13 năm làm nô lệ tình dục ở xứ người
Sau 13 tủi nhục, chị đã tìm được sự bình yên chốn quê nhà (Hình minh họa)
Mong được đổi đời, chị Phan Thị B (SN 1960), quê ở xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã lên tàu đi theo một người phụ nữ lạ sang tận Trung Quốc. Ở xứ người, chị đã phải làm nô lệ tình dục cho một ông chồng hờ. Sau 13 năm lưu lạc, chị may mắn tìm được về quê hương. Câu chuyện tủi nhục, bi đát của người phụ nữ bất hạnh này khiến rất nhiều người phải rơi lệ.
Muốn đổi đời thành nô lệ
Năm 1995, sự nghèo khó đã đẩy người đàn bà góa Phan Thị B (SN 1960), quê ở xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) phải ra làm thuê ở TX Hà Tĩnh. Một hôm, có người phụ nữ khoảng 50 tuổi tên là Hà, hứa giúp B đổi đời. Theo lời Hà thì lần này chị ta về thăm quê, ít ngày nữa lại sang với chồng con ở bên Trung Quốc. Hà nói, nếu B muốn làm công việc nhẹ nhàng, thu nhập cao thì đi sang Trung Quốc với Hà.
Chị Phan Thị B. và con gái đang kể chuyện với PV.
Không chút ngại ngần, B đã theo Hà ra TP Vinh lên tàu đi Lào Cai, rồi sang Quảng Đông (Trung Quốc). Tại đây, Hà giao B cho một người đàn ông tên Chung Cam Sình, khoảng 40 tuổi. Lúc đầu, B làm giúp việc, chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp cho người đàn ông này. Dần dần B trở thành nô lệ tình dục của Sình và nhiều người trong gia đình Sình. Năm 1998, B sinh con gái. Chị tâm sự: “ Ở xứ lạ, tôi gần như không biết gì. Muốn liên lạc với người thân hay tìm đường về nhà cũng rất khó khăn. Chỉ biết nơi tôi ở là huyện Dinh Tệ. Sinh con, thiếu ăn nên tôi bị đau ốm thường xuyên. Nhưng dù ốm đau đến mấy thì tôi cũng phải làm việc quần quật suốt ngày, hết công việc ngoài đồng lại đến trong nhà. Ngày nào cũng thế, tôi phải dậy từ lúc gà gáy để ra đồng hái rau đem ra chợ bán. Khi về đến nhà, tôi phải phục vụ hết người này đến người khác. Đời sống tinh thần bị tổn thương quá nặng là nỗi kinh sợ lớn nhất, luôn đeo bám tôi cho đến nay”.
Tại quê nhà, sau khi B mất tích, gia đình chị đã dốc sức đi tìm. Song, mọi nỗ lực tìm kiếm đều bất thành. Khi chị còn đang sống cảnh nô lệ ở xứ người thì bố mẹ chị đổ bệnh và lần lượt qua đời. Tôi hỏi, sống khổ thế sao chị không bỏ trốn? Nghẹn ngào, chị B kể: “Không phải tôi không muốn bỏ trốn, song với sự giám sát nghiêm ngặt của những người trong gia đình chồng nên việc bỏ trốn nhiều lần bất thành”.
Chị B đã phải sống cảnh nô lệ trong gia đình này suốt 13 năm. Năm 2008, chị khóc suốt đêm cầu xin chồng về thăm quê vì hay tin mẹ mất. Chung Cam Sình đồng ý nhưng chỉ cho chị về một mình. Vừa ôm con gái vào lòng, chị tâm sự tiếp: “Dù phải để con gái ở lại nhưng tôi rất vui mừng khi được trở về. Suốt mấy ngày lần mò, dò hỏi đường, cuối cùng tôi đã về đến quê hương. Tôi không về quê ngay mà vào TP.HCM gặp em gái bàn cách quay lại Trung Quốc giải thoát cho con gái. Sau đó, phần nhớ con, phần để lấy lòng tin với nhà chồng, tôi đã trở lại Trung Quốc”.
Video đang HOT
Tay trắng cùng những nỗi đau
Thấy chị B quay lại, Chung Cam Sình và gia đình rất tin tưởng. Sau đó ít ngày, B nói với gia đình chồng rằng, bên nhà ngoại rất muốn cả gia đình cùng nhau về thăm quê một chuyến. Chị B kể tiếp: “Ông ấy đồng ý và chúng tôi cùng nhau về Việt Nam. Về đến đất Việt, mẹ con tôi đã đánh lừa ông ấy thoát thân”.
Suốt 13 năm bặt vô âm tín, bỗng dưng vào một ngày tháng 2 năm 2008, chị B trở về trước sự ngỡ ngàng của người thân trong gia đình. Dáng người gầy guộc, khuôn mặt sạm đen, chị về với người thân trong nước mắt. Ra đi với mơ ước được đổi đời, giờ chị trở về với hai bàn tay trắng cùng những nỗi ê chề, tủi nhục. Tài sản duy nhất chị có được suốt 13 năm xa xứ là cô con gái, chỉ biết nói tiếng Việt bập bẹ.
Chị Phạm Thị Hải, em dâu của chị B kể lại: “Sau khi bố mẹ qua đời, anh em vẫn tiếp tục tìm kiếm chị nhưng rồi đành bỏ cuộc. Chúng tôi cứ tưởng chị đã mất tích, không thể nào gặp lại được. Ngày chị trở về, tất cả người thân dường như không thể tin vào mắt mình. Thương quá, anh em, người thân đã góp và vay thêm tiền xây dựng cho hai mẹ con chị căn nhà làm chỗ nương thân trong quãng đời còn lại”.
Nghe em dâu nói, chị B lại nghẹn ngào: “Suốt 13 năm trời tôi chống chọi với số phận nghiệt ngã nơi xứ người. Cái mất lớn nhất của tôi là không có cơ hội báo hiếu bố mẹ, không được nhìn mặt bố mẹ trong những giây phút cuối đời. Ngày tôi về, bố mẹ đã đi xa. Giờ đây, tôi chỉ đặt niềm hy vọng vào cô con gái duy nhất và sống nương tựa vào người thân và bà con lối xóm. Tôi thoát cảnh phải bỏ thân ở xứ người là hạnh phúc lắm rồi, giờ tôi chỉ mong cho con gái nhanh hòa nhập được với cuộc sống hiện tại, mong có được một công việc ổn định để nuôi cháu”.
Về Việt Nam, con gái chị B lấy tên là Phan Thị Tuyết N. theo họ của mẹ. Tuyết N. đã được em gái chị B gửi học tiếng Việt 2 năm nay ở TP.HCM.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tá Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Tây cho biết: “Chúng tôi đã báo cáo lên Phòng LĐTB-XH huyện rồi. Khi chị B trở về, Bộ LĐTB-XH có cán bộ về phối hợp với Phòng LĐTB-XH điều tra. Qua đó, họ cho chúng tôi biết, chị B không thuộc đối tượng là nạn nhân của tệ nạn buôn bán phụ nữ (?!). Chị B không thuộc diện hộ nghèo năm 2010 vì trong danh sách xóm đưa lên không có tên gia đình chị. Chúng tôi sẽ xem xét lại để có giải pháp hỗ trợ mẹ con chị B trong điều kiện có thể”.
Ông Nguyễn Tá Tuấn và ông Phan Tiến Hùng.
Ông Phan Tiến Hùng, Trưởng phòng LĐTB-XH huyện Hương Sơn khẳng định: “ Trường hợp này, huyện chưa nhận được báo cáo của UBND xã Sơn Tây nên chưa có cơ sở để xem xét. Chúng tôi sẽ tiến hành xác minh, nếu đúng hai mẹ con chị B có hoàn cảnh như vậy thì sẽ đề xuất với UBND huyện hỗ trợ, tạo điều kiện giúp chị B có một công việc ổn định. Còn nếu 2 mẹ con chị thuộc đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp xã hội thì chúng tôi sẽ triển khai ngay”. Ông Hùng còn cho biết thêm, huyện sẽ tạo điều kiện cho hai mẹ con chị B sớm ổn định cuộc sống, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.
Được biết, ở xã Sơn Tây ngoài mẹ con chị B, còn có một số người khác đã từng là nạn nhân của tệ nạn buôn bán phụ nữ như chị Lê Thị L, chị Nguyễn Thị H… Có người sau khi trở về đã bị mắc bệnh HIV hay các căn bệnh xã hội khác. Tất cả họ đều là những mảnh đời, những số phận bất hạnh, bị rơi vào hoàn cảnh đáng thương khi phải trải qua một quãng thời gian tủi nhục nơi xứ người.
Theo Đời sống pháp luật
Cuộc chiến giữa những cô vợ hờ
Thủy chấp nhận trở thành vợ hờ của người đàn ông ngoại quốc ấy... (Ảnh minh họa)
Người đàn bà không để Thuỷ dài dòng, cô ta dằn mặt Thuỷ bằng một cái tát và túm tóc rồi đẩy mạnh cô về phía tường...
Đã 2h sáng, tại một quán rượu trong ngõ nhỏ trên đường Trần Duy Hưng, những câu chuyện làm quà bên chén rượu giữa những người đàn ông ngoại quốc vẫn đang rôm rả. 6 người đàn ông nhưng chỉ có một cô gái, hay đúng hơn là chỉ có một người đàn ông dám đưa vợ mình tham gia cuộc rượu. Họ mặc nhiên như một sự thường tình, bởi không cần một văn bản ký kết nào thì từ lâu cô gái trẻ người Việt Nam cũng đã trở thành vợ hờ của người đàn ông ngoại quốc ấy.
Cuộc chiến giữa những cô vợ hờ
Câu chuyện của cô gái sơn cước có tên là Thuỷ cứ làm tôi băn khoăn mãi. Thuỷ quen người đàn ông ấy vì được giới thiệu qua một người bạn. Từ ngày gặp nhau, ông ta đã giúp Thuỷ một số khoản như tiền thuê nhà, tiền ăn tiêu và tiền gửi về cho mẹ. Người đàn ông làm ở một công ty lữ hành của Hàn Quốc tại Việt Nam. Sau thời gian cảm mến ban đầu, hai người quyết định dọn về ở với nhau như vợ chồng, bỏ qua khoản đăng ký kết hôn vì cho rằng rườm rà và cũng vì Thuỷ là cô gái tự tin, độc lập nên không yêu cầu hôn thú.
Sống chung một nhà, Thuỷ đương nhiên làm vợ và cũng vì thế đương nhiên được nhận những khoản lương do chồng đưa về. Những cuộc gặp gỡ bạn bè giữa ông chồng với những người bạn ngoại quốc, Thuỷ xúng xính váy đẹp, túi xách đẹp trị giá có khi đến cả nghìn đô đi cùng chồng.
Cuộc hôn nhân không giá thú của Thuỷ diễn ra êm đẹp hơn một năm. Buổi tối, khi vừa đi shopping về, tưởng tiếng gõ cửa là của chồng, cô háo hức chạy ra. Không phải là chồng như mọi khi, mà là hai người đàn bà lạ, ăn mặc sang trọng nhìn cô như đay nghiến. Một trong hai người đàn bà nói rằng, cô ta là vợ chính thức của chồng Thuỷ. Cô ta lấy ra tờ đăng ký kết hôn có chữ ký của cả hai người đã được phô tô, để bắt Thuỷ trả lại chồng cho cô ta và rít lên: Khôn hồn thì hãy dọn đi chỗ khác vì đây là nhà của chị ta.
Cô ta dằn mặt Thuỷ bằng một cái tát và túm tóc rồi đẩy mạnh cô về phía tường... (Ảnh minh họa)
Thuỷ đanh đá: "Chồng chị mà sao chúng tôi sinh sống với nhau đã hơn năm nay, không thấy anh ta nhắc gì về chị, cũng không thấy chị đến ngăn cản từ đầu?". Người đàn bà không để Thuỷ dài dòng, cô ta dằn mặt Thuỷ bằng một cái tát và túm tóc rồi đẩy mạnh cô về phía tường. Từ hôm đó, biết chuyện, ông chồng hờ của cô cũng lặn mất tăm.
Lý lẽ của chồng hờ
Trái tim có những lý lẽ riêng. Biết ông ta không xứng đáng với tình yêu của mình nhưng Thuỷ vẫn muốn tìm gặp để nói chuyện. Thuỷ đã phải bắc cầu nhờ hết người này tới người khác - cũng là những người vợ hờ, nhờ họ hỏi về tung tích của người đàn ông kia. Và cuối cùng, cô biết được tối hôm đó ông ta sẽ bay từ Sài Gòn ra, khi về hẹn đi mát-xa với bạn tại Khu đô thị Trung Yên. Cô đi thẳng tới chỗ ông ta đang được các nhân viên xinh đẹp phục vụ với mong muốn nói chuyện hoà bình. Nhưng chỉ vừa nhìn thấy Thuỷ, người đàn ông ngoại quốc đã chạy mất.
Câu chuyện của Thuỷ ngừng lại. Và chúng tôi biết nó cũng đã kết thúc. Người chị cùng cơ quan tôi đưa tay lên vai Thuỷ an ủi. Nhưng khi chúng tôi ra về, chị hỏi tôi: Em có biết vì sao người đàn ông ấy lại chạy như điên mà không cần nói chuyện không? Tôi chép miệng, chắc vì không tình yêu thôi chị, xong là thôi. "Câu trả lời không lãng mạn thế đâu em, ông Kim nói với chồng chị là, gần đây có nhiều vụ con gái Việt Nam giết người nước ngoài vì tình, vì tiền và nhiều lý do khác nữa, nên ông ấy sợ. Liệu pháp an toàn là đánh bài chuồn...".
Theo ĐSPL
Nữ sinh 9X Việt được hai đời tổng thống Mỹ tặng bằng khen Cô nữ sinh Nguyễn Thị Mỹ Ý (sinh năm 1996, quê Đà Nẵng) được hai đời Tổng thống Mỹ G.W.Bush và Barack Obama ký tặng bằng khen về những thành tích xuất sắc trong học tập. Mỹ Ý là con của anh Nguyễn Phước Hòa (SN 1949) và chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, quê Đà Nẵng. Chúng tôi gặp khi gia đình nghỉ...