá sớm và quá nhiều sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho thận của trẻ và nguy cơ tăng huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.
Trẻ chỉ nên ăn cháo khi ốm, không được ăn thịt
Rất nhiều cha mẹ luôn nghĩ khi trẻ bệnh nên ăn gì đó nhẹ nhàng để dễ tiêu. Điều này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên cho trẻ em thêm thịt cá để cung cấp đầy đủ protein cho quá trình hồi phục của trẻ.
Cạo tóc tơ để sau này tóc mọc nhiều hơn
Thực tế, tóc có dày hay lông mày có đẹp hay không phụ thuộc vào gen di truyền, việc cạo tóc tơ hoàn toàn không có ảnh hưởng đến tóc và lông mày sau này. Hơn nữa, da và nang lông của trẻ sơ sinh rất yếu và nhạy cảm, việc cạo tóc và lông dễ gây tổn thương và nhiễm trùng dễ gây ra những hậu quả khôn lường về sau.
Mẹ bị cảm không nên cho con bú
Nếu mẹ bị bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc cúm, vẫn có thể cho con bú sữa mẹ, do những vi trùng này không truyền vào sữa mẹ đi sang trẻ được. Điều quan trọng là tránh để bé bị phơi nhiễm mầm bệnh càng ít càng tốt từ người mẹ. Mẹ nên hạn chế tiếp xúc mặt đối mặt với trẻ.
Cho trẻ nằm gối quá sớm
Theo một tổ chức nghiên cứu về an toàn giấc ngủ của Anh, chỉ nên cho trẻ dùng gối khi trẻ đã trên 12 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh hoàn toàn không cần ngủ với gối. Cho trẻ nằm gối quá sớm không những gây khó khăn cho hô hấp của trẻ mà còn gây ra nhiều vấn đề về cột sống và hình dáng đầu của trẻ.
Thay nước bằng nước trái cây
Trước 6 tháng tuổi, sữa bột hay sữa mẹ đã cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Do đó, nếu cho trẻ uống nước trái cây lúc này, trẻ sẽ no nên có khuynh hướng bú sữa ít hơn hoặc chán sữa. Điều này dễ làm bé thiếu các dưỡng chất cần thiết.
Cho trẻ ăn chuối để trị táo bón
Tác dụng của chuối chỉ thật sự có hiệu quả khi trẻ ăn chuối đủ chín. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn chuối chưa chín tới sẽ càng làm cho tình trạng tồi tệ hơn vì trong chuối sống chứa rất nhiều tinh bột và lượng acid tanin cao. Ăn quá nhiều chuối cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều do tăng kali máu.
Chăm sóc da cho trẻ mùa hanh khô phụ huynh cần lưu ý điều gì?
Khác với da của người lớn, da trẻ sơ sinh thường dễ bị tác động bởi các chất kích thích và dễ gặp phải tổn thương như bị phát ban, chàm hay rôm sảy. Chăm sóc da cho trẻ mùa hanh khô, phụ huynh cần lưu ý gì?
Da trẻ nhỏ vô cùng mịn màng, mỏng manh và nhạy cảm khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Những tác động từ thời tiết, nhiệt độ đều ảnh hưởng đến da của trẻ. Thời tiết hanh khô, khí hậu thay đổi khiến da trẻ không kịp thích nghi và có thể xuất hiện nhiều phản ứng không mong muốn.
Đặc biệt, da trẻ sơ sinh càng nhạy cảm khi thời tiết mùa hè chuyển sang mùa mưa hay mùa hanh khô. Lúc này, da trẻ càng cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Nhiệt độ thay đổi, thời tiết thay đổi, bộ phận đầu tiên khi tiếp xúc với khí hậu ngoài đường hô hấp chính là làn da.
Thông thường, mùa hanh khô sẽ khiến da dẻ trở nên khô ráp hơn. Khi sờ trên da xuất hiện các vết ửng đỏ, có nhiều mụn rộp nhỏ và nếu không kịp thời điều trị có thể khiến trẻ bị chàm da. Chưa kể, nếu trẻ bị chàm, bệnh dễ bị tái đi tái lại nhiều lần.
Chăm sóc da cho trẻ mùa hanh khô cần chú ý đối với trẻ có cơ địa dị ứng hoặc gia đình có tiền sử có người bị viêm mũi dị ứng, nổi mề đay hoặc hen suyễn thì tỷ lệ bị chàm khi khô da ở trẻ sẽ xuất hiện cao hơn trẻ khác.
Mùa hanh khô sẽ khiến da dẻ trở nên khô ráp hơn - Ảnh Internet
Cũng có trường hợp trẻ không thuộc cơ địa dị ứng nhưng vì bị ủ nhiều quần áo hoặc tã lót mùa hanh khô cũng khiến trẻ bị nổi rôm sẩy, bị hăm hoặc xuất hiện các nốt nhỏ li ti trên mảng da đỏ gây ra nhiều khó chịu, khiến trẻ bị ngứa ngáy, quấy khóc, chán ăn.
Vì vậy, khi thời tiết hanh khô, khi chăm sóc da cho trẻ phụ huynh cần lưu ý một vài điều dưới đây:
1. Giữ ấm cho trẻ nhỏ
Giữ ấm cho trẻ mùa hanh khô là điều cần thiết giúp trẻ khỏi mắc các bệnh về đường hô hấp hay bệnh về da mùa hanh khô.
Tuy nhiên, không nên quá ủ bé, việc ủ bé quá ấm, quá kỹ có thể khiến bé toát mồ hôi và gây chàm cho trẻ. Lưu ý, khi trẻ toát mồ hôi, cha mẹ cần nhanh chóng lau khô cho bé.
2. Giữ da của trẻ khô thoáng
Thời tiết hanh khô, da của trẻ khô hơn bình thường khiến phụ huynh lo lắng mà ủ quá kín cho bé. Điều này không tốt cho da của trẻ. Để bảo vệ da trẻ, trẻ không bị phát ban thì cha mẹ cần giữ da trẻ khô thoáng.
Để bảo vệ da trẻ, trẻ không bị phát ban thì cha mẹ cần giữ da trẻ khô thoáng - Ảnh Internet
Ngoài ra, để bảo vệ da bé cần thay tã liên tục cho trẻ. Sử dụng thêm phấn rôm, kem hăm tã trên bộ phận sinh dục và lưng giúp ngăn ngừa phát ban cho trẻ.
3. Trẻ nhỏ cần được dưỡng ẩm
Nhiều phụ huynh lo ngại rằng sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ có gây hại cho làn da nhạy cảm của bé. Thực tế, có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm phù hợp với trẻ. Vì da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm trong mùa đông nên không quên chăm sóc da cho bé.
Cha mẹ cũng cần thoa dầu dưỡng trước khi tắm cho trẻ. Dầu dưỡng sẽ giúp mềm da, giữ trẻ được ấm áp. Sau khi tắm cần thoa kem dưỡng ẩm cho bé.
Phụ huynh khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho trẻ cần lựa chọn những loại kem dành cho trẻ nhỏ. Trước khi sử dụng kem dưỡng cho bé nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt đối với trẻ gặp các vấn đề về dị ứng da. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kem có chứa corticoid cho trẻ.
Trước khi sử dụng kem dưỡng cho bé nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt đối với trẻ gặp các vấn đề về dị ứng da - Ảnh Internet
4. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc không khí lạnh
Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với không khí lạnh, thời tiết hanh khô nên cho bé ở nhà, tránh khí lạnh trực tiếp và gió mùa.
Thời điểm hanh khô không tốt cho sức khỏe của mẹ mới sinh và bé. Nếu muốn bổ sung vitamin D từ tự nhiên, mẹ có thể bế trẻ ra ngồi dưới ánh trực tiếp sáng trước 9h sáng để trẻ được hấp thụ vitamin D.
5. Dưỡng môi cho trẻ
Môi trẻ cũng bị khô, nứt nẻ. Phụ huynh cần chú ý các triệu chứng khô môi, nứt nẻ môi ở trẻ. Có thể sử dụng một số loại dưỡng môi hoặc thoa dầu trẻ em để môi bé mềm.
Phụ huynh cần chú ý các triệu chứng khô môi, nứt nẻ môi ở trẻ - Ảnh Internet
6. Dinh dưỡng cho trẻ mùa hanh khô
Chăm sóc da cho trẻ mùa hanh khô không chỉ cần chăm sóc và bảo vệ da trẻ bên ngoài mà còn phải cung cấp đủ dinh dưỡng và nước cho trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước cũng giúp da và đường hô hấp của trẻ luôn ẩm. Uống nhiều nước giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh đường hô hấp và giúp da trẻ không khô khi thời tiết hanh khô.
Đối với trẻ sơ sinh còn bú sữa mẹ, cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi. Nên cho trẻ ăn dặm đúng lúc và đúng cách nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, thói quen này còn giúp hệ miễn dịch của cơ thể trẻ phát triển tốt.
Vì sao da dễ khô rát đỏ mùa đông? Da khô thiếu nước, thiếu độ ẩm dễ bị kích ứng hoặc phát ban khi thời tiết lạnh, nhất là với người mắc bệnh chàm, viêm da, hen suyễn... Bác sĩ Trần Hạnh Vy, Khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết vùng da dễ bị kích ứng là mặt, chân, tay, bàn tay hoặc...