13 loài vật có thể bị tuyệt chủng sau thảm họa cháy rừng ở Australia
Sau thảm họa cháy rừng tại Australia, 13 loài vật được dự báo có thể biến mất vĩnh viễn.
Nhiều nhà bảo tồn cho rằng vụ cháy rừng tại Australia có thể khiến cho nhiều sinh vật, đặc biệt là với những loài không biết bay bị tuyệt chủng.
Trong đó, 3 loài có nguy cơ cao nhất là ếch corroboree phương Nam sống trên dãy Alps Australia, chim hút mật regent sống trên dãy núi Blue và vẹt đất phương Tây ở Cape Arid.
Bên cạnh đó, danh sách này còn có thêm vẹt đất phương Đông sống tại bang Victoria và thú có túi dunnart đảo Kangaroo.
Vẹt đất phương Đông có nhiều khả năng bị tuyệt chủng sau thảm họa cháy rừng ở Australia. (Ảnh: Pinterest)
Video đang HOT
Trên tờ Daily Star, Giáo sư Sarah Legge của Đại học Quốc gia Australia cho rằng, vụ cháy rừng đã de dọa hàng chục loài, trong đó một số gần như bị thiêu rụi hoàn toàn bởi hỏa hoạn.Trong khi đó, nhà sinh thái học Chris Dickman của Đại học Sydney ước tính hơn một tỷ động vật đã bị chết trong vụ cháy rừng mới đây.
Giáo sư John Woinarski, thuộc Đại học Charles Darwin khẳng định việc suy luận rằng nhiều sinh vật phải gánh chịu hậu quả thảm khốc là có lý.
Hiện các nhà bảo tồn Australia đã gửi đơn yêu cầu Chính phủ cử các nhà khoa học của nước này đến những khu vực bị đe dọa nhằm nỗ lực ngăn cản thảm họa tuyệt chủng. Họ cũng gửi thư tới Bộ trưởng Môi trường Sussan Ley, đề nghị tăng cường các nỗ lực bảo vệ sinh vật hoang dã.
HẠ VŨ
Theo Daily Star
Thân nhiệt con người không còn ở mức 37 độ C
Một nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Y Stanford cho thấy nhiệt độ cơ thể con người ở Mỹ đã giảm trong thế kỷ qua.
Bằng cách kiểm tra chéo nhiều hồ sơ sức khỏe, các nhà nghiên cứu kết luận rằng nhiệt độ trung bình của cơ thể con người thế kỷ 21 thấp hơn khoảng 0,3 độ C ở phụ nữ và 0,6 độ C ở nam giới so với người thế kỷ 19.
Năm 1851, bác sĩ người Đức Carl Reinhold August Wunderlich xác định nhiệt độ trung bình của con người ở mức 37 độ C. Kể từ đó, nhiệt độ này được sử dụng rộng rãi đến mức nó đóng vai trò để xác định sức khỏe con người.
Nhiệt độ trung bình của con người đang giảm dần do các yếu tố môi trường.
Tuy vậy, mức nhiệt độ trung bình này có vẻ không chính xác mãi theo thời gian khi con người đang trở nên lạnh hơn trong nhiều năm qua.
Julie Parsonnet, Giáo sư Y khoa tại Stanford đã quyết định tìm hiểu nguyên nhân của việc cơ thể con người đang mát dần.
Nhóm nghiên cứu xem xét dữ liệu nhiệt dộ từ ba giai đoạn lịch sử. Trong đó có hồ sơ nghĩa vụ quân sự, hồ sơ y tế và lương hưu của các cựu chiến binh Quân đội Liên minh trong Nội chiến Mỹ từ 1826-1930. Bộ hồ sơ thứ hai là các khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng định kỳ thu thập từ năm 1971-1975. Bộ dữ liệu cuối cùng đến từ bệnh nhân trưởng thành của Standford Healh Care trong khoảng năm 2007-2017.
Tổng cộng có 677.423 phép đo nhiệt độ được sử dụng để tính toán. Kết quả nhận được là đàn ông thế kỷ 21 có thân nhiệt trung bình thấp hơn 0,6 độ C so với những người sinh ra đầu thế kỷ 19. Trong khi đó, phụ nữ hiện đại có mức giảm thân nhiệt 0,3 độ C.
Như vậy, các nhà khoa học thấy rằng con người đã giảm 0,3 độ C mỗi thế kỷ. Tuy nhiên, vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cớ thể nên nhóm nghiên cứu nói rằng loài người vẫn chưa cần đến mốc đo thân nhiệt trung bình mới.
Về lý do, các nhà khoa học cho rằng cơ thể giảm tốc độ trao đổi chất do các yếu tố môi trường đã ảnh hưởng đến thân nhiệt. Một khả năng là những cải thiện sức khỏe cộng đồng trong hơn 200 năm qua đã giảm tỉ lệ viêm nhiễm, giúp tăng cường sức khỏe hơn. Kết hợp với cuộc sống thoải mái hơn trong môi trường ổn định đã giúp cơ thể không phải chạy hết công suất để giữ ấm cơ thể. Do đó, nó góp phần giảm thân nhiệt trung bình của con người.
"Môi trường sống đang thay đổi. Nhiệt độ trong nhà, sự tiếp xúc với thực phẩm và vi khuẩn khiến chúng ta thật sự thay đổi về mặt sinh lý", Parsonnet nói.
Theo news.zing.vn
Sri Lanka tăng cường hệ thống pháp luật bảo vệ động vật hoang dã Sri Lanka đưa ra những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những đối tượng giết hại động vật hoang dã hoặc có liên quan tới hành vi săn bắn trái phép. Một con báo đốm Sri Lanka. (Nguồn: backpacker.com) Chính phủ Sri Lanka sẽ tăng cường hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ các loài động vật hoang dã khỏi nạn săn...