13 điều khách Tây lạ nhưng người châu Á lại thấy bình thường
Với người châu Á, ăn chân gà hay đuôi cánh gà là bình thường nhưng trong mắt khách phương Tây thì điều này thật kỳ lạ.
Với du khách phương Tây, sự khác biệt về văn hoá và các phong tục tập quán luôn khiến châu Á trở thành miền đất thú vị dành cho mỗi chuyến đi. Họ thích thú trước những hình ảnh mà với người dân bản xứ có thể là rất bình thường nhưng với khách nước ngoài lại trở nên rất kỳ lạ. Một trong số đó là hồ ngâm chân nước nóng mini được đặt ngay tại công viên ở Shizuoka (Nhật Bản). Nó được sử dụng công cộng và dành cho bất kỳ ai muốn ngâm chân thư giãn sau một ngày mỏi mệt.
Ở Hàn Quốc, nhiều trạm xe bus có lắp ghế ngồi có chức năng sưởi ấm. Vào mùa đông, khi phải đi ngoài trời lạnh cắt da cắt thịt thì việc ngồi lên chiếc xe ấm áp sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái hơn, đặc biệt là người già.
Hoa anh đào là biếu tượng của đất nước Nhật Bản, có nhiều loại thực phẩm và món ăn chế biến từ hoa anh đào. Một trong số đó là bim bim vị hoa anh đào, khiến những vị khách nước ngoài rất ngạc nhiên.
Với người châu Á, ăn chân gà hay đuôi cánh gà là bình thường nhưng trong mắt khách phương Tây thì điều này thật kỳ lạ. Họ tò mò chụp lại một cửa tiệm chỉ bán riêng chân gà và cánh gà sốt cay tấp nập khách hàng.
Tốn 118 USD tiền điện mỗi giờ vận hành, thác nước bên hông một tòa nhà ở Quý Châu (Trung Quốc) gây tranh cãi về lãng phí. Dù vậy, nó vẫn là địa điểm rất thú vị, đáng để khám phá khi tới đất nước tỷ dân.
Việt Nam cũng góp mặt trong bộ ảnh này. Khách Tây choáng váng với hai người đàn ông chở theo tấm bảng lớn cho chữ “Safety first” (An toàn trên hết) nhưng lại theo cách không hề an toàn.
Hình ảnh được ghi tại một cửa hàng nội thất nằm trong chuỗi toàn cầu có chi nhánh tại Bắc Kinh. Rất nhiều vị khách đã tận dụng luôn những chiếc ghế sofa hàng mẫu trưng bày để tranh thủ ngả lưng.
Video đang HOT
Một điều bất ngờ khác được khách nước ngoài ghi lại khi tới Trung Quốc, đó là phòng chơi game mini chuyên dụng đặt trong trung tâm thương mại. Nhưng thay vì đặt ở khu trò chơi, nó lại nằm cạnh các shop thời trang, với mục đích dành cho các ông chồng thư giãn trong lúc đợi vợ mua đồ.
Ở châu Á, việc dùng túi nilon và bát nhựa, bát xốp là chuyện rất bình thường. Nhưng một vị khách châu Âu khi tới Thái Lan đã cảm thấy rất kỳ lạ, lập tức chụp ảnh và chia sẻ lên mạng xã hội. Vì sự ô nhiễm môi trường và tác dụng xấu tới sức khoẻ nên túi nilon và các loại đồ nhựa bị cấm ở nhiều quốc gia.
Trái dừa có hẳn phần nắp “lon” để mở giống lon bia hay lon nước ngọt ở Trung Quốc cũng được khách du lịch nước ngoài quan tâm và tò mò.
Những ai tới Nhật cũng đều bất ngờ vì sự chỉn chu và sạch sẽ của họ. Khách Tây có yêu cầu cao về vệ sinh cũng phải “ngả mũ thán phục”. Trong ảnh là đôi dép đi trong nhà vệ sinh công cộng ở Nhật. Sàn nhà và đôi dép tuy đã cũ nhưng vẫn rất sạch sẽ.
Thồ hàng cồng kềnh ở các nước châu Á cũng không phải chuyện gì quá kinh khủng nhưng thực sự kỳ dị trong mắt khách Tây.
Quả tùng tuyết hay Sakebayashi ở Nhật thường được treo lên trước các cửa tiệm để báo hiệu một mẻ rượu mới vừa kết thúc.
Theo VnE
5 bảo tàng cho dân mê ăn uống ở châu Á
Chụp ảnh cùng mô hình đồ ăn khổng lồ hay tự làm ly mỳ ăn liền ở bảo tàng khiến du khách thích thú.
Wonderfood museum (Malaysia)
Một trong những điểm không nên bỏ lỡ của các tín đồ ẩm thực châu Á là bảo tàng Wonderfood ở Penang, nơi bạn có thể tìm hiểu về lịch sử đồ ăn cũng như sống ảo với bộ hình không đụng hàng cùng các mô hình mì, bún... khổng lồ. Bảo tàng chia làm 3 khu: Info Zone giới thiệu tất tần tật các món đường phố và đặc trưng ẩm thực Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ. Từ bữa sáng truyền thống bằng cà phê với trứng luộc đến bữa ăn chính gồm nhiều món hấp dẫn như thịt kho, cá kho kiểu Malaysia... được tái hiện như thật. Sang Wow Zone là nơi du khách được thỏa thích chụp các bức ảnh độc đáo cùng tô mì, quả sầu riêng to hơn người trưởng thành... Còn khu Education Zone sẽ dạy bạn sử dụng thức ăn đúng cách và ảnh hưởng của thức ăn đối với cuộc sống, môi trường... rất có ích trong giáo dục.
Địa chỉ: 49 Lebuh Pantai, George Town, Penang, Malaysia.
Giá vé: 115 RM (khoảng 650.000 đồng)
Mở cửa: 9h - 18h.
Tteok museum (Hàn Quốc)
'Mọt' phim Hàn chắc chắn không ai còn xa lạ với món tokbokki trứ danh xứ củ sâm. Và có bao giờ bạn tự hỏi có bao nhiêu loại bánh gạo hay cách làm món này như thế nào chưa? Bảo tàng bánh gạo (gọi ngắn gọn là bánh tok) ở Seoul sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn. Ngoài tìm hiểu lịch sử món bánh này, bạn còn được giới thiệu về vài phong tục tập quán cũng như văn hóa của người Hàn Quốc. Bên cạnh đó, lớp làm bánh tok dành cho những ai muốn tự chế biến món này ở nhà.
Địa chỉ: 71 Donghwamun-ro, Jongno-gu, Seoul
Giá vé: 3.000 won (khoảng 60.000 đồng)
Mở cửa: 10h - 18h (từ thứ 2 đến thứ 7); 12h - 18h (chủ nhật)
Bảo tàng Kim Chi (Hàn Quốc)
Kim chi là món ăn không thể thiếu trong tất cả các bữa ăn của người Hàn, từ quán lề đường cho đến nhà hàng sang trọng, bạn đều dễ dàng bắt gặp món này. Chính vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi ở Seoul có một bảo tàng về kim chi. Bảo tàng gồm 3 khu, tầng 1 giới thiệu về lịch sử của món đồ ăn kèm này, tầng 2 chỉ cho bạn biết kim chi được làm như thế nào. Tầng tiếp theo là cách phân biệt các loại kim chi khác nhau. Tại đây, bạn được biết chỉ cần thêm bớt vài thành phần nguyên liệu cũng có thể tạo ra một loại kim chi hoàn toàn khác. Tầng 4 đến tầng 6 là nơi du khách có thể học cách làm kim chi từ A đến Z, xem triển lãm đồ muối và các loại kim chi ở khắp thế giới.
Địa chỉ: 35-4, Insadong-gil, Jongno-gu, Seoul
Giá vé: 5.000 won (khoảng 100.000 đồng)
Mở cửa: 10h - 18h từ thứ 3 đến chủ nhật.
Cupnoodle museum (Nhật Bản)
Bảo tàng mỳ ly là nơi thú vị không kém, bởi ít ai nghĩ rằng đến một cốc mỳ quen thuộc với giới sinh viên cũng được trưng bày một cách trang trọng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thì điều này là bình thường, thậm chí nơi này còn thu hút khá đông du khách lẫn người địa phương đến tham quan, vui chơi mỗi ngày. Bạn sẽ không thất vọng khi biết được quá trình một ly mì mà mình thường dùng được làm ra như thế nào. Đồng thời nếu dư giả thời gian, khách tham quan còn có cơ hội thử làm một ly mỳ "made by me" ở khu my cup noodle factory.
Địa chỉ: 2-3-4 Shinko, Naka-ku, Yokohama 231-0001, Nhật Bản.
Giá vé: 500 Yên (khoảng 105.000 đồng)
Mở cửa: 10h - 18h mỗi ngày
Shin-Yokohama Ramen museum (Nhật Bản)
Đây là bảo tàng về đồ ăn đầu tiên trên thế giới nhằm giới thiệu món mỳ ramen quốc hồn quốc túy của Nhật đến du khách quốc tế. Lịch sử món mỳ được kể chi tiết tại bảo tàng, qua những hình ảnh, mô hình mỳ, nước súp, đồ ăn kèm... Bên cạnh đó, Ramen Town ở tầng 2 khiến khách tham quan thích thú khi tái hiện lại khu phố Shitamachi - phố cổ ở Tokyo tại thời kỳ phát triển đỉnh cao của mỳ ramen. Tương tự như các bảo tàng đồ ăn khác, bạn có thể tự tạo tô mỳ hợp khẩu vị với mình ở đây.
Địa chỉ: 2-14-21 Shinyokohama, Kohoku-ku, Yokohama, Nhật Bản
Giá vé: 310 Yên (Khoảng 80.000 đồng)
Mở cửa: 11h - 22h mỗi ngày.
Theo VnE
Những tour du lịch Châu Á hấp dẫn nhất, không thể bỏ qua trong năm nay Lên núi, xuống biển hay trải nghiệm văn hóa, tất cả những điều bạn muốn đều có thể tìm thấy tại những tour du lịch này. Đông Timor là quốc gia tuyên bố độc lập đầu tiên trong thế kỷ 21 và du lịch là vẫn là nguồn thu chính của đất nước này. Tour du lịch "East Timor Adventure" của công ty...