13 họ tộc tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Sáng ngày 15/4 (tức ngày 16/3 âm lịch), tại đình An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, UBND xã An Vĩnh phối hợp với Ban Khánh tiết đình An Vĩnh cùng 13 tộc họ tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa theo truyền thống.
Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa của người dân Lý Sơn, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2014 do các bô lão trong làng tổ chức trang nghiêm, với nhiều nghi lễ trang trọng như Lễ cáo yết nghinh thần, Lễ chánh tế, Lễ tạ, Lễ cầu siêu đội dân binh, Lễ tế các dân binh Hoàng Sa, Lễ thả thuyền và hình nhân thế mạng,…
Nghi thức rước linh vị của Đội hùng binh Hoàng Sa đến Đình làng An Vĩnh
Cụ Võ Hiển Đạt (84 tuổi, ngụ xã An Vĩnh) – nghệ nhân làm hình thuyền câu – cho biết: “Đây là nghi lễ hết sức độc đáo của cư dân vùng biển đảo Lý Sơn, có từ hàng trăm năm trước. Cứ vào tháng 3 âm lịch hàng năm, 13 tộc họ trên đảo lại duy trì tổ chức ngày giỗ của cha ông, để tưởng nhớ hùng binh tham gia đội Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền Tổ quốc”.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay đã phục dựng lại 5 mô hình thuyền câu cùng các vật dụng và 30 bài vị ghi tên tuổi, từng chức danh của những người đi lính Hoàng Sa năm xưa.
Video đang HOT
Chuẩn bị thả thuyền câu xuống biển
Ông Nguyễn Đăng Vũ – Giám đốc Sở VH-TT-DL – cho biết: “Năm 2014 này, chúng tôi muốn địa phương cùng 13 họ tộc tổ chức, bởi đây là nét truyền thống từ ngàn xưa của người dân Lý Sơn”.
Người dân Lý Sơn tổ chức đua thuyền tứ linh trên vùng biển Lý Sơn.
Hồng Long
Theo Dantri
Khai mạc lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa
Sáng 20.3 (nhằm ngày 20.2 âm lịch), tại nhà thờ của 13 tộc họ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) diễn ra lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức long trọng - Ảnh: Phạm Văn
Đây là nghi lễ nhằm tri ân, tưởng nhớ đến đội dân binh Hoàng Sa năm xưa đã có công đo đạc, cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ hàng trăm năm trước dưới triều nhà Nguyễn.
Theo sử sách ghi chép lại, vao đầu thế kỷ 17, khi vào trấn nhậm phía nam, Chúa Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải tại làng An Vĩnh và An Hải (nay thuộc xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).
Theo đó, môi năm sẽ có 70 suất đinh là những trai tráng khỏe mạnh giỏi bơi lội được sung vào đội Hoàng Sa. Đến đầu thế kỷ 19, các dân binh trong đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải chủ yếu là những trai tráng thuộc các tộc họ trên đảo Lý Sơn.
Nhiêm vu của đội dân binh Hoàng Sa là đo đạc hải trình, dựng bia, cắm mốc chủ quyền và thu lượm sản vật tai Hoang Sa và Trường Sa. Để thực thi nhiệm vụ vua ban, những dân binh phai lênh đênh trên biển bằng những chiếc thuyền câu mong manh trong suốt 6 thang, từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch.
Giữa sóng nước mênh mông, sô phân của những dân binh nhiều may rủi nên trước khi lên thuyền làm nhiệm vụ, các tộc họ trên đảo tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (lễ tế sống) để an ủi, động viên những người con ưu tú của quê hương vì nước quên thân.
Nghi lễ nhằm tri ân đội dân binh Hoàng Sa năm xưa đã có công đo đạc, cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Ảnh: Phạm Văn
Hiện nay, tên tuôi cua nhưng ngươi xâu sô hy sinh vì non sông, đất nước, chủ quyền biển đảo của tổ quốc đươc sư sach ghi lai, điển hình như Cai đôi Vo Văn Khiêt (1786), Cai đôi Vo Văn Phu (1803), Chanh thuy quân suât đôi Pham Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (1835) ...
Ông Võ Văn Út (ở thôn Tây, xã An Vĩnh), hậu duệ của Cai đội Võ Văn Khiết cho biết, lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay được tổ chức từ ngày 16 đến 20.2 âm lịch, tại các nhà thờ tộc họ. Buổi lễ có những nghi thức trọng thể, nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của các dân binh Hoàng Sa năm xưa.
Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần anh dũng, bất khuất của thế hệ cha ông đối với thế hệ trẻ ngày nay đồng thời, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng mang tính tâm linh của người dân trên đảo Lý Sơn.
Theo TNO
Những ngôi mộ mang tên Được trên đảo Lý Sơn Mỗi khi vớt được xác người trôi dạt, người dân Lý Sơn thường đặt tên cho ngôi mộ theo họ của mình, kèm theo chữ "Được" phía sau. Lý Sơn là hòn đảo nằm cách đất liền tỉnh Quảng Ngãi 15 hải lý. Bốn bề của hòn đảo này là biển, do đó người dân Lý Sơn thường xuyên vớt được xác nhiều...