13 người chết và mất tích tại Phú Yên, Bình Định; đường sá thiệt hại nặng nề do mưa lũ
Đã có 13 người chết và mất tích do mưa lũ tại Phú Yên, Bình Định. Nhiều tuyến đường bị chia cắt hoàn toàn. Công trình giao thông ở Khánh Hòa bị thiệt hại nặng nề.
Cầu Tà Gụ (huyện Khánh Sơn) bị sập hoàn toàn sau mưa lũ – Ảnh: V.N.
Khánh Hòa: Các công trình giao thông bị thiệt hại nặng nề
Sáng 2-12, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết mực nước trên các sông suối, các khu vực bị ngập úng đã giảm. Tuy nhiên, mưa lớn liên tiếp những ngày qua đã gây sạt lở, ngập lụt, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.
Với các công trình giao thông, mưa lớn gây sạt lở một số đoạn thuộc bờ đê Sông Gốc, sông Đồng Điền (huyện Vạn Ninh); kè sông Tô Hạp đoạn qua xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn); nhiều tuyến kênh bị ngập sâu trong nước chưa xác định được thiệt hại.
Ngập lụt và sạt lở gây ách tắc giao thông tại nhiều tuyến đường ở Nha Trang, Ninh Hòa, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh… với hàng nghìn khối đất, đá sạt lở tràn ra mặt đường. Đèo Khánh Lê (huyện Khánh Vĩnh) thuộc quốc lộ 27C nối Nha Trang – Đà Lạt bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông hoàn toàn với 7 vị trí sạt lở từ km39 đến km62.
Lực lượng chức năng đang cố gắng khắc phục sạt lở ở đèo Khánh Lê – Ảnh: M.H.
Ông Văn Ngọc Hường – chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh – cho biết hiện nay đơn vị thi công đang khẩn trương san gạt, thông được 1 – 2 làn ở 6 điểm sạt lở. Riêng điểm sạt lở số 7 gần địa phận tỉnh Lâm Đồng tại km 61 200, sạt lở rất nặng, lượng đất đá vẫn còn lớn.
Tại điểm sạt lở số 7 dự kiến phải đến chiều ngày 2-12 mới khắc phục hoàn toàn.
Video đang HOT
Theo Sở Giao thông vận tải, bị hư hỏng nặng nhất là khu vực huyện Khánh Sơn. Trên tuyến tỉnh lộ 9 và đường Tô Hạp – Sơn Bình có 12 vị trí bị sạt lở với khối lượng đất đá khoảng 775m 3. Ngay khi sạt lở, lực lượng bảo trì đường đều có mặt tại các vị trí để bảo đảm giao thông, không để ách tắc trong thời gian dài.
Với một số khu vực có địa hình phức tạp như đường Nguyễn Tất Thành đoạn đèo Cù Hin, do một vài vị trí bị đá rơi nên cần chờ thời tiết đảm bảo mới có thể khắc phục được. Những vị trí này đã khoanh lại, đóng một bên đường không cho người và phương tiện qua lại để bảo đảm an toàn.
Phú Yên: thủy điện giảm xả lũ, đã có 10 người chết và mất tích
Người dân Phú Yên lội lũ trở về nhà – Ảnh: DUY THANH
Sáng sớm 2-12, ông Trần Lý – tổng giám đốc Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ – cho biết đã giảm dần lượng xả lũ của thủy điện này từ 4.200m 3/s chiều tối qua xuống còn 3.000m 3/s vào sáng nay và sẽ tiếp tục giảm dần trong ngày do thượng nguồn hết mưa, lũ về thấp.
Thủy điện Sông Hinh cũng duy trì mức xả lũ 354m 3/s từ rạng sáng 1-12 cho đến nay, trong ngày sẽ tiếp tục giảm.
Theo ông Nguyễn Trọng Tùng – giám đốc Sở NN&PTNT thôn tỉnh Phú Yên, lũ trên sông Ba đã xuống mức trên dưới báo động cấp 2 ở các trạm đo. Nước lũ đã rút ở hầu hết các địa phương ven sông.
Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên lúc 7h sáng nay cho biết lũ đã làm 10 người chết và mất tích. Trong đó có 4 người chết (huyện Sơn Hòa: 2 người, Tây Hòa, 1 người; thị xã Sông Cầu: 1 người), 6 người mất tích ở thị xã Đông Hòa: 1 người; huyện Phú Hòa 3 người; thành phố Tuy Hòa 2 người.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Đại Dương – bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên – cho biết ngay ngày 30-11, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã có công văn khẩn chỉ đạo công tác phòng chống mưa lũ và phòng chống dịch COVID-19, mấy ngày nay tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc công tác này.
Ngày 1-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên đã vận động được 300 triệu đồng để hỗ trợ cho các địa phương bị lũ, hỗ trợ mỗi gia đình có người mất do lũ 5 triệu đồng.
Sơ bộ thiệt hại do mưa lũ tại Phú Yên tính đến 6h30 sáng 2-12:
* Số nhà bị ngập nước
* Lúa vụ mùa bị ngập nước, ngã đổ 469ha; 335ha hoa màu và 1.358ha cây trồng khác bị thiệt hại.
* Số gia súc chết cuốn trôi 598 con; gia cầm bị thiệt hại, cuốn trôi 18.734 con.
* Chìm 1 tàu cá trên biển; 1,9ha tôm các loại bị vỡ hồ, cuốn trôi.
* 19.377m kênh mương bị ngã đổ, hư hỏng; sạt lở, bồi lấp đất đá: 36.900m 3.
* Đến 6h sáng 2-12, các tuyến đường tỉnh, huyện, xã bị ngập sâu, bị chia cắt tại một số vị trí ngầm, tràn mức ngập phổ biến từ 0,2-0,4m; gây tắc giao thông, sạt lở bồi lấp, sụt lún nền đường, mặt đường, với khối lượng 11.000m 3 đất đá… tại các tuyến ĐT.641, ĐT.642, ĐT.645, ĐT.647, ĐT.650, TT Chí Thạnh – TT.La Hai, Triều Sơn – La Hai.
Bình Định nước lũ xuống dưới báo động 1, 3 người chết
Ngày 2-12, ông Hồ Đắc Chương, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, cho biết đến sáng nay nước lũ trên toàn tỉnh đã rút nhiều. Tại các điểm ngập sâu ở huyện Tuy Phước, nước lũ đã xuống thấp, dưới mức báo động 1.
Nước rút, người dân tại Bình Định dọn dẹp nhà cửa – Ảnh: LÂM THIÊN
Theo ông Chương, từ hôm qua đến sáng nay, mưa đã ngừng, hiện tại ở các xã Phước Nghĩa, Phước Hòa – nơi ngập sâu nhất của huyện Tuy Phước, nước đã rút bớt. Mực nước ngập hiện tại còn khoảng 0,1-0,3m, giao thông một số nơi đã được kết nối.
Tuy nhiên, tại các đường tỉnh lộ, liên xã, đập tràn vẫn còn nước chảy xiết.
Theo Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, tính đến thời điểm hiện tại, đợt mưa lũ này đã làm 52 xã/10 huyện, thị xã, thành phố với khoảng 31.378 nhà dân bị ngập nước. Đã có 3 người chết, 2 người bị thương do mưa lũ gây ra.
Thiệt hại đến thời điểm hiện tại ước tỉnh khoảng 200 tỉ đồng.
Mưa lũ chưa rút, miền Trung lại có cảnh báo đợt mưa lớn kéo dài gần 1 tuần
Từ hôm nay (19-10), đợt mưa lớn ở các tỉnh miền Trung kết thúc. Dự báo từ ngày 22 đến 27-10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có khả năng xảy ra đợt mưa lớn tiếp theo.
Dự báo từ ngày 22 đến 27-10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có khả năng xảy ra đợt mưa lớn tiếp theo - Ảnh: ĐỨC TÀI
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm 15 đến ngày 18-10 ở miền Trung và Tây Nguyên có mưa to đến rất to, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 300-600mm, có nơi trên 700mm. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Định và Kon Tum có tổng lượng mưa phổ biến 200-300mm, có nơi trên 300mm, khu vực Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai có tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm; Nghệ An có lượng mưa phổ biến 50-80mm, có nơi trên 100mm.
Dự báo trong sáng 19-10, ở khu vực từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Trị có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Ông Nguyễn Hữu Thành, phó trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết mưa lớn dồn dập ở các tỉnh miền Trung vừa qua là do chịu ảnh hưởng cộng hưởng nhiều yếu tố gồm dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng thấp trên khu vực phía bắc ở Nam Trung Bộ, kết hợp với không khí lạnh tăng cường và nhiễu động gió đông trên cao nên ở miền Trung và Tây Nguyên có mưa to đến rất to và xuất hiện một đợt lũ trên diện rộng.
Từ hôm nay, đợt mưa lớn ở miền Trung sẽ kết thúc. Trong những ngày tới, lũ trên các sông giảm dần. Trong hôm nay, không khí lạnh sẽ suy yếu dần, thời tiết ở miền Bắc không còn rét, chỉ còn lạnh vào đêm và sáng sớm.
"Dự báo khả năng từ đêm 20-10, lại có một đợt không khí lạnh tăng cường kèm theo mưa nên từ ngày 21 đến 23-10, ở Bắc Bộ trời chuyển rét. Từ ngày 22 đến 27-10, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động trong đới gió đông trên cao nên khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có khả năng xảy ra đợt mưa lớn tiếp theo" - ông Thành nói.
Ông Thành cũng nhấn mạnh các tỉnh miền Trung đã liên tục có nhiều ngày mưa lớn và lượng mưa rất lớn nên đất đá ở vùng đồi núi đã bão hòa nước, nguy cơ sạt lở đất đá còn rất cao. Người dân cần đề phòng các hiện tượng sạt lở đất đá gây thiệt hại về người, tài sản.
4 người chết do mưa lũ ở miền Trung - Tây Nguyên, miền Bắc đêm nay 30-11 rét sâu Mưa lũ tại các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên và Tây Nguyên đã làm 4 người chết, hơn 23.000 nhà dân ở Bình Định bị ngập lụt, hiện các địa phương khác đang tiếp tục thống kê thiệt hại. Hơn 23.000 nhà dân ở Bình Định bị ngập lụt do mưa lũ - Ảnh: LÂM THIÊN Theo báo cáo nhanh của...